Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả trong giờ chính tả Lớp Hai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả trong giờ chính tả Lớp Hai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_trong_gio_chinh_ta_l.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả trong giờ chính tả Lớp Hai
- Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Ngành: Giáo dục Tiểu học Họ và tên sinh viên: Dương Chí Toàn Ngày sinh: 23/3/1978 Mã sinh viên: 9016001186 Nơi sinh: Minh Diệu, Hoà Bình, Bạc Liêu Khóa học: 2014-2016 Người thực hiện: Dương Chí Toàn Trang 1
- Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học MỤC LỤC A. Phần mở đầu trang 3 1. Lý do chọn đề tài trang 3 2. Mục đích nghiên cứu trang 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu . trang 4 4. Đối tượng nghiên cứu .trang 5 5. Phạm vi nghiên cứu trang 5 6. Phương pháp thực hiện . trang 5 7. Giả thuyết khoa học trang 8 8. Cấu trúc của đề tài trang 8 B. Phần nội dung trang 10 Chương I: Cơ sở lý luận, thực tiễn . trang 10 I. Cơ sở lý luận trang 10 1. Cơ sở lý luận: trang 10 2. Cơ sở ngôn ngữ học: trang 11 3. Một số nguyên tắc dạy chính tả . trang 12 II. Cơ sở thực tiễn: . trang 13 1. Quan điểm của giáo viên về dạy phân . trang 14 2. Cách tiến hành dạy phân môn chính tả trang 14 3. Những phương pháp giáo viên thường sử dụng trang 14 4. Đánh giá kết quả giờ dạy trang 15 5. Kết luận trang 16 Chương II: Cơ sở nghiên cứu . trang 16 I. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trang 16 1. Công tác chuẩn bị của giáo viên . trang 16 2. Sử dụng phối hợp các phương pháp trang 16 II. Đề xuất, điều chỉnh nội dung . trang 17 Chương III: Thực nghiệm dạy học . trang 17 I. Mô tả giờ dạy trang 17 II. Giáo án thực nghiệm trang 19 III. Kết quả giờ dạy trang 21 C. Phần kết luận . trang 21 Người thực hiện: Dương Chí Toàn Trang 2
- Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học ĐỀ TÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIỜ CHÍNH TẢ LỚP HAI A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học là một môn nghệ thuật, dạy học còn là quá trình hết sức quan trọng. Đặc biệt bậc Tiểu học là một nền tảng hết sức quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản bền vững về trí thức hình thành những đường nét phát triển về nhân cách, giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn. Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn (hay bảy loại bài học) khác nhau Hoc vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, tập làm văn. Phân môn chính tả có vị trí đặc biệt trong dạy và học môn Tiếng Việt xét trên hai phương diên : Phần môn Chính tả giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng Chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực. Phân môn Chính tả là giai đoạn then chốt trong qua trình hình thành kĩ năng và tính thư hành. bỡi lẽ, chỉ có thể thực hành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua thực hành luyện tập. Do đó trong phân môn này, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Trên thực tế hiện nay việc dạy phân môn Chính tả trong trường tiểu học,giảo viên và học sinh có nhiều thuận lợi và gặp không ít khó khăn như sau: Thuận lợi : Giáo viên đọc nhiều loại sách tham khảo để phát triển kĩ năng đọc, viết đúng. Sau mỗi tiết Chính tả đều có bài tập nhằm giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và giảm đi các lỗi chính tả: d/gi, tr/ch, ng/ngh, s/x Từ đó, giúp giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh nghe - viết tốt hơn. Hiện nay đổi mới phương pháp dạy cũng dược áp dụng hầu hết các môn học trong đó có phân môn Chính tả giúp học sinh viết đúng và nhanh theo tốc độ quy định. Khó khăn: Sau những thuận lợi thì trong thực tế giảng dạy giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy cũng như học phân môn Chính tả: Người thực hiện: Dương Chí Toàn Trang 3
- Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học - Giáo viên: Do trình độ sư phạm và kiến thức còn hạn chế, nên dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của các quy tác chính tả, không cần mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết. Do đó, dẫn đến học sinh viết chính tả còn mắc nhiều lỗi. Giáo viên đọc mẫu chưa chuẩn xác, chưa đúng với chính âm. - Học sinh : Do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên sau giờ học, học sinh còn giúp đỡ cha mẹ nên việc xem lại bài ở nhà chưa có thời gian. Phần lớn học sinh là vùng sâu, việc tiếp xúc với môi trường sống ở mức độ hẹp. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả trong giờ dạy chính tả lớp Hai” là để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng Chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân môn Chính tả có vị trí quan trọng. Bởi vì, giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà ở Tiểu học, chính tả đươc bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng. Giống như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt , tính chất nổi bậc của phân môn Chính tả là tính thực hành . Bởi lẽ, chỉ có thể hình thành các kĩ năng , kĩ xão chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành,luyện tập. Do đó, trong phân môn này, các quy tắc chính tả , các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không đươc bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Nội dung, cấu trúc của bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học thể hiện rất rõ tính chất thưc hành nói trên. Phân môn chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả ; nói cách khác giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Người thực hiện: Dương Chí Toàn Trang 4
- Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học Ngoài ra , phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt. Để đạt được nhiệm vụ trên, đề tài giải quyết 3 nhiệm vụ sau : Chương I : Cơ sở lí luận thực tiễn. Chương II : Đề xuất và đều chỉnh nội dung phương pháp dạy học. Chương III : Thực nghiệm dạy học. 4. Đối tượng nghiên cứu: -“Nâng cao hiệu quả trong giờ dạy chính tả lớp Hai”. - Phân môn chính tả lớp 2 5. Phạm vi nghiên cứu: - Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 - Lớp 2B ở Trường tiểu học Minh Diệu A 6. Phương pháp thực hiện : Để đạt được mục đích nói trên, cần sư dụng một số phương pháp : - Điều tra thực trạng. - Nghiên cứu tài liệu. - Thiết kế bài giảng. - Dạy thực nghiệm. - Phương pháp thống kê. 6.1. Nghiên cứu lý thuyết: Vào lớp 1 học sinh bất đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập. Đó là một khó khăn đối với các em nên giáo viên cần nâng đỡ, khích lệ, thông cảm và luôn nhấn mạnh vào những thành công của trẻ. Đó là một cách làm việc kiên trì, tỉ mỉ. Giáo viên phải nắm đặc điểm của học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn của các em khi học viết chữ để có những dự phòng, bình tĩnh trước những lỗi lầm của các em trong học tập. Ví dụ: “có một chữ d chữ v mà cứ lẫn, chữ p với chữ q lại cứ mãi nhầm lẫn”. Tiếp xúc với việc đọc-viết, các em cũng tiếp xúc với một phong cách ngôn ngữ mới - phong cách ngôn ngữ viết. Phong cách này có những đặc điểm riêng, những yêu cầu riêng. Người thực hiện: Dương Chí Toàn Trang 5
- Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học Học sinh lần đầu tiên biết đến “chuẩn ngôn ngữ” không phải ai muốn nói thế nào cũng được mà phải phân biệt. Các em cần ý thức được rằng mọi người trong xã hội đã thỏa thuận quy ước nói thế này thì được mà nói thế khác thì không được. Ví dụ: Có thể nói “áo cụt tay” và viết “áo cụt tay” không thể nói “áo cụt cổ”. Học sinh cần biết cái gì là có thể, không có thể khi nói năng mà cần hiểu rằng có những lời nói là hay là đẹp. Lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tượng quan sát, phân tích, khái quát tìm hiểu của học sinh mang tính chất tự phát, nặng nề về kinh nghiệm, học sinh có ý thức quan sát ngôn ngữ của người khác, quan sát ngôn ngữ của chính mình để phát triển cảm ngữ và có ý thức điều chỉnh lời ăn tiếng nói của mình. 6.2. Phương pháp quan sát: Là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục. Nó giúp ta theo dõi hiện tượng nghiên cứu theo trình tự thời gian, phát hiện những biến đổi số lượng, chất lượng gây ra do tác động giáo dục. Nó giúp ta thấy được những vấn đề thời sự cấp bách đòi hỏi phải nghiên cứu, hoặc góp phần giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Ví dụ quan sát có mục đích quá trình dạy học, có biên bản giờ học và các trích đoạn của chúng, các câu trả lời của học sinh theo câu hỏi, các chuyện kể của các em (có thể ghi chép, ghi âm, chụp ảnh ) nghiên cứu các bài tập viết, bài chính tả, bài Tập làm văn của học sinh, phỏng vấn giáo viên và học sinh Theo mối quan hệ giữa đối tượng quan sát và người nghiên cứu thì có các dạng quan sát trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo. Theo dấu hiệu về thời gian thì có quan sát liên tục, gián đoạn. Quan sát gồm có mục đích, nội dung và tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Việc nghiên cứu phải bám sát thực tiễn dạy và học Tiếng Việt. Nó phải biết đánh giá một cách có lý luận tình hình dạy học tiếng Việt ở nhà trường, biết lý giải những sáng kiến, kinh nghiệm dạy học một cách khoa học. Mục đích của việc nghiên cứu những kinh nghiệm của giáo viên là để tìm kiếm, khái quát hóa, đánh giá và phổ biến những cái mới và có giá trị này, những kinh nghiệm được sinh ra trong lao động sáng tạo hàng ngày của tầng lớp giáo viên tiên tiến. Đồng thời việc nghiên cứu này còn có mục đích xác định trình độ của giáo viên và học sinh mà khoa học phương pháp cần phải lấy làm chỗ dựa. Người thực hiện: Dương Chí Toàn Trang 6
- Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học Nghiên cứu kinh ngiệm cần được lý luận soi sáng thì mới gạt bỏ được những yếu tố ngẫu nhiên, đi sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng, đạt được tới những kinh nghiệm có giá trị khoa học. Chỉ khi đó tổng kết kinh nghiệm mới thật sự là một phương pháp nghiên cứu khoa học. 6.3. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất hiện nay trong phương pháp dạy học tiếng Việt. Đó là việc tạo nên những tác động sư phạm, từ đó xác định và đánh giá kết quả của những tác động đó. Đặc trưng của thực nghiệm là quá trình dạy học sẽ diễn ra dưới sự điều khiển của người nghiên cứu. Người nghiên cứu tổ chức một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, tự giác thiết lập và thay đổi những điều kiện thực nghiệm khác cho phù hợp với ý đồ nghiên cứu của mình. Đặc trưng thứ hai làm cho thực nghiệm khác với phương pháp kinh nghiệm và quan sát là thực nghiệm tìm kiếm chân lý bằng con đường diễn dịch: đưa giả thuyết khoa học (dù chỉ mới ở những điểm chung nhất và giả thuyết này sẽ được phát triển và chính xác hơn trong quá trình thực nghiệm), sau đó tạo ra những điều kiện nhân tạo cho việc học tập của học sinh, những em này khác với những em khác ở chỗ là chúng là đối tượng của việc tiến hành thực nghiệm. Thực hiện được tiến hành trong một số lớp song song. Để so sánh, người ta lấy các lớp kiểm tra (hay còn gọi các lớp đối chứng), ở đó công việc phải được tiến hành một cách bình thường. Những tổ hợp khác nhau của các lớp thực nghiệm và kiểm tra sẽ được tiến hành như sau: thủ pháp cần kiểm chứng được vận dụng lần lượt theo thứ tự lúc thì ở trong lớp thực nghiệm, lúc thì ở lớp đối chứng. Nếu kết quả ứng dụng biện pháp cần kiểm chứng trên cả hai lần đều cao như nhau thì đó sẽ là sự bảo đảm cho tính hiệu quả của nó. Những nghiên cứu thực nghiệm được phân tích theo phạm vi, mục đích của nó : bắt đầu từ những thực nghiệm kiểm tra các thủ pháp giảng dạy đơn lẻ, cuối cùng là thực nghiệm kiểm tra cả một chương trình mới, bắt đầu có thể chỉ một trường rồi một huyện, một tỉnh và cuối cùng là những đo nghiệm đại diện trên phạm vi toàn quốc. Theo nhiệm vụ của mình, thực nghiệm được phân ra thành thực nghiệm để làm rõ tính vừa sức của phương pháp, nội dung dạy học nào đó và thực nghiệm để làm rõ tính vừa sức của nội dung,phương pháp, được đề xuất. Người thực hiện: Dương Chí Toàn Trang 7