Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh trường Tiểu học Hải Bình

doc 17 trang sangkien 05/09/2022 5540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh trường Tiểu học Hải Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_doi_voi_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh trường Tiểu học Hải Bình

  1. a. Đặt vấn đề I.Mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. Để xây dựng Đất nước Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội thì nhân tố “người” là vô cùng quan trọng. Nó tạo nên động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố có vị trí trung tâm có tác dụng quyết định đối với toàn bộ hệ thống khác tạo nên đà phát triển chung. Hiện nay, với nhịp độ phát triển của cuộc sống mới, bên cạnh sự phát triển nhiều mặt của xã hội, nhiều hiện tượng xã hội nảy sinh, đặc biệt là trẻ em thuộc lứa tuổi vị thành niên phạm pháp khá nhiều . Đây là vấn đề có tính chất thời sự cấp bách đặt ra cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục ở trường tiểu học Hải Hà đã có nhiều khởi sắc mới. Số học sinh tăng lên cả số lượng và chất lượng, số học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần. Song chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học chưa khả quan, số học sinh thích đi học chưa đều, kết quả học tập chưa cao, nhiều trẻ em có những hành vi, thái độ không đúng đắn. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do gia đình và các em. Ai cũng nhận thấy rằng: Con cái thành đạt là hạnh phúc của cha mẹ. Song rất nhiều người lại không biết mình phải làm gì, làm như thế nào, thậm chí có nhiều người biết nhưng cố tình làm ngơ và cuối cùng làm cho con cái họ rơi vào những hậu quả khôn lường. Vì vậy, tôi muốn tìm hiểu những nguyên nhân gia đình dẫn đến học sinh chậm tiến, từ đó đề xuất một số ý kiến khắc phục tình trạng đó, hi vọng phần nào nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh trường tiểu học Hải Bình nơi tôi công tác. 1
  2. 2.Cơ sở lý luận của đề tài: 2.1 Khái niệm về học sinh chậm tiến. Muôn đời nay người ta thường tiếp xúc với trẻ em nhưng mãi thế kỷ XX tâm lý học mới phát hiện ra “Trẻ em”. Đến những năm 20 của thế kỷ này, tâm lý học lần đầu tiên lấy trẻ em bình thường làm đối tượng nghiên cứu. Và sau 40 năm của bước ngoặt này, tâm lý học sư phạm bắt đầu lấy trẻ em đang học ở trường phổ thông làm đối tượng nghiên cứu theo cung cách trong “phòng thí nghiệm”. Gần đây các nhà tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu về học sinh tiểu học, đặc biệt là những học sinh chưa ngoan, những học sinh không vâng lời, học sinh chậm tiến. Tuy nhiên, khái niệm học sinh chậm tiến là khái niệm đang được tranh luận, thậm chí còn là cuộc đấu tranh vì quyền lợi xã hội khác nhau. Theo chúng tôi, học sinh chậm tiến đều có những biểu hiện đáng chú ý là: Chất lượng học tập kém hoặc giảm sút, thái độ tu dưỡng rèn luyện bản thân ý thức tổ chức kỷ luật kém, kèm theo những hành vi, hành động vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội. 2.2 Một số đặc điểm của học sinh chậm tiến Ngoài đặc điểm tâm lý, nhân cách chung của bậc tiểu học, học sinh chậm tiến có một số đặc điểm khác biệt. Đây là những học sinh có sự phát triển không đầy đủ về mặt trí tuệ, bơỉ vậy qúa trình nhận thức của các em ở mức độ thấp hơn các trẻ em phát triển bình thường .Các em chỉ tri giác được những hình ảnh đơn giản nhất, có khả năng ghi nhớ ở chừng mực thấp. Các học sinh chậm tiến hầu như không có lòng tin tuyệt đối với thầy cô, người lớn. Các em mặc cảm cho rằng mình kém cỏi không được quan tâm , tính hồn nhiên bị giảm sút. Khả năng đánh giá và tự đánh giá mang nặng bản chất cảm tính, đánh giá một cách hời hợt thiếu tự tin. 2
  3. Nếu như đặc trưng cơ bản trong đời sống tình cảm của trẻ là dễ xúc động thì ở trẻ chậm tiến cũng vậy, tình cảm của các em mang tính cụ thể, trực quan và giàu cảm xúc. ở giai đoạn cao của sự khó giáo dục xuất hiện chiều hướng phát triển tiêu cực . Do đó, các em cự tuyệt với những phẩm chất tốt. Còn những thiếu sót và những khuyết điểm thì lại thoả mãn một cách đầy đủ hơn và tiếp tục phát triển những khuyết điểm lệch lạc đó. Nhưng trong các em vẫn có những nét tích cực tiềm ẩn mà các nhà giáo dục, cha mẹ học sinh phải có trách nhiệm khơi dậy, kích thích nó lên. Đúng như Ma-ka-ren-cô đã nói: “Không có những đứa trẻ không thể sửa chữa được mà chỉ có sự giáo dục tổ chức không đúng đắn, những thầy giáo thờ ơ, những bậc cha mẹ vô trách nhiệm”. II.Thực trạng 1.Thực trạng học sinh chậm tiến 1.2 Tình hình chung về học sinh chậm tiến ở trường tiểu học Hải Bình Đối với địa bàn xã Hải Bình nói chung và trường tiểu học nói riêng thì học sinh chậm tiếnlà mối quan tâm của giáo viên nhà trường và xã hội. Hầu hết các em học sinh này đều không được sự quan tâm của gia đình, bố mẹ lo làm ăn không chú ý đến con cái của họ phó mặc việc học của con cho nhà trường, bên cạnh đó tệ nạn xã hội ngày một gia tăng Để biết tình hình chung học sinh chậm tiến ở Hải Bình tôi đã điều tra qua 20 em ở lớp 5 và thu được kết quả như sau: Bảng 1: Tình hình chung về học sinh chậm tiến . HS Xếp loại Chậm tiến từ lớp chậm Nam Nữ Văn hoá Đạo đức tiến TB Yếu Khá CCG 1;2 3 4 20 14 6 6 14 9 11 14 4 2 3
  4. 100% 70 30 30 70 45 55 70 20 10 Kết quả thu được cho thấy: Trong số 20 em được tìm hiểu thì tỷ lệ xếp loại văn hoá thuộc diện yếu lên tới 70%, đạo đức cần cố gắng là 50%. Đa số các em học sinh có đạo đức kém thì văn hóa không cao và những em xếp loại văn hoá thấp thì đạo đức vào diện khá hoặc cần cố gắng. Vì sao lại như vậy? Thắc mắc của tôi đã được một số giáo viên giải đáp như sau: Sự thiếu quan tâm, chăm sóc của gia đình đối với con cái dẫn đến kết quả học tập thấp, kéo theo đó là sự phát triển không tốt về đạo đức. Nhận thức của các em thấp, không có khả năng tự ý thức được mình. Bởi vậy, hậu quả trên xảy ra là một điều tất yếu. 1.3 Những biểu hiện của học sinh chậm tiến và mức độ biêủ hiện. Những học sinh chậm tiến từ trước đến nay vẫn làm đau đầu các nhà giáo dục. Các em thuộc diện này có những biểu hiện gì? mức độ biểu hiện ra sao? Từ thực tế điều tra thông qua việc quan sát, tôi đã thu được kết quả sau: Bảng 2: Những biểu hiện của học sinh chậm tiến tại trường . Mức độ biểu hiện Thường Đôi khi Không STT xuyên Những biểu hiện SL TL SL TL SL TL 1 Đi học muộn 8 40% 8 40% 4 20% 2 Bỏ học vô lý do 5 25% 3 15% 12 60% 3 Học bài làm bài ở nhà 0 0 8 40% 12 60% 4 Làm bài trên lớp 4 20% 13 65% 3 15% 5 Nói tự do trong lớp 5 25% 13 65% 2 10% 6 Chán học 5 25% 5 25% 10 50% 7 Nghe lời thầy cô 4 20% 10 50% 6 30% 8 Lấy cắp của ban 0 0 5 25% 15 75% 9 Đánh nhau 4 20% 4 20% 12 60% 4
  5. 10 Hút thuốc lá ăn quà vặt 8 40% 2 10% 10 50% 11 Có hành vi vô lễ với giáo viên 4 20% 10 50% 6 30% và người lớn 12 Xây dựng bài 0 0 8 40% 12 60% Kết quả điều tra qua bảng số liệu điều tra cho thấy: Học sinh chậm tiến có rất nhiều biểu hiện và mức độ biểu hiện cũng khác nhau. Đặc biệt trong số 20 học sinh thì có 50% có biểu hiện chán học và 50% học sinh yêu thích công việc học của mình, Việc không có hứng thú học tập của các học sinh này thể hiện ở chỗ: Các em không thích đến trường bởi đến trường các em phải học bài, làm bài tập. Vì vậy hiện tượng bỏ học thường xuyên lên tới 25%. Qua tìm hiểu tôi thấy hầu hết phụ huynh học sinh ít quan tâm, thậm chí không quan tâm đến việc học của con em mình. Có em học sinh bỏ học tơí vài buổi mà gia đình vẫn không hay biết chỉ khi giáo viên gửi giấy thông bào về gia đình thì họ mới biết con em mình đã bỏ học. 1.4 Một số nguyên nhân từ gia đình dẫn đến học sinh chậm tiến. Bằng các phiếu điều tra, phiêú phỏng vấn và qua tìm hiểu điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh cho thấy .Học sinh chậm tiến đều xuất phát từ những gia đình với những nguyên nhân cụ thể. Có tới 75% gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Phải chăng đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc các em hay bỏ học vô lý do? Thắc mắc của tôi được một số giáo viên chủ nhiệm của các em cho biết: Do điều kiện kinh tế gia đình eo hẹp nên các em thường bỏ học vô lý do ở nhà ra biển bắt ốc, làm muối, đãi ngao để bán kiếm tiền giúp mẹ. Nhưng nguyên nhân đặc biệt quan trọng là do sự thiếu quan tâm đến việc học tập của con cái của 75% gia đình, do sự thiếu kết hợp giáo dục với nhà trường của 65% gia đình Các bậc phụ huynh hầu như phó mặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường, nhiều gia đình vẫn giữ quan niệm cũ: 5
  6. Đến trường học hành cũng chẳng làm gì, con một người dân cày thường vẫn là dân cày và con một người thợ mà thôi. Và điều đó đã gây ra nhiều hạn chế trong việc giáo dục con em mình. Việc giáo dục các em đâu phải do nhà trường mà còn có sự kết hợp hài hoà với các môi trường giáo dục khác. Ma - ka - ren - cô đã phát biểu trong bài viết của mình: “ Các vị cha mẹ nào nghĩ rằng chỉ có nhà trường và xã hội chịu trách nhiệm giáo dục văn hoá thật sự, còn gia đình hoàn toàn không làm gì được trong lĩnh vực này là rất sai lầm” 2. Kết quả của thực trạng học sinh chậm tiến. 2.1. Đối với nhà trường: Thực trạng học sinh chậm tiến ở trường tiểu học Hải Bình vẫn còn mà nguyên nhân chủ yếu là gia đình. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng, sự nghiệp giáo dục Tĩnh Gia nói chung. Tồn tại những học sinh chậm tiến sẽ đồng nghĩa với việc chưa hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. 2.2. Đối với xã hội: Chúng ta đã biết học sinh chậm tiến là những học sinh phát triển lệch lạc cả về văn hoá lẫn đạo đức . Một “con người” như vậy liệu có phù hợp với nền kinh tế đang phát triển hiện nay không?. Chắc chắn việc xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hoá sẽ ảnh hưởng rất nhiều. 2.3 Đối với bản thân học sinh: Việc thiếu hụt tri thức sẽ dẫn tới lạc hậu, không đáp ứng với thời đại hiện nay. Các em đã không được tiếp cận với kiến thức cần thiết của con người mới, sẽ sớm tụt hậu so với thời cuộc. Từ đó sẽ gây ra chán nản bi quan. Khi thực sự chán nản bi quan hình thành ở trẻ thì sự phát triển lệch lạc là một điều tất yếu. Các em sẽ có những hành vi, cử chỉ không phù hợp với 6
  7. đạo đức xã hội. Từ đó rất dễ trở thành trẻ em hư hỏng, phạm pháp nghiêm trọng hơn là sớm bị xã hội ruồng bỏ và đào thải. B giải quyết vấn đề. I.Các giải pháp thực hiện. Qua việc nghiên cứu thực trạng học sinh chậm tiến ở trường tiểu học Hải Bình và các nguyên nhân gia đình dẫn đến tình trạng trên, để sự nghiệp giáo dục của nhà trường đạt kết qủa cao hơn, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: 1.Về phía nhà trường. - Môi trường sư phạm, văn hoá nhà trường có ảnh hưởng đến xúc cảm, tình cảm yêu mến trường lớp của học sinh. Bởi vậy, trường lớp có không khí sạch đẹp, chan hoà, đoàn kết là một trong những điều kiện giúp trẻ gắn bó với trường lớp nhiều hơn. Bằng nhiều con đường, quán triệt trách nhiệm của gia đình để nhân dân địa phương nhận thức đầy đủ vấn đề này từ đó mà tự giác tham gia vào quá trình giáo dục con em họ. Nhà trường có trách nhiệm động viên các bậc phụ huynh hiểu được mục tiêu cấp học, chia sẻ trách nhiệm với nhà trường, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng những kiến thức tâm lý giáo dục và kỹ năng sư phạm để các bậc phụ huynh giáo dục con em mình có hiệu quả hơn. 2. Về phía giáo viên. Trẻ tiểu học tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên. Vì vậy giáo viên bậc tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng trong qúa trình giáo dục trẻ, “vừa là cô vừa là mẹ”. Mặt khác, đi học là bứơc ngoặt trong đời sống tâm lý trẻ. Trong giao tiếp, dạy dỗ ngay từ khi trẻ bước vào những bài học đầu tiên, giáo viên cần quy định những yêu cầu đòi hỏi học sinh về nề nếp, nhiệm vụ học tập, phương pháp học tập. Bên cạnh đó giáo viên phải hiểu trẻ, động viên, khuyến khích các em kịp thời, tránh trừng phạt và trách mắng trẻ hoặc thành kiến đối với trẻ. 7