Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc Lớp 3

doc 28 trang sangkien 31/08/2022 8360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_tap_doc_lop_3.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc Lớp 3

  1. Kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc Lớp 3". Phần một : Mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người . Với cộng đồng đó là công cụ giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em , tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. K.A.U.Sim-x ki chỉ rõ : " Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại , thế giới xung quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này.'' Tiếng mẹ đẻ và toán học là những môn học công cụ quan trọng ở trường Tiểu học. Khi trở thành môn học, tiếng mẹ đẻ có tính chất hai mặt : nó vừa là đối tượng học tập của học sinh, vừa tạo cho các em công cụ để học các môn khác, là công cụ để tư duy giao tiếp. Kinh nghiệm dạy Tiếng Việt cho thấy: cần chú trọng dạy cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết . Phân môn Tập đọc coi trọng và rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Trong chương trình tiểu học, phân môn Tập đọc có vai trò hết sức quan trọng vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kỹ năng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông . Những kinh nghiệm của đời sống , những thành tựu văn hoá , khoa học , những tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và kể cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết .Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người , không thể sống một cuộc sống bình thường , có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc , con người đã có khả năng tiếp nhận lên nhiều lần , từ đây họ tìm hiểu , đánh giá cuộc sống , nhận thức các mối quan hệ tự nhiên , xã hội tư duy . Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ 5
  2. .giao tiếp được thế giới bên trong của người khác , thông hiểu tư tưởng tình cảm của người khác . Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương , con người không chỉ được tỉnh về mắt nhận thức , mà còn rung động về mặt tình cảm , nảy nở những ước mơ tốt đẹp , được khơi dậy năng lực hành động , sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn . Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho mình , không thể hình thành nhân cách toàn diện . Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin . Đọc chính là học , học nữa ,học mãi , đọc để tự học , học cả đời . Vì vậy dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. Tập đọc là phân môn thực hành . Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh . Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc : đọc đúng , đọc nhanh ( đọc lưu loát trôi chảy) , đọc có ý thức ( thông hiểu nội dung những điều mình học hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay ( mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm ). Ngoài ra dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách , hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách , làm giàu kiến thức về ngôn ngữ , đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. 2. Cơ cở thực tiễn. Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học đã được các thầy giáo cô giáo hết sức quan tâm nên phần nào nâng cao chất lượng giáo dục .Việc thực hiện chương trình lớp 3 mới đòi hỏi các thầy cô giáo cần mạnh dạn hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Khi dạy phân môn Tập đọc lớp 3 , GV còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức dạy học cũng như cách hướng dẫn cho học sinh học tập từng bước lên lớp như : khai thác triệt để đồ dùng dạy học như thế nào , khai thác kênh hình trong SGK , sử dụng phiếu bài tập , thiết kế trò chơi học tập giúp học sinh luyện đọc còn nhiều 6
  3. lúng túng . Làm thế nào để thay đổi hình thức tổ chức học tập tạo tâm thế tốt cho học sinh khi tham gia học tập luôn là nỗi trăn trở của giáo viên trực tiếp giảng dạy . Trong năm học 2007 -2008 và năm học 2008-2009 tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3 . Qua quá trình giảng dạy , tôi thấy ở lớp 3 chương trình hiện nay có 93 bài, gồm có các loại, khoa học hành chính, báo chí, khoa học thường thức. Trong phạm vi nghiên cứu có hạn , tôi không có tham vọng nghiên cứu sâu quy trình tất cả các tiết tập đọc các loại văn bản khác nhau mà chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình dạy tiết tập đọc loại văn bản văn học. Với mong muốn làm cho tiết học nhẹ nhàng hơn , hiệu quả hơn , tôi đã tập trung nghiên cứu về vấn đề “Nâng cao chất lượng dạy tập đọc Lớp 3". II.Mục đích nghiên cứu . Nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung cấu trúc giáo trình tập đọc lớp 3. Nghiên cứu tìm hiểu sách hướng dẫn dành cho giáo viên . Nghiên cứu tạp san giáo dục tìm hiểu quy trình đổi mới của tiết tập đọc. Nghiên cứu trò chơi học tập . Nghiên cứu một số phiếu bài tập giúp học sinh đọc. Nghiên cứu cách sử dụng kênh hình trong SGK. Nghiên cứu về việc giải nghĩa từ trong tiết tập đọc. III.Nhiệm vụ nghiên cứu. Tìm hiểu dạy và học tập đọc lớp 3 của thầy và trò trường tiểu học. Nghiên cứu áp dụng cách sử dụng kênh hình , cách giải nghỉa từ , cách thiết kế phiếu bài tập và một số trò chơi học tập được sử dụng trong tiết học tập đọc lớp 3 . Rút ra kinh nghiệm và phương pháp thực hiện khi dạy tập đọc lớp 3. 7
  4. IV.Các phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp nghiên cứu tài liệu. -Phương pháp quan sát sư phạm. -Phương pháp điều tra giáo dục. -Phương pháp thực nghiệm sư phạm. -Phương pháp tổng kết sư phạm. V. Đối tượng nghiên cưú. Nghiên cứu cách sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa. Nghiên cứu cách giải nghĩa từ trong tiết tập đọc. Nghiên cứu thiết kế phiếu bài tập. Nghiên cứu trò chơi học tập. Học sinh lớp 3 trường Tiểu học VI.Thời gian nghiên cứu : Năm học 2007-2008,và năm học 2008-2009 Phần thứ hai Nội dung. I: Nội dung chương trình Tập đọc lớp 3. Chương trình tập đọc lớp 3 hiện nay tiến hành trong 35 tuần (gồm 93 bài tập đọc với 124 tiết ).Gồm các nội dung sau: 8
  5. - Có 60 văn bản tập đọc là văn bản văn học , gồm 45 bài văn xuôi và 15 bài thơ , trong đó có một số văn bản văn học nước ngoài .Trung bình , trong mỗi chủ điểm (2 tuần), học sinh được học một truyện vui (học kì I) hoặc truyện ngụ ngôn ( học kì II ). Những câu chuyện này vừa là giải trí vừa có tác dụng rèn luyện tư duy và phong cách sống vui tươi , lạc quan cho các em . -Các văn bản khác có 33 bài ( không có văn bản dịch của nước ngoài ) bao gồm văn bản khoa học , báo chí , hành chính ( tự thuật , thời khoá biểu , thời gian biểu , mục lục sách ). Thông qua những văn bản này , SGK cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết trong cuộc sống , bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học và hành , giữa nhà trường và xã hội . Có 31 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 62 bài dạy trong 1 tiết . Những bài dạy trong 2 tiết đều Tập đọc-kể chuyện , đóng vai trò chính trong mỗi chủ điểm .Sau khi học các bài tập đọc này , học sinh còn có một tiết để kể lại nội dung truyện hoặc tập phân vai , dựng lại câu chuyện theo kiểu hoạt cảnh (tiết kể chuyện ), và viết chính tả một đoạn trích hay đoạn tóm tắt nội dung truyện (tiết Chính tả ) . Sách giáo viên chủ yếu nêu quy trình chung cho từng bài cho một giờ lên lớp mà chưa thiết kế cụ thể cho từng phần , đặc biệt chưa chú trọng đến các hình thức tổ chức dạy học cũng như cách giải nghĩa từ, khai thác tranh trong SGK . II. thực trạng việc dạy và học tập đọc lớp 3 ở trường tiểu học Qua dự giờ thăm lớp tôi thấy các đồng chí đều đã có cố gắng nhiều trong việc thực hiện chương trình đổi mới .Các giờ dạy thực hiện theo các bước như đã thống nhất trong chương trình học . Tuy nhiên giáo viên còn chưa linh hoạt trong giảng dạy , còn phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn trong khi sách hướng dẫn thiếu cụ thể ở một số phần , chưa phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình . Nhiều hình thức đọc lặp lại tạo tâm thế không tốt cho học sinh khi tham gia học tập . Phần 9
  6. lớn giáo viên sử dụng phương pháp hỏi đáp giúp học sinh tìm hiểu bài chưa kết hợp với phiếu bài tập để kiểm tra đọc hiểu của cả lớp . Phần giải nghĩa từ chưa thực sự linh hoạt nhiều khi chỉ dừng lại ở đọc chú giải trong SGK hay giải nghĩa bằng những lời lẽ khó hiểu , dài dòng . Phần mở bài , GV thường giới thiệu bằng lời để giúp học sinh biết bài học hôm nay là gì .Tuy nhiên học sinh chưa tự mình nhập cuộc bài học . Phần hướng dẫn đọc , nhiều khi còn hình thức nên chưa giúp học sinh tự tìm ra cách đọc , vì thế dẫn đến học sinh đọc chưa hay , chưa diễn cảm . Chưa chú trọng đến trò chơi học tập nên tiết học diễn ra thiếu thoải mái , học sinh tiếp thu bài còn mệt mỏi , căng thẳng. Mặt khác giáo viên chưa chú ý đến các đối tượng học sinh, hoặc chưa phân loại hs theo đối tượng để có phương pháp dạy học phù hợp. Một tiết học được coi là hiệu quả nếu như tiết học ấy thầy tổ chức cho học sinh một loạt các hoạt động tích cực giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới trong quá trình học tập của học sinh , HS thoải mái tự tin hơn trong học tập. Muốn vậy giáo viên cần tìm ra những hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp đổi mới . Dạy học là một nghệ thuật mà trong đó người giáo viên sử dụng phương pháp dạy học để trò của mình hiểu bài . Có khả năng vận dụng kiến thức để thực hành luyện tập và sử dụng nó trong giao tiếp hằng ngày và trong thực tế đời sống . Phiếu học tập , trò chơi học tập là một phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp học tập đọc ở tiểu học ,nhằm phát huy tính độc lập , sáng tạo của học sinh .Với ý nghĩa đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt quy trình của tiết tập đọc lớp 3. Iii : QUY trình của một tiết tập đọc hiện nay. 1.Kiểm tra bài cũ Học sinh đọc bài tập đọc hoặc đọc thuộc lòng bài đã học ở tiết trước . GV nhận xét và có thể hỏi thêm về nội dung đoạn , bài đã học để củng cố kỹ năng đọc, hiểu . 10
  7. 2. Dạy bài mới 2.1.Giới thiệu bài 2.2 .Luyện đọc *GV đọc mẫu toàn bài *Luyện đọc từ,tiếng khó,đọc câu khó.(kết hợp tìm hiểu nghĩa từ ngữ) - Đọc từng câu(kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ) - Đọc từng đoạn trước lớp ( kết hợp luyện đọc đúng câu và tìm hiểu nghĩa từ) - Đọc theo nhóm hoặc theo cặp. - Đọc đồng thanh. 2.3.Hướng dẫn tìm hiểu bài. GV hướng dẫn HS đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi trong SGK(có thể dẫn dắt gợi mở, điều chỉnh cho sát với đối tượng học sinh cụ thể). 2.4.Luyện đọc lại/học thuộc lòng(theo yêu cầu bài dạy ). Luyện đọc lại được thực hiện sau khi HS đã nắm được nội dung bài đọc .Hình thức tổ chức luyện đọc lại là thi đọc( giữa các cá nhân) . Yêu cầu chính của khâu này là luyện cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Riêng với một số lớp HS có rình độ khá, GV có thể giúp HS bước đầu có ý thức đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể như sau: - Thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật. - Thể hiện được tình cảm của người viết. Khâu luyện đọc lại được thực hiện theo các bước sau: - GV đọc mẫu - GV lưu ý HS về giọng điệu của từng nhân vật hoặc của toàn bộ đoạn văn, bài văn. 11