Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học Lớp 6 bằng dụng cụ trực quan

doc 18 trang sangkien 7140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học Lớp 6 bằng dụng cụ trực quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_tin_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học Lớp 6 bằng dụng cụ trực quan

  1. MỤC LỤC Trang A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát 4 B. Phần nội dung 5 1. Cơ sở lí luận 5 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu6 3. Giải pháp. 8 3.1. Trực quan hoá thông tin dạy học.8 3.2. Tạo những tác nhân kích thích trực quan thông qua biểu trưng ngôn ngữ, biểu trưng đồ hoạ, biểu trưng tranh ảnh9 3.3. Xây dựng các kĩ năng, thực hành 14 3.4. Giải trí thư giãn 15 C. Phần kết luận 15 1. Kết quả 15 2. Bài học kinh nghiệm 17 3. Kiến nghị, đề xuất 17 D. Phụ lục 18
  2. QUI ƯỚC VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở TH: Tiểu học CNTT: Công nghệ thông tin SGK: Sách giáo khoa GV: Giáo viên HS: Học sinh PM: Phần mềm 2
  3. a. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Thực hiện Nghị quyết 40/2000/NQ-QH của Quốc hội và chỉ thị số 14/2001 CTTTg của thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đến nay việc đổi mới giáo dục phổ thông đã trở thành nền nếp sâu rộng từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp dạy học, đặc biệt là chú trọng đến đối tượng dạy học. Phần lớn giáo viên đứng lớp đã thích nghi với chương trình, phương pháp mới nhất là sử dụng, khai thác triệt để tác dụng thiết bị thực hành, của trang thiết bị, phương tiện dạy học nh­ bảng phụ, tranh ảnh, thiết bị thí nghiệm - thực hành, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, Xuất phát từ cuộc vận động ứng dụng đẩy mạnh công nghệ thông tin vào dạy học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và ban lãnh đạo nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt là bộ môn Tin học nói chung và bộ môn tin học lớp 6 nói riêng việc sử dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết. Do hạn chế về nhiều mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ giáo viên mà đôi khi phương pháp dạy học đã không tận dụng hết những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, để truyền tải nhiều thông tin cho người học một cách trực quan nên chất lượng dạy và học có mặt hạn chế. Sự thành công của một tiết dạy ngoài phương pháp dạy của giáo viên và cách học của học sinh, còn cần sự có mặt của đồ dùng dạy học. Chính vì cậy mà bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp và ứng dụng. Trong qóa trình tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng đó bản thân tôi đã tìm ra một số giải pháp hữu ích góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Tin học lớp 6. Bằng những kinh nghiệm đúc rút ra sau những năm công tác giảng dạy ở trường phổ thông tôi đã mạnh dạn viết đề tài ''nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học lớp 6 bằng dụng cụ trực quan''. Sau đây tôi xin trình bày một số giải pháp về việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan với sự giúp đỡ của đồ dùng dạy học trực quan, đồ dùng dạy học ở đây là máy chiếu (Projecter), là tranh ảnh, là biểu tượng mà bản thân tôi đã tìm ra và áp dụng thành công tại đơn vị trường THCS Đông Hương – T.P Thanh hóa. 3
  4. 2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát: a. Đối tượng nghiên cứu. - Môn Tin học lớp 6. - Học sinh khối 6 trường THCS Đông Hương – T.P Thanh hóa. b. Phương pháp: - Tổng hợp điều tra về mức độ học sinh thích học, mức độ học sinh hiểu bài trong các giờ học có sử dụng dụng cụ trực quan - Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới). - Sử dụng bảng biểu đối chiếu. - Kiểm tra chất lượng sau giờ học. - Tận dụng tối đa các buổi học thực hành để các em được làm quen và luyện tập thật tốt các bài học lý thuyết. - Hiện nay việc sử dụng các dụng cụ trực quan giúp cho giáo viên xây dựng tư liệu tương đối phong phú. Việc khai thác tư liệu có thể từ nhiều nguồn như: Khai thác thông tin tranh ảnh từ mạng Internet, từ sách báo tài liệu, tạp chí, băng hình, phim, các phần mềm, - Khuyến khích động viên giáo viên tích cực sử dụng các dụng cụ trực quan và vận dụng vào giảng dạy - Trao đổi, chia sẻ, rút kinh nghiệm Do nhiều yếu tố nên phạm vi nghiên cứu và thực hiện là với môn Tin học tại 3 lớp 6A, 6B và 6C của trường THCS Đông Hương trong năm học 2014 - 2015. 4
  5. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học và chúng ta có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới hướng tới nền kinh tế tri thức. Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là thời đại thông tin. Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng đã tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin học vào nhà trường nói chung và THCS nói riêng là một việc làm cần thiết để các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến. Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với học sinh lớp 6 khi học bộ môn Tin học này không thể làm trái với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính. “Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả biến đổi thông tin. Là khoa học dựa trên máy tính điện tử nghiên cứu cấu trúc, các tính chất chung của thông tin, các quy luật và phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin một cách tự động chính xác qua công cụ là máy tính điện tử”. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kỹ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay. Để giảng dạy tốt bộ môn Tin học có chất lượng, đạt kết cao thì người thầy giáo ngoài tin thông về bộ môn Tin học, cần nắm chắc phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học mà từ các hình ảnh, 5
  6. hoạt động trực quan đến tư duy trừu tượng hay còn gọi trực quan hoá thông tin thông qua các công cụ trực quan. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính nhưng khi soạn giáo án, giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện trên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng tranh luận sôi nổi của học sinh. Để làm được điều này thì đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Khó khăn lớn nhất hiện nay ở các trường học khi áp dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy vẫn là trang thiết bị nghe nhìn, phương tiện dạy học còn nhiều thiếu thốn và bất cập. Trường THCS Đông Hương tuy đã có được sự quan tâm hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo và phụ huynh học sinh nhưng đến nay vẫn chưa có phòng học bộ môn, phòng máy vi tính đã có số lượng tương đối đầy đủ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu do sĩ số đông (30-35 HS/lớp). Để áp dụng phương pháp này vào dạy Tin học thì đòi hỏi phải có đèn chiếu (máy chiếu qua đầu - Over head) hay đèn chiếu (Projecter), máy vi tính đó là chưa kể đến việc nếu áp dụng đồng loạt thì mỗi lớp cũng đều phải được trang bị. Tin học là một môn học đã được đưa vào giảng dạy tại trường THCS Đông Hương từ năm 2007 đến nay cũng đã là trường đầu tiên trên địa bàn T.P Thanh Hóa nhưng so với các nơi khác cũng có thể nói là đang còn chậm, đặc biệt là các em lớp 6 cũng đã tiếp xúc với bộ môn này từ TH mặc dù các em rất thích máy tính nhưng là để chơi các trò chơi trên máy chứ chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn nên chất lượng học tập còn hạn chế. Đây là bộ môn đặc trưng muốn đạt chất lượng cao đòi hỏi các em phải tiếp xúc với máy tính nhiều nhưng thời lượng mỗi tuần chỉ có 2 tiết trên lớp thì các em chưa thể thực hành hết các kiến thức đã học mà nếu có thực hành hết thì sẽ chóng quên. Một thực tế khác là ý thức học tập của 6
  7. một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu. Qua điều tra những tiết học đầu tiên về cả lý thuyết và thực hành tôi tiến hành tổng hợp và đã thu được kết quả nh­ sau: Tổng Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % 6A 32 7 21.88 12 37.50 11 34.38 2 6.25 0 0 6B 30 5 16.67 13 43.33 10 33.33 2 6.67 0 0 6C 33 7 21.21 10 30.30 14 42.42 2 6.06 0 0 Cộng 95 19 20.00 35 36.84 35 36.84 6 6.32 0 0 * Về kĩ năng thực hành: Thực hành Tổng Tự thao tác sau khi có Thao tác cần có hướng Lớp Chưa biết thao tác số hướng dẫn dẫn thường xuyên SL % SL % SL % 6A 32 7 21.88 20 62.50 5 15.63 6B 30 3 10.00 20 66.67 7 23.33 6C 33 9 27.27 19 57.58 5 15.15 Cộng 95 19 20.00 59 62.11 17 17.89 Qua kết quả trên thì đa phần các em nắm kiến thức lý thuyết còn yếu, các em hay quên và chưa vận dụng vào thực hành được nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên. Từ thực tế trên và bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn Tin học luôn suy nghĩa phải đưa ra những giải pháp như thế nào để các em nắm lý thuyết chắc hơn nhớ lâu hơn và vận dụng vào thực hành tốt hơn. Sau một thời gian suy nghĩ tiến hành thực nghiệm tôi đã thu được những kết quả rất tốt sau đây tôi xin đề ra một số giải pháp sử dụng các dụng cơ trực quan trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tin học lớp 6 7