Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Toán
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_giup_hoc_sinh_yeu_ke.docx
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn Toán
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán MỤC LỤC Trang 1. Tóm tắt . 2 2. Giới thiệu 4 3. Các giải pháp 5 4. Phương pháp 15 Khách thể nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Quy trình nghiên cứu Đo lường và thu thập dữ liệu 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 17 5. Kết luận và khuyến nghị 17 6. Tài liệu tham khảo 21 7. Phụ lục 22 1
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán Năm học 2013 – 2014 này qua thi khảo sát chất lượng đầu năm, tôi thấy điểm kiểm tra Toán của các em rất thấp. Từ đó, để nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, tôi tự đạt ra cho mình nhiệm vụ “Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán”. Giúp đỡ học sinh yếu, kém học tốt hơn là công việc của mỗi giáo viên trong mỗi nhà trường. Vấn đề chính ở đây là phải tìm ra biện pháp để lấp “lỗ hổng” kiến thức của các em. Tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trước những khó khăn chán nản của học sinh khi học môn toán. Với sự trao đổi, góp ý của đồng nghiệp, tôi đã thử nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 6 ở trường tôi về phương pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém học tốt môn toán và thực tế đem lại kết quả khả quan. Sự tiến bộ rõ rệt của học sinh là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành chuyên đề này. 1. Mục đích nghiên cứu - Tìm phương pháp để trong quỹ thời gian cho phép hoàn thành được một hệ thống chương trình qui định, nhằm lấp đầy các chỗ hổng kiến thức và từng bước nâng cao thêm về mặt kỹ năng trong việc giải các bài tập Toán cho học sinh. - Phát huy, khơi dậy khả năng sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, đồng thời thu hút, lôi cuốn các em ham thích học môn toán, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Khảo sát chất lượng học sinh về môn toán nhằm xác định đối tượng học sinh yếu kém. 2.2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự yếu kém môn toán ở học sinh. 2.3. Phân loại đối tượng học sinh từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp và lập kế hoạch khắc phục hiện trạng yếu kém đó. 2.4. Thực hiện kế hoạch khắc phục yếu kém trong học sinh về môn toán: Giúp các em vừa lấp lỗ hổng kiến thức cũ, vừa có thể tiếp thu được kiến thức mới. Không nên 3
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán Ý thức học tập của một số em chưa cao, phương pháp học tập chưa phù hợp, ngoài ra các em còn bị ảnh hưởng bởi những hoạt động văn hóa: phim ảnh, trò chơi điện tử, chơi game trực tuyến trên mạng, cuốn hút vào các trang mạng xã hội như facebook, chat yahoo, làm giảm sự chú ý vào học tập của các em, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn yếu vì thế hầu hết các em sợ học môn toán. Các giải pháp 1. Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh để tìm đối tượng yếu, kém. Thông qua học bạ lớp dưới, thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra vấn đáp những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà các em đã được học. Qua đó giúp tôi nắm được những đối tượng học sinh yếu kém và những ''lỗ hổng” kiến thức của các em. Trên cơ sở đó tôi phân lớp thành nhiều nhóm, rồi tìm hiểu nguyên nhân và lập kế hoạch khắc phục. 2. Tìm hiểu và phân loại các nguyên nhân Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy có các nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến học sinh học yếu đó là: 2.1 Học sinh có nhiều "lỗ hổng" về kiến thức cũng như kỹ năng do: * Nguyên nhân khách quan: - Do kinh tế gia đình khó khăn nên điều kiện học tập thiếu thốn về cả vật chất cũng như thời gian, dẫn đến kết quả học tập theo đó bị hạn chế. - Do học sinh có sự khủng hoảng nhất thời về mặt tinh thần trong cuộc sống (như trường hợp học sinh ở lớp tôi có em bố mẹ bỏ nhau, em phải sống cùng ông, bà, họ hàng; có em bố mẹ ly thân, hôm ở với bố, hôm sang với mẹ; nên sự quan tâm, sát sao trong học tập từ phía cha mẹ học sinh bị hạn chế) dẫn đến các em chán nản, sao nhãng việc học hành. * Nguyên nhân chủ quan: 5
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán học sinh để có thể tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, trực tiếp bàn bạc biện pháp rèn luyện các em một cách tốt nhất. Quan trọng nhất là người giáo viên phải hiểu rõ lỗ hỏng kiến thức của các em ở chỗ nào? Yếu phần nào? từ đó đề ra hình thức học tập hiệu quả. b) Đối với gia đình : Các bậc phụ huynh học sinh phải thật sự quan tâm đến việc học tập của các em, nhắc nhở các em chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi đến lớp. Phụ huynh cũng có thể kiểm tra lại kiến thức của con em mình qua sách vở, qua các câu trả lời của các em để từ đó có thể hướng dẫn giúp đỡ các em những phần các em chưa nắm vững hay đã quên. Chẳng hạn như phụ huynh có thể kiểm tra vở ghi của các em xem trên lớp các em có chú ý học không, có ghi chép bài đầy đủ không qua đó cũng nắm được con em mình đã và đang học tập đến kiến thức nào, có sự tiến bộ nào không? Liên lạc thường xuyên với giáo viên để nắm bắt thông tin học tập từ đó kịp thời động viên, khuyến khích các em tiến bộ, nếu không phải nhắc nhở, quản lí, đôn đốc các em học tập sát sao hơn. c) Đối với nhà trường – xã hội, các đoàn thể : Khi có đối tượng học sinh yếu cần phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm, với Đoàn, Đội, nhà trường. Nếu chưa có kết quả tốt thì cần liên hệ đến lãnh đạo các ngành, đoàn thể, tổ nhóm chuyên môn trình bày những khó khăn vướng mắc để có biện pháp hỗ trợ tích cực giáo dục các em có kết quả tốt hơn. 4. Thực hiện các biện pháp khắc phục yếu, kém. 4.1. Trước hết, tôi chú trọng khắc phục các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 4.1.1. Đối với những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn ví dụ như các em bị thiếu thốn sách vở, đồ dùng học tập. Ngoài các buổi đến lớp các em phải đi chợ bán rau, đi làm nhựa thuê, để phụ giúp kinh tế gia đình không có thời gian để học tập. Sau khi tìm hiểu biết được hoàn cảnh của các em tôi đã có ý kiến đề xuất lên 7
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán - Không xác định các thành phần cũng như quan hệ của các số, các biểu thức trong bài toán tìm x. Từ đó không biết bắt đầu giải ra sao? Phép toán nào phải giải trước, phép toán nào giải sau? Ví dụ: “Tìm x biết: 75 – (6x + 7) = 32 hay 100 - 7(x - 5) = 31 + 33 ”. - Còn có em thực hành tính toán kém, hay sai sót, nhầm lẫn. Kĩ năng trình bày thiếu mạch lạc, lập luận thiếu căn cứ, sử dụng thuật ngữ toán học thiếu chính xác dẫn đến kết quả không được cao, làm các em chán nản. Tôi trực tiếp trò chuyện riêng với các em, phân tích cho các em hiểu mặt tốt, xấu và sự liên quan đến tương lai của các em. Về mặt chuyên môn, tôi tăng cường công tác kiểm tra việc học và làm bài về nhà, trong các giờ học tôi khuyến khích cho các em phát biểu, gọi các em lên bảng và có lời khen kịp thời, cho điểm khuyến khích, động viên các em, giúp các em tự tin và hứng thú học tập hơn. Sau khi tạo được tâm thế thoải mái về tinh thần trong học sinh thì việc tiếp theo đóng vai trò quan trọng và quyết định. Đó chính là thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm giúp các học sinh yếu kém có điều kiện về mặt kiến thức để theo kịp yêu cầu chung của những tiết học trên lớp, tiến tới có thể hoà nhập vào việc dạy học đồng loạt. Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi giảng dạy kiến thức mới trong điều kiện nền tảng kiến thức cũ rất yếu kém của học sinh. Đây là một khó khăn thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó để có thể giúp đỡ các em.Và tôi đã thay đổi cách nghĩ và cách làm trong công tác giảng dạy để giúp đỡ các em yếu, kém học tốt môn toán hơn qua các biện pháp cụ thể sau: 4.2. Khắc phục các yếu tố chủ quan: 4.2.1 Trước hết cần đảm bảo cho học sinh có trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp. Để tiết học trên lớp có kết quả thường đòi hỏi những kiến thức nhất định về trình độ, kỹ năng sẵn có của học sinh. Đối với diện học sinh yếu kém thì thiếu hẳn điều 9
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán * Tổ chức phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách có hệ thống. * Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm, qua đó các em được lặp lại nhiều lần, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Ôn tập dạng toán tìm x Dạng 1: Tìm x biết: a. x + 7 = 19. b. x – 3 = 8. c. 13 – x = 5. d. 9.x = 27. e. x : 13 = 41 g. 28 : x = 14 Dạng 2: Tìm x biết: a. 3x – 8 = 713 b. (x – 19) . 5 = 50 c. 648 – 34 . x = 444 d. 114 : x + 23 = 80 Đối với dạng 1 chỉ cần các em xác định vai trò của x trong bài toán, cách tìm ra sao? Sau khi các em thực hiện tốt rồi mới chuyển sang dạng 2, yêu cầu các em xác định các thành phần cũng như quan hệ của các số, các biểu thức trong bài toán, từ đó bắt đầu giải phép toán nào trước, phép toán nào giải sau. Sau khi kiến thức lớp dưới đã được bù đắp và bằng cách hạ thấp yêu cầu đến mức tối thiểu ở các dạng bài tập tôi nhận thấy các em học sinh đã xích lại gần nhau hơn, tiếp thu bài mới tốt hơn, yêu thích học môn toán hơn. 4.2.2. Thực hiện biện pháp lấp "lỗ hổng" về kiến thức và kỹ năng cho học sinh Qua tìm hiểu thực tế cho thấy: Kiến thức có nhiều "lỗ hổng" là một "bệnh" phổ biến của học sinh yếu kém toán. Vai trò của việc đảm bảo trình độ xuất phát là cần 11
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán Tập cho học sinh cách làm thường xuyên giữa hai số cùng dấu hay trái dấu. Bài toán: a) (-10) + (-35) b) (-10) + 35 (-10) và (-35) cùng dấu hay trái (-10) và 35 cùng dấu hay trái dấu? dấu? Cùng dấu Trái dấu: => + ( - ) Dấu chung: DÊu cña sè cã Tr¸i dÊu th× trõ Cùng dấu: => - ( + ) gi¸ trÞ tuyÖt ®èi Cïng dÊu th× lín céng Bài toán trở thành: - (10 + 35) = - 45 Bài toán trở thành: +(35 – 10) = 25 Các dạng tương tự, để cho các em thành thạo nhiều hơn, đòi hỏi giáo viên phải giành thời gian cho các em thực hành trên bảng nhiều hơn là nói các em làm vào vở (một tiết học luyện tập, phải cho 2/3 số học sinh trong lớp lên bảng làm bài). Giáo viên kiểm tra, thu, chấm, sửa bài vào trong vở, chỉ ra lỗi sai cho học sinh (nếu có). Thông qua đó học sinh có thể mạnh dạn hơn, không còn e dè, sợ sệt. Ở các nhóm khác cũng tiến hành tương tự. Ngoài ra, thông qua quá trình học lí thuyết và làm bài tập của học sinh tôi đã cố gắng tập cho học sinh có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng của mình và biết cách tra cứu sách vở, tài liệu để tự mình lấp những "lỗ hổng" đó. 4.3 Giúp học sinh yếu kém luyện tập đảm bảo vừa sức Đối với học sinh yếu kém, thầy giáo nên đặt quan điểm đảm bảo tính vững chắc của kiến thức lên hàng đầu. Việc luyện tập theo trình độ chung sẽ không phù hợp với học sinh yếu kém, vì vậy nhóm này cần nhiều thời gian luyện tập hơn. Trước hết phải làm cho các em hiểu rõ đề bài: Đề bài cho biết cái gì? yêu cầu cái gì? 13
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán Một thực tế vẫn xảy ra thường xuyên là học sinh không biết cách học như thế nào cho có hiệu quả. Các em do không có kỹ năng học tập nên thường chưa học kỹ, thậm chí chưa hiểu lý thuyết đã lao vào làm bài tập, đọc chưa kỹ đề đã đặt bút vào làm bài, trong khi làm bài các em thường vẽ hình cẩu thả, viết nháp lộn xộn Vì thế việc hướng dẫn các em phương pháp học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước hết cần nói rõ yêu cầu của việc học tập toán: - Phải nắm vững lý thuyết trước khi làm bài tập. - Trước một bài tập cần đọc kỹ đầu bài, vẽ phác hình ra nháp rồi vẽ lại hình rõ ràng vào vở, viết nháp cẩn thận. Lưu ý học sinh đối với môn toán luôn luôn cần một quyển vở nháp cả trong khi luyện tập và học bài. - Sau khi học xong một chương hay một phần kiến thức nào đó cần giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức (tốt nhất là bằng bảng tóm tắt hoặc bằng sơ đồ tư duy). Tóm tắt lý thuyết cơ bản và các công thức quan trọng cũng như cách giải một số dạng toán cơ bản vào tờ giấy nhớ dán vào góc học tập để học thuộc các công thức mới học hay ghi lại vào một cuốn sổ tay để các em tiện tra cứu khi cần. Phương pháp Việc áp dụng các giải pháp trên có nâng cao chất lượng kết quả học tập bộ môn toán của học sinh yếu kém không? Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Khách thể nghiên cứu 2 nhóm HS của 2 lớp 6B và 6C của trường THCS Bắc Hà – Kiến An – Hải Phòng (mỗi nhóm 20 em) Thiết kế nghiên cứu 15
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán Ph©n tÝch d÷ liÖu vµ kÕt qu¶ Phép đo Nhóm đối chứng = 20 Nhóm thực nghiệm = 20 Giá trị p Giá trị Độ lệch Giá trị Độ lệch của T- test trung bình chuẩn trung bình chuẩn Kiểm tra 5,5 1,64 5,7 1,94 0,3003 trước tác (không có ý động nghĩa Kiểm tra 5,7 1,51 7,0 1,37 0,0035 sau tác (Có ý động nghĩa) Chênh lệch 0,2 0,13 1,3 0,57 Sau tác động giá trị p T-test = 0,0035 < 0,05 chứng tỏ sự chênh lệch trong bài kiểm tra sau tác động giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa tức là sự chênh lệch điểm kiểm tra sau tác động giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. KÕt luËn chung vµ khuyÕn nghÞ - Việc giúp đỡ học sinh yếu, kém học tốt không phải là việc một sớm một chiều mà cả một quá trình thống nhất, tích cực của cả thầy và trò, là hoạt động đồng bộ của tất cả giáo viên các khối lớp. - Việc rèn học sinh yếu, kém là điều cần thiết, tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ có phương pháp riêng của bản thân nhưng dù thế nào đi nữa mối quan hệ tốt giữa giáo 17
- Chuyên đề: Một vài giải pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn toán * KHUYẾN NGHỊ a) Về phía học sinh : - Trên lớp phải tập trung chú ý nghe giảng bài. - Trong giờ tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. - Học bài, nắm vững lý thuyết, định lí, định nghĩa, khái niệm. - Cần tự học, chuẩn bị bài soạn ở nhà, làm bài tập về nhà thường xuyên, đầy đủ. - Luyện tập các dạng bài đã học để tạo thành kĩ năng. b) Về phía giáo viên : - Giáo viên phải nắm vững trình độ học sinh ở từng lớp, từng đối tượng để có phương pháp giảng dạy phù hợp, hệ thống câu hỏi gợi mở thích hợp. - Nắm vững sự liên hệ các chương, các bài trong chương trình, sắp xếp kiến thức để có kế hoạch giảng dạy cụ thể, phù hợp từng chương, từng bài. - Tìm hiểu và nắm vững các thuật ngữ toán học, các khái niệm, định nghiã và được dùng để định nghĩa. - Dự kiến các sai sót mà học sinh hay mắc phải. Từ đó nhấn mạnh chỗ quan trọng giúp học sinh nhớ lâu. - Cần chuẩn bị cho học sinh có tâm lý thoải mái trong khi học tập để sự tiếp thu được phát triển, chủ động phát biểu xây dựng bài, không bị ức chế bởi tâm lí sợ hãi. - Hướng dẫn học sinh giải toán theo thao tác, tránh giải tuỳ tiện và nhân đó ôn lại các thuật toán cơ bản. - Sử dụng hình vẽ, mô hình giúp học sinh nắm được khái niệm một cách trực quan làm tiết học sinh động hơn. - Có kế hoạch phụ đạo kịp thời. c) Về phía nhà trường, gia đình và xã hội: - Nhà trường cần tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để xác định đối tượng học sinh yếu kém. 19