Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp cho học sinh học tốt Tiếng Anh 8

doc 10 trang sangkien 11680
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp cho học sinh học tốt Tiếng Anh 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_giup_cho_hoc_sinh_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp cho học sinh học tốt Tiếng Anh 8

  1. A.Đặt vấn đề Trong quá trình dạy học, dù bằng hình thức này hay hình thức này hay hình thức khác,dù bằng phương pháp này hay phương pháp khác thì mục đích cuối cùng của người dạy học vẫn là kết quả học tập của học sinh .Chính vì vậy, việc dạy và học các môn văn hóa nói chung và học ngoại ngữ nói riêng, người giáo viên phải cố gắng tìm ra phương pháp tốt nhất để truyền thụ bài giảng của mình tới học sinh một cách có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này không gì hơn là phải đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học theo phương pháp đổi mới đã tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết vai trò chỉ đạo, khả năng dẫn dắt, gợi mở, tổ chức, điều hành hoạt động học có hiệu quả, giúp học sinh phát huy hết vai trò trung tâm, học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức và lĩnh hội tri thức để mở rộng tầm hiểu biết và ngày càng đam mê môn học. Đối với việc dạy học ngoại ngữ, tính sáng tạo, tích cực, chủ động học tập của học sinh càng cần thiết vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm bắt các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của các em. Phương pháp dạy học ngoại ngữ đã chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp). Để dạy môn học Tiếng Anh ngày càng sinh động, đạt kết quả cao và đáp ứng nhu cầu giao tiếp đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình, không ngừng nâng cao công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, thường xuyên nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, khoa học và phù hợp. Qua việc trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh, từ thực nghiệm tôi rút ra rằng dạy học qua một số trò chơi có thể gây hứng thú cho học sinh rất nhiều trong giờ học, đặc biệt là tiếng anh 8.Bởi mỗi giáo viên chúng ta biết rằng chương trình tiếng anh 8 tương đối khó và dài chính vì vậy mà thay đổi phương pháp truyền thụ qua một số trò chơi làm cho học sinh hào hứng hơn trong việc tiếp thu bài học của mình . Các trò chơi ngôn ngữ này có thể được xem là các kỹ thuật hay các hoạt động dạy học mới rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, không chỉ gây hứng thú cho người học mà còn cho cả lẫn người dạy . Ngoài ra chúng còn có khả năng nâng cao được chất lượng dạy học. Trong các trò chơi này, không ít khi bất ngờ xuất hiện năng khiếu nào đó ở học sinh.ở đó tất cả đều bình đẳng, chúng vừa sức và phù hợp với cả lớp, thậm chí cả học sinh yếu kém. Hơn thế nữa, nhiều khi một học sinh ít chuẩn bị lại có thể dẫn điểm trong trò chơi. ở đây sự nhanh trí, thông minh quan trọng hơn nhiều so với sự hiểu biết về sự vật, đối tượng. Cảm giác bình đẳng, bầu không khí hồ hởi, hấp dẫn, cảm giác vừa sức của trò chơi - tất cả các yếu tố đó tạo cho các em khả năng vượt qua tâm lý ngại ngùng thường cản trở việc sử dụng linh hoạt Tiếng Anh, điều này có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả dạy học. Các em không nhận ra sự sử dụng các ngữ liệu ( từ, mẫu câu, cấu trúc ngữ pháp ) của mình, bên cạnh đó ở các em xuất hiện một cảm giác thoả mãn - hóa ra mình cũng có thể làm tốt như các bạn khác. Chính những lí do trên cùng với quá trình dạy học môn tiếng anh 8 tôi đã chọn "một số trò chơi giúp cho học sinh học tốt tiếng anh 8" làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình B.Nội dung I. Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở Trường THCS: 1
  2. 1. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học: Với thực trạng trang thiết bị dạy học ở trường tôi còn quá nhiều thiếu thốn như chưa có phòng học tiếng mang tính đặc trưng riêng của bộ môn, băng đĩa , đài còn hạn chế, tranh ảnh phục vụ cho các tiết dạy ở một số bài học còn thiếu nên ảnh hưởng đến sự tiếp thu bài của học sinh, làm cho các em chưa phát huy hết khả năng của mình trong quá trình học tập và rèn luyện kĩ năng. 2. Tình hình thực tế học sinh: Nhìn chung chất lượng cũng như số lượng học sinh khá giỏi, năng động trong học tập môn Tiếng Anh còn ít. Đối tượng học sinh yếu còn nhiều, các em chưa nắm chắc kiến thức, học tập một cách thụ động, chờ đợi kết quả của bạn mình đưa ra, nhiều em rất ngại thực hành nói trên lớp, sợ nói ra sẽ bị sai, một số em chưa đọc thông viết thạo, thậm chí không ghi chép bài ở trên lớp cũng như không làm bài tập ở nhà, các em chưa có phương pháp học tập phù hợp.Thực tế này cho thấy đối tượng học sinh này chưa yêu thích môn học. Từ thực tế đó, là người trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh 8 tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn tiếng anh 8. Biết được tâm - sinh lý của học sinh là thích làm theo ý mình, thích cái mới lạ, ham chơi hơn ham học tôi đã thay đổi phương pháp học cho các em, vừa chơi vừa học, tạo cho các em không khí nhẹ nhàng, thoải mái khi học bằng các trò chơi ngôn ngữ mới được xem như những thủ thuật dạy học mới thay thế cho các thủ thuật cũ mà các em đã quá quen thuộc và nhàm chán. Những trò chơi ngôn ngữ mới này thực chất là những cuộc thi luôn luôn đòi hỏi ở các em những quyết định: Hành động như thế nào? Nói gì? Làm thế nào để thắng cuộc? Mong muốn giải quyết những câu hỏi đó sẽ làm hoạt động tư duy của các em tinh và nhạy hơn bởi các em sẽ huy động hết trí lực của mình, tạo ra được bầu không khí nỗ lực, vui vẻ, hồ hởi, hào hứng.Và như thế tất cả các em đều bị lôi cuốn vào việc học một cách rất tự nhiên.Các em vận dụng được kiến thức mà giáo viên mong đợi một cách không ép buộc - điều mà các em hay lo ngại lâu nay. 3. Khảo sát: - Thực tế tại lớp học 8A,8B trước khi áp dụng một số trò chơi ngôn ngữ vào tiết dạy. a.Mức độ hứng thú, trung bình và không hứng thú Lớp Số Hứng thú Trung bình Không hứng thú lượng 8A 35 5 14% 14 40% 16 46% 8B 32 4 12% 10 31% 18 57% b.Khả năng tiếp thu bài: Lớp Số Từ 8-10 điểm Từ 6,5 -7,9 điểm Từ 5- 6,4 điểm Dưới 5 điểm lượng 8A 35 3 9% 5 14% 17 49% 10 28% 8B 32 0 2 6% 16 50% 14 44% II. Một số trò chơi ngôn ngữ mới gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh: Game 1: Guessing – word (Đoán chữ) 2
  3. Trò chơi này tương đối giống như trong chương trình “Chiếc nón kì diệu” tức là đoán chữ trong ô chữ nhưng hơi khác một chút. Yêu cầu: Tối thiểu có hai người chơi.( giáo viên chọn hai học sinh đại diện cho 2 đội) Luật chơi: Người chủ trò (Giáo viên hoặc một học sinh) lấy một cái tên hoặc từ theo một chủ đề cho trước rồi viết lên bảng hoặc ra giấy một số ô vuông tương ứng với số chữ cái của cái tên đó hoặc từ đó, người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ thì chủ trò sẽ viết chữ cái ấy vào đúng vị trí. Ai tìm ra tên thì người đó thắng. Ngược lại sau 5 lần đoán sai (Số lần là do người chủ trò và người chơi quy định) mà chưa tìm ra thì người chơi sẽ thua. Có thể hai hay nhiều học sinh làm chủ trò thay nhau. Ai thắng nhiều lần thì sẽ thắng trung cuộc. Ví dụ: Giáo viên ( T ) làm chủ trò. Giáo viên cho biết ô chữ mà hai học sinh chơi là một ô chữ gồm 4 chữ cái, đây là tên một Quốc gia ở châu á. Giáo viên ghi 4 ô chữ lên bảng. Chẳng hạn người chơi I đoán trước là chữ “E” người chủ trò nói là không có chữ “E”, như vậy người thứ II sẽ đến lượt, Người thứ II đoán chữ “N” người chủ trò nói có chữ “N” và viết vào vị trí đúng trong ô chữ. N Người II lại được tiếp tục đoán, nếu đoán đúng người chủ trò sẽ làm như trên, nếu đoán sai thì người I lại được đoán. Cứ như thế cho đến khi tìm ra từ. Trong trường hợp một trong hai người chơi đã biết chắc chắn đó là từ gì thì có thể nói với người chủ trò ngay và giành chiến thắng. Còn nếu đoán sai cả từ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi và người còn lại sẽ tiếp tục đoán. Nếu như cả hai cùng không đoán ra thì sẽ nhờ “ cổ động viên” đoán ra từ đó. Đây là một trò chơi rất vui và bổ ích, HS sẽ rất thích thú vì nó vừa gần gũi với các em vừa phát huy khả năng tư duy của chúng. để trò chơi thêm phong phú người chủ trò có thể chọn nhiều chủ đề khác nhau như: giới từ, động từ bất quy tắc, ca nhạc, văn học, thể thao, . Đặc biệt trò chơi này nên áp dụng khi giáo viên vào bài đọc hiểu, một bài hội thoại để giới thiệu chủ đề thu hút học sinh. Mở rộng ra có thể áp dụng trong các chương trình ngoại khoá, câu lạc bộ tiếng Anh, hoặc khuyến khích học sinh luyện tập theo nhóm English 8: unit 10. T: choose 2 students from two groups T: I have a word that have 9 letters.It is a noun and it say about some things that we can redo S1: guess Eg: s1: letter "o" T: no S2: letter: ''E"" T: yes . there is one letter "E". and T writes the letter "E" into the box S2: leter :"I" T: yes. There is one letter "I". and SS writes the letter "I" into the box. S2: letter: "B" 3
  4. T: no"B" S1: guess Giáo viên cho học sinh chơi lần lượt đến hết cuộc chơi . Nếu học sinh nào đoán ra từ thì nói ra từ đó và người đó sẽ chiến thắng và đội đó chiến thắng. Nếu sau nhiều lần đoán mà học sinh không đoán được ra từ thì giáo viên sẽ đưa ra đáp án E I R E C Y C L I N G Game 2: Noughts and crosses (Question game) Đây là một trò chơi giống với chơi cờ carô. Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này ở cuối mỗi một bài học. Khi chơi trò chơi này sẽ giúp học sinh ôn tập, củng cố nội dung bài học và học sinh có cơ hội luyện tập hỏi đáp. Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị một khung ô trên bảng như trò chơi cờ carô. Điền một từ vào mỗi ô của khung. Lớp học được chia đều thành hai đội chơi. Một đội dùng kí hiệu “Noughts” (O) và đội kia dùng “crosses” (X). Mỗi bên sẽ lần lượt đặt một câu hỏi. Với một câu hỏi đúng GV yêu cầu đội đó điền “nought” hoặc “crosses” vào khung. Đội đầu tiên đạt được 3 dấu (o) hoặc 3 dấu (X) trên cùng một hàng sẽ là đội thắng.Sau mỗi câu hỏi của đội này thì đội kia có cơ hội trả lời. Nếu trả lời đúng thì đội đó sẽ được một điểm. Nếu không có đội nào đạt được 3dấu (O) hoặc (X) trên cùng một hàng thì sẽ xét điểm trả lời. Và đội nào đạt điểm trả lời đúng nhiều hơn sẽ thắng cuộc. GV có thể chọn một chủ đề chung nào đó hoặc chọn trong SGK. Ví dụ 1: English 8. Unit 10 “Recycling” 1 2 3 4 5 6 7 8 9 T devides class into two groups: group A and group B -T: group A( nought: O) Group B ( crosses: X) - T:Group A and Group B: oxi -T guiders ss to play - Group A: choose number 1. T reads question 1 and ss have to anwser. If ss anwser right ,T ticks(O) beside number one. If ss anwser Wrong, there is no noughts and group B choose the question and anwser - T writes all the questions on the blackboard or a postcard 1. who is talking to ss of Quang Trung ? 2.What does Mrs. Blake mean by reduce? 3.What things can we reuse? 4.What does recycle mean? 4.Where can we look information on recycling things? 5.Why does Miss Blake tell Lan that we should't use plastic bags at all? 6. can we reuse things like envelopes? 7.can we reuse things like glass? 8.should we use cloth bags instead of plastic bags? 4