Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh Lớp 7

doc 11 trang sangkien 31/08/2022 19020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_tu_vung_mon_tie.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh Lớp 7

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG MÔN TIẾNG ANH LỚP 7 A. Mục đích, sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Như chúng ta đã biết, từ nhiều năm nay Tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ chung , phổ biến nhất trên toàn thế giới. Việc học ngoại ngữ ngày càng được phổ biến rộng rãi và môn học này đang trở thành môn học bắt buộc trong các nhà trường. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để có được những giờ dạy ngoại ngữ đạt hiệu quả và chất lượng cao? Để đáp ứng được yêu cầu này người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn cần phải thay đổi phương pháp dạy học .Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo được khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Và trong dạy học ngoại ngữ, những định hướng đổi mới này càng đúng vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm bắt các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình. Giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường phổ thông. Nhưng để thực hành giao tiếp được bằng tiếng anh, ngoài các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết đòi hỏi các em phải có vốn từ vựng cần thiết. Tuy nhiên, việc học từ vựng tiếng anh đối với học sinh THCS hoàn toàn không đơn giản. Đa số các em cảm thấy việc học từ vựng rất khó và mau quên do hệ thống phát âm và chữ viết khác tiếng mẹ đẻ. Từ đó, dẫn đến việc học từ vựng của các em trở nên căng thẳng. Vậy làm thế nào để giúp các em cảm thấy thoải mái hơn, thích thú hơn, ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn và có thể sử dụng vốn từ đã học được vào thực hành giao tiếp. Chính do nhận thấy được sự cần thiết của việc học và ghi nhớ từ vựng nên ngay từ đầu năm học 2014-2015, khi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh 7 tôi đã tiến hành chọn nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG MÔN TIẾNG ANH LỚP 7” nhằm nâng cao hơn chất lượng dạy và học đáp ứng được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. B. Phạm vi triển khai thực hiện Phạm vi của đề tài là nghiên cứu về thực trạng học tập của học sinh lớp 7 từ đó đưa ra một số phương pháp dạy từ vựng cho học sinh hai lớp 7 (7A1,7A2) trường THCS Rạng Đông – xã Rạng Đông – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên trong năm học 2014-2015. C. Nội dung 1.Lí do chọn đề tài Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội và là tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Vì giáo dục cung cấp nhân tài và nhân lực cho xã hội. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, công nghệ, koa học, kỹ thuật đang phát triển rất nhanh. Để lĩnh hội được những tinh hoa văn hóa, khoa học kỹ thuật tiến bộ, hiện đại của các quốc gia phát triển đòi hỏi chúng ta
  2. phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Mà tiếng anh đang là ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện giao lưu quốc tế hữu hiệu nhất. Vì thế, tiếng anh là môn học không kém phần quan trọng trong các nhà trường phổ thông. Nó giúp chúng ta có thể hội nhập cùng sự phát triển nhanh chóng của thế giới, về mọi mặt. Về bản thân, tôi nhận thấy việc học ngôn ngữ ngoài việc nắm vững kiến thức về hệ thống ngữ pháp, điều không thể thiếu để học tốt ngoại ngữ đó là vốn từ vựng. Nhưng để dạy và học từ vựng như thế nào cho thật hiệu quả, đó là lí do tôi chọn nghiên cứu đề tài này. 2. Mục đích đề tài. Đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng ý kiến, đóng góp vào tiếng nói chung của công tác giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS, thông qua đó đưa ra một số phương háp dạy từ vựng môn tiếng anh lớp 7 giúp các em học sinh thật sự có hứng thú trong việc học tập môn Tiếng Anh. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp dạy từ vựng phù hợp với từng nội dung đơn vị bài học của chương trình Tiếng Anh 7, cụ thể là nghiên cứu về khả năng tiếp thu và diễn biến học tập của các em học sinh lớp 7A1, 7A2. 4. Phạm vi nghiên cứu. - Về không gian: Các em học sinh lớp 7A1, 7A2 trường THCS Rạng Đông. -Về thời gian nghiên cứu được thực hiện theo 4 giai đoạn của năm học. Giai đoạn 1:Từ đầu năm đến giữa HKI. Giai đoạn 2:Từ giữa HKI đến hết HKI. Giai đoạn 3:Từ đầu HKII đến giữa HKII. Giai đoạn 4:Từ giữa HKII đến cuối năm học. 5.Phương pháp nghiên cứu. a.Phương pháp đọc tài liệu. Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các phương pháp dạy từ vựng cho các em học sinh lớp 7. b.Phương pháp điều tra. Tiến hành thực nghiệm, kiểm tra và so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn để kiểm chứng các phương pháp đã nghiên cứu có phù hợp chưa và có mang lại kết quả tốt không. c.Phương pháp đàm thoại. Thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp trong nhóm ngoại ngữ để tìm ra thêm các phương pháp dạy từ vựng hay. Trao đổi với các đồng nghiệp trong các buổi họp tổ để được đóng góp ý kiến. d. Phương pháp thực nghiệm. Đăng kí dạy chuyên đề, dạy rút kinh nghiệm, dự giờ thường xuyên để rút kinh nghiệm từ các phương pháp dạy từ đã dùng. II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp lên lớp nói riêng là việc làm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo
  3. khoa hiện hành đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Để làm được điều đó mỗi người giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo trong từng hoạt động dạy học. “ Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố co ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của trẻ. Hứng thú là yếu tố dẫn tới tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo có ảnh hưởng đến sự phát triển hứng thú và tự giác. F.Bruno cho rằng hứng thú nhận thức được hình thành qua việc tổ chức học tập như những hành động khám phá. Theo E.P.Brounovt, “Một niềm hứng thú thực sự biểu hiện ở sự bền bỉ, kiên trì và sáng tạo trong việc hoàn thành các công tác độc lập dài hơn.”. Nếu học sinh được độc lập quan sát, so sánh, phân tích khái quát hóa các sự kiện hiện tượng thì các em sẽ hiểu sâu sắc và hứng thú bộc lộ rõ” ( Trích: Mối quan hệ giữa tích cực học tập và hứng thú nhận thức - Quyển Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của Bộ giáo dục và đào tạo). 2. Cơ sở thực tiễn. Như chúng ta đã biết Tiếng Anh là một môn học tương đối khó với học sinh, nhất là học sinh vùng cao thậm chí nói tiếng phổ thông còn chưa rõ thì việc làm thế nào để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ luôn là câu hỏi mà các giáo viên dạy ngoại ngữ đều muốn tìm ra câu trả lời. Thực tế cho thấy, hầu hết các em học sinh là người dân tộc ít người, mới tiếp xúc với bộ môn Tiếng Anh nên còn nhiều e dè, ngại ngùng khi giao tiếp. Một số em biết nhưng không dám giơ tay, không dám nói vì ngại, một số em khác không dám phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn chê, cô giáo cười. Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học. 3. Thực trạng của đề tài nghiên cứu. * Thực trạng học sinh. Học sinh lớp 7A1 và 7A2 có tổng số là 64 em, trong đó bao gồm đủ các học sinh từ trung bình, khá, giỏi đến yếu, kém. Số học sinh khá, giỏi của lớp rất năng động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia tích cực vào các hoạt động của bài học. Ngược lại số học sinh yếu, kém lại rất lười học tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động của bài học. Có những phương pháp dạy từ vựng tạo được nhiều hứng thú cho học sinh khá, giỏi nhưng số học sinh yếu, kém lại không đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều hình thức được sự hưởng ứng nhiệt tình của những học sinh yếu, kém nhưng lại gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi. *Thực trạng cơ sở vật chất-đồ dùng dạy học. Trường THCS Rạng Đông vừa được xây dựng hoàn chỉnh, trường lớp khang trang, sạch đẹp. Nhà trường có phòng trình chiếu riêng nên giáo viên có thể sử dụng máy chiếu và dạy giáo án điện tử. Có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc đổi mới thực hiện nhiều hình thức, phương pháp dạy học.
  4. Trường được trang cấp bảng từ ở các lớp rất thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng dạy học và các thiết bị hỗ trợ khác. Dựa trên những điều kiện thuận lợi đó nhà trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn Tiếng Anh theo đúng quy định của chương trình. Tuy nhiên thực tế của việc dạy và học môn Tiếng Anh của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả còn thấp, chất lượng học tập chưa cao, số học sinh đạt điểm dưới trung bình còn nhiều. *Chất lượng khảo sát đầu năm của 2 lớp 7 như sau: TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém 64 4. Nguyên nhân của thực trạng. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau: - Mức độ tiếp thu bài của các em không đồng đều gây khó khăn cho việc chọn lựa các phương pháp thật phù hợp. - Trăm phần trăm học sinh là con em các dân tộc ít người, nói tiếng phổ thông còn chưa rõ, môi trường giao tiếp ngoại ngữ của các em chưa có, các em không có điều kiện thực hành giao tiếp thường xuyên dẫn đến các em e dè, ngại nói, ngại thể hiện ý tưởng của mình bằng ngoại ngữ . - Đồ dùng được trang cấp chưa đủ phục vụ cho các tiết dạy, giáo viên phải tìm thêm các tranh ảnh và đồ dùng có liên quan khác. 5. Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. Để giúp học sinh cảm thấy thoải mái, hứng thú học từ vựng, ghi nhớ từ nhanh hơn, lâu hơn, có thể sử dụng vốn từ mới học vào thực hành ở lớp trôi chảy và chủ động huy động vốn từ đã tích lũy được để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách ứng xử và ứng sử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp. Thì vấn đề đặt ra đối với các giáo viên trong quá trình soạn giảng và dạy từ vựng là: Chọn từ để dạy. Sử dụng các thủ thuật phù hợp để làm rõ nghĩa của từ. Tăng cuờng sự tham gia của học sinh ở các buớc giới thiệu từ mới. Sử dụng phối hợp các kỹ năng ở các bước giới thiệu từ mới. a. Chọn từ để dạy. Thông thường trong mỗi bài học sẽ luôn có từ mới. Song không phải từ mới nào cũng đều đưa vào giảng dạy như nhau. Để lựa chọn từ để dạy, giáo viên cần xem xét những câu hỏi sau: * Từ chủ động hay từ bị động? - Từ chủ động (active/ productive vocabulary) là ngững từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết. - Từ bi động (passive/ receptive vocabulary) là những từ mà học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc Ex 1: Unit 12 Let’s eat ! – tiết 73 (A1) trang114, từ mới cần dạy là: pork, stall, spinach, cucumber, papaya, durian, neither, either.