Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy “trống đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học

doc 9 trang sangkien 4961
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy “trống đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_trong_doi_nang.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy “trống đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học

  1. SKKN : Một số phương pháp dạy “Trống Đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học. Sáng kiến kinh nghiệm : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY “TRỐNG ĐỘI” NÂNG CAO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Đội TNTP Hồ Chí Minh ra đời nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết rộng rãi thiếu nhi vào tổ chức Đội, giáo dục các em học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy, để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và người Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh . “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.” Bác Hồ đã từng viết như thế để chúng ta thấy rằng việc giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em là rất quan trọng. Bác Hồ bảo rằng “ Non sông Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm Châu được hay không cũng là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu ”. Từ đó, chúng ta cần đẩy mạnh phong trào vì đàn em thân yêu, thay đổi nội dung giáo dục sao cho phù hợp với vùng miền, từng lứa tuổi, góp phần tạo ra môi trường lành mạnh cho các em rèn luyện và phát triển nhân cách toàn diện. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế, mở ra một giai đoạn cơ hội lớn để đất nước phát triển nền Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đi kịp các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Trong đó công tác Đội trong trường học ngày càng được nâng cao. Trong những năm gần đây công tác Đội trong trường tiểu học và THCS đã được quan tâm đáng kể và dần đi vào chiều sâu. Chính vì thế việc học tập và rèn luyện chuyên môn cũng như các kiến thức, kĩ năng về Đội ngày càng được chú trọng và đòi hỏi sự nâng cao, nhất là kỹ năng đánh trống Đội. Số lượng các em học sinh biết đánh trống rất ít, trong những năm học trước ở trường tôi nói riêng và các trường triểu học trên địa bàn nói chung, số học sinh biết đánh trống chỉ có khoảng từ 10 đến 15 em, nhiều em trong đội trống đánh còn chưa chuẩn và số bài trông Đội mà các em biết đánh còn hạn chế. Nói chung, việc nắm vững kĩ năng về trống Đội còn rất khó khăn, bởi học được cách đánh trống hay và đúng, đòi hỏi các em phải có năng khiếu và tính kiên trì. Trong thực tế, tôi dạy các em rất nhiều ngày mới học được 5 bài trống quy định, nhưng khi kiểm tra các em vẫn thường hay đánh sai nhịp làm cho các em chán nản., đặc biệt là bài trống chào mừng. Các em đã học được 5 bài trống trong quy định và chỉ có thể sử dụng vào các buổi lễ chào cờ. Với sự phát triển của đất nước ở mọi lĩnh vực, những năm gần đây nhà nước ta đã tổ chức nhiều lễ hội rất quy mô và hoành tráng, trong đó tiếng trống đã Người thực hiện : Nguyễn Chí Phiến Trường Tiểu học La Ngà 1
  2. SKKN : Một số phương pháp dạy “Trống Đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học. đóng góp rất nhiều vào các chương trình lễ hội đó. Từ đó tôi đã nghiên cứu để đưa ra những phương pháp dạy cho học sinh những bài trống cổ động, đệm hát cho các bài hát tập thể, đặc biệt là dàn dựng các bài trống đồng diễn để phục vụ cho các ngày lễ lớn. Với phương trâm “ Học mà chơi, chơi mà học” tôi đã dàn dựng được nhiều bài trống đồng diễn liên hoàn được mọi người yêu thích. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: Một số phương pháp dạy “Trống Đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học. II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : 1. Thuận lợi - Được sự quân tâm của Hội Đồng Đội các cấp, sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, Chi đoàn nhà trường, Hội PHHS, và sự nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm. - Trường không có điểm lẻ, nên rất thuận tiện cho các buổi sinh hoạt tập thể cũng như các buổi tổ chức tập huấn công tác Đội cho ban chỉ huy Liên đội, đặc biệt là các buổi tập huấn trống đội nâng cao cho Đội viên trong câu lạc bộ trống Đội của Liên đội . - Học sinh ở lứa tuổi tiểu học rất hiếu động thích khám phá những gì mới, những cái hay cái đẹp trong nghệ thuật. 2. Khó khăn - Diện tích sân trường hẹp, không đủ bóng mát. Nhà trường không có hội trường, phòng truyền thống riêng . - Nhà trường ở giữa khu dân cư, nên trong các buổi tập trống đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân ở kế bên. - Một số em gia đình còn sống ở dưới bè cá nên ngoài việc học các em còn phải phụ giúp gia đình. - Hầu hết các em học sinh thích tham gia nhưng năng khiếu còn hạn chế. - Liên đội chỉ có những bộ trống cũ, đã qua sử dụng trên 10 năm nên tiếng không còn chuẩn. 3. Số liệu thống kê. Sau đây là số liệu thống kê đội viên thích học trống và biết đánh trống tham gia vào đội trống của nhà trường trước khi thực hiện đề tài . Tổng số Thích học Biết đánh các bài Biết đánh các bài STT đội viên đánh trống trống quy định biểu diễn nâng cao 01 225 80 (35,5%) 20 (8,8 %) 0 Người thực hiện : Nguyễn Chí Phiến Trường Tiểu học La Ngà 2
  3. SKKN : Một số phương pháp dạy “Trống Đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận: Trống là một trong những loại nhạc khí, ngày xưa thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v Xưa tại Ấn Ðộ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Trung Quốc thời xưa dùng trống trong các dịp lễ lộc, vũ hội Loại hình có to, nhỏ, treo hoặc để trên giá Trống to gọi là trống tẩu, nhỏ gọi là trống ứng, treo để đánh gọi là trống treo Sau này trống là một trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời gian sớm tối. Sau này Phật giáo Trung Quốc tiến thêm bước nữa là phối hợp nhịp điệu, âm thanh của tiếng trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành nhạc điệu, gọi là “kỹ nhạc cung đình, trang nghiêm”. Ngày nay, người ta sử dụng chủ yếu là trống da, tiếng trống dùng làm báo hiệu trong thôn làng và báo giờ trong trường học Trống là một nhạc cụ quan trọng trong dàn nhạc dân tộc và dàn nhạc hiện đại. Trong nhà trường, trống Đội là một phần không thể thiếu được trong 7 kỹ năng của các em đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Một bộ trống có từ 3 đến 5 cái, trong đó có một trống cái. Có 5 bài trống quy định: 1/Trống chào cờ 2/Trống đệm hát Quốc ca 3/Trống đệm hát Đội ca 4/Trống hành tiến 5/Trống chào mừng. Trống Đội được phục vụ cho các buổi lễ chào cờ, lễ duyệt đội, lễ kết nạp đội, lễ diễu hành, các lễ hội trong nhà trường Tiếng trống làm cho buổi lễ được trang nghiêm, rạo rực trong lòng mọi người, trong mỗi trường tiểu học phải có ít nhất 01 đội trống. Mỗi bài trống là một tác phẩm âm nhạc, có âm hình tiết tấu vui nhộn, sắc thái to nhỏ. Vì vậy người đánh trống phải có kỹ năng và học thuần thục, đánh đúng nhịp, thường xuyên được thực hành. Nếu như chúng ta biết kết hợp các âm hình tiết tấu và các bài trống thành một bài trống đồng diễn để phục vụ cho những ngày lễ lớn như lễ khai giảng, lễ tổng kết năm học và Đại hội TDTT Tiếng trống sẽ tạo cho không khí náo nhiệt, buổi lễ đó được thành công và gây ấn tượng rất nhiều. Từ những vấn đề trên, ta có thể nói kỹ năng đánh trống là một trong những kỹ năng giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong các hoạt động của Đội nói riêng và của nhà trường nói chung, đặc biệt là khi tham gia vào các chương trình lớn. Việc học không phải một sớm một chiều là thành công, mà đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện, cần cù, siêng năng. Thật là thú vị khi chúng ta hát tập thể có tiếng trống Đội đệm theo, khi dự một buổi lễ được xem một bài biểu diễn trống Đội hoành tráng có hơn 30 em học sinh tham gia. Để có được kỹ năng thành thạo thì phải thường Người thực hiện : Nguyễn Chí Phiến Trường Tiểu học La Ngà 3
  4. SKKN : Một số phương pháp dạy “Trống Đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học. xuyên luyện tập và người hướng dẫn phải có nhiều bài trống hay và mới lạ để lôi cuốn học sinh tham gia. Tôi mong rằng sáng kiến: Một số phương pháp dạy “Trống Đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học mà tôi đã thực hiện tại trường Tiểu học La Ngà trong những năm vừa qua, sẽ đóng góp một phần nào kinh nghiệm để nâng cao phong trào trống Đội không chỉ tại trường Tiểu học La Ngà mà ở cả các trường trên địa bàn. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài . 2.1/ Thành lập câu lạc bộ học trống a/ Lên kế hoạch. - Ngay từ tháng 08 đầu năm học Tổng phụ trách tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch tổ chức dạy và thành lập câu lạc bộ. - Phối hợp với giáo viên dạy Âm nhạc để chọn và hướng cho các em đăng ký tham gia vào câu lạc bộ trống Đội của Liên đội - Lên lịch học trống vào chiều thứ 7 hàng tuần b/Hướng dẫn học lý thuyết các 5 bài trống quy định. * Cách đánh trống: Số lẻ: Đánh trống tay phải, cầm dùi sát mặt trống, tay úp. Số chẵn: Đánh trống tay trái, cầm dùi cách mặt trống từ10-15cm, tay ngữa. 1. Chào cờ * * * 1234//: 1 2 3 4/ 1 2. Chào mừng * * * * * * 1234//: 1 2 3 4/ 2 (P) 1 1234/ 1 12 3 4/1 * * * * * * * 1234//: 1 2 3 4/ 3 1234/ 1 nghỉ 12/1 12/1 12/1 * * * * * * 1234//: 1 2 3 4/ 4 (P) 1234/1 12/1 12/1 nghỉ * * * 1234//: 1 2 3 4/ 5 3. Hành tiến * * * * * 123456789 * * * * 1 1234/1 nghỉ 1 1234/1 2 3 nghỉ * * * * * 12 1 12/1 2 3 nghỉ 1234 5678/9 nghỉ Người thực hiện : Nguyễn Chí Phiến Trường Tiểu học La Ngà 4
  5. SKKN : Một số phương pháp dạy “Trống Đội” nâng cao cho học sinh Tiểu học. * * * * * * 1234 5678/9 nghỉ. 1 2/ 1 nghỉ 12/1 12/1 12 3 4/1 2 3 nghỉ * * * 4. Trống Quốc ca 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 * * * * * * * * * Nam bền 1 2 3 2 2 3 3 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nam cứu dồn xa 5. Trống Đội ca * * * * * * * * * 1 2 3 2 2 3 3 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 * * * * * * * * * * Máu nước sống ca 1 2 3 2 2 3 3 2 3 1 1 2 3 4 5 * * * * * * * * * Nhau thanh gắn Hồ 1 2 3 2 2 3 3 2 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 * * * * * * * * * * quang thù lao khu 1 2 3 2 2 3 3 2 3 1 1 2 3 4 5 * * * * * * * * * * Ta tim danh nhà 1 2 3 2 2 3 3 2 3 4 2 3 5 2 3 * * * * * * Dân ngừng ra tiến cùng 1 1 2 3 4 5 1 1 2 3 4 5 * * * tiến ta 1 2 3 4 5 6 7 8 9 * * * * * * * * * * Lên 1 2 3 2 2 3 3 2 3 1 1 2 3 4 5 * * * * * Yêu lao thi xa - Giới thiệu bài trống theo nhạc số, ghi rõ ràng theo tiết tấu và phách mạnh phách nhẹ. Nêu quy luật của từng bài trống cho học sinh dễ nhớ. VD: Bài trống chào cờ có 5 câu giống nhau. - Học tiết tấu từng câu theo nối móc xích như học hát. - Học cá bài trống dễ trước, như bài trống chào cờ . - Học qua trò chơi ‘‘Hát và vỗ tay theo tiết tấu’’ - Ban đầu chỉ cần cho các em đọc đúng nhịp và kết hợp với đánh tay trên đùi hoặc trên mặt bàn, khi nào học sinh đánh nhuần nhuyễn rồi mới hướng dẫn trên mặt trống Yêu cầu : Học sinh phải thuộc cách đếm theo âm hình tiết tấu và vỗ tay đúng nhịp c/ Hướng dẫn cánh đeo trống học thực hành trên mặt trống. - Đeo trống vòng dây qua đầu, để dây dọc trên vai trái, mặt trống con nghiêng 45 độ so với mặt đất, mặt trống cái nghiêng 90 độ so với mặt đất. Cầm dùi tay phải úp tay trái ngửa, cầm 1/3 dùi. - Khi đánh trống cần mềm tay gõ nhẹ vào mặt trống nhưng phải dứt khoát, tránh dùi luôn đè lên mặt trống, trống cái đánh từ trên cao xuống hoặc từ dưới lên không đánh thẳng vào mặt trống. Người thực hiện : Nguyễn Chí Phiến Trường Tiểu học La Ngà 5