Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm

doc 19 trang sangkien 8140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_duy.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo viên chủ nhiệm là một trong những yếu tố góp phần vào sự nghiệp giáo dục toàn diện cho học sinh. Song song với việc “Dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc: “Dạy người”. Vì đây sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt, thực tế nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Vì ‘Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt. Nên vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của tất cả thầy cô, đặc biệt là người thầy, cô làm công tác chủ nhiệm trong việc hình thành “Nhân cách” của các em. Do đó, chúng ta cần phải làm gì để quá trình giáo dục này tiến hành một cách chu đáo, có kế hoạch, phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một tập thể đoàn kết, tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. Trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh,giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng đi vào nề nếp, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn để chỉ đạo quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Giáo viên chủ nhiệm cũng phải biết phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trường như: Đoàn - Chi hội phụ huynh. Đặc biệt hơn giáo viên chủ nhiệm phải biết lựa chọn và đào tạo ban cán sự lớp nhiệt tình, năng động, sáng tạo để kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với ban cán sự lớp để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục học sinh trong lớp mình phụ trách. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân tôi thấy rằng, để giáo dục một tập thể lớp có nhiều đối tượng đi vào nề nếp hoạt động chung không phải là một việc làm đơn giản. “Sản phẩm giáo dục” mà chúng ta tạo ra không thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Như vậy giáo viên chủ nhiệm phải đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy. Từ đó có thể hướng các em đi theo quỹ đạo riêng của mình. Giáo viên chủ nhiệm có chỉ đạo, quản lí tốt thì các em mới ngoan, có ý thức học tập tốt dẫn đến việc giảng dạy mới có hiệu quả cao. Vì thế tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số GV BÁO CÁO : NGUYỄN HOÀNG VŨ Trang 1
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm lớp chủ nhiệm”. Để các quý vị đồng nghiệp tham khảo thêm trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết GVCN phải xác định vai trò, nhiệm vụ của người GVCN khác với GVBM, trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Tôi luôn suy nghĩ rằng làm thế nào đễ duy trì sỉ số lớp chủ nhiệm đạt kết quả tốt và xây dựng ban cán bộ lớp thật sự có bản lĩnh quản lý lớp trong những lúc không có GVCN, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự quản một cách khoa học . III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày “Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm ”, và những người làm công tác giáo dục. Đặt biệt những giáo viên đã từng công tác chủ nhiệm lớp. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Xây dựng tập thế lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập của nhà trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện và có thời gian để bồi dưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình. Song song với việc đổi mới ấy, việc quản lí giáo dục học sinh cũng rất quan trọng, đặc biệt vai trò của GVCN trong công tác giáo dục học sinh. GVCN được coi như người mẹ, người cha thứ 2 của HS. Đối với học sinh THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm tâm sinh lí khá phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế , tư duy trừu tượng ở mức cao. Nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị lôi kéo, lứa tuổi đang và muốn tự khẳng định mình trước mọi người. Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết GVCN phải nắm rõ nhiệm vụ của GVCN trong điều lệ trường phổ thông. Vì GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức học sinh, tạo điểm nhấn góp một phần trong phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Do đó GVCN là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành nhân cách của học sinh, mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em. Học sinh THPT cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó trong học tập và đời sống. mà các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất lượng, tỷ lệ thi TNTHPT của nhà trường, tỷ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng. Vì vậy việc quản lí giáo dục học sinh THPT không phải là dễ. Hơn nữa hầu hết GVCN là kiêm nhiệm chưa qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ làm GVCN, làm việc với những kinh nghiệm sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. GV BÁO CÁO : NGUYỄN HOÀNG VŨ Trang 2
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm 1. Vị trí của giáo viên chủ nhiệm lớp: - Ở nhà trường THPT, trong mỗi lớp học đều có một giáo viên chủ nhiệm lớp. giáo viên chủ nhiệm lớp là người được BGH bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý công tác giáo dục và đào tạo học sinh ở lớp mình phụ trách là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước BGH và nhà trường về mọi vấn đề thuộc lớp mình. - Giáo viên chủ nhiệm là thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện: Tư tưởng, học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt tập thể. - Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình và kế hoạch của nhà trường. - Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho từng học sinh trong tập thể lớp. - Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường - tập thể học sinh, tập thể học sinh - xã hội. Như vậy một mặt giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường. Mặt khác giáo viên chủ nhiệm phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với xã hội trở nên gắn bó hơn. 2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp: - Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh. - Giáo viên chủ nhiệm tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. 3. Những phẩm chất chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm: - GVCN phải có nhân cách toàn vẹn thể hiện qua việc nhận thức , có thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc ( hiếu học , trọng đạo , tôn sư) - Có lòng nhân ái , nhất là đối với HS, người già, trẻ em, người thiệt thòi bất hạnh - Yêu nghề , say sưa với công tác giáo dục - Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao , có lương tâm nghề nghiệp vững vàng. - Khiêm tốn, cầu tiến, tích cực tự hoàn thiện không ngừng. - Mẫu mực , trung thực trong cuộc sống. GV BÁO CÁO : NGUYỄN HOÀNG VŨ Trang 3
  4. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm 4. Những năng lực sư phạm cần thiết đối với giáo viên chủ nhiệm: - Có tầm hiểu biết rộng về văn hoá chung. - Có tri thức sâu sắc, hiện đại về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm. - Có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học. - Có khả năng thu thập, tích luỹ tri thức, để ngày càng nâng cao hoặc mở rộng tầm hiểu biết của mình. - Có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơ học tập và rèn luyện đạo đức ở HS. - GVCN cần tự trang bị cho mình nhiều thủ thuật lôi cuốn đa dạng để khi cần có thể tung ra trước HS nhằm tạo sự gần gũi, thân mật giữa cô và trò, giữa trò với trò. - Có sự thành thạo trong các kỹ năng sư phạm như: + Giao tiếp sư phạm trước đám đông hay đối xử cá biệt. + Biểu lộ và kiềm chế các cảm xúc , tình cảm khi cần thiết. + Diễn đạt, trình bày các vấn đề có logic, tính truyền cảm có thuyết phục của một nhà giáo, tri thức khoa học liên môn, tri thức xã hội. + Ứng xử các tình huống sư phạm. + Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong công tác chủ nhiệm. II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM: 1. Thực trạng: Năm học 2003 -2004 đến năm học 2014 - 2015, tôi được sự phân công của BGH nhà trường làm công tác chủ nhiệm đa phần các lớp CB ở khối 11, về học lực của các em lớp tôi chủ nhiệm không có HS giỏi, số hs có HL Tb,Khá chỉ khoảng 2/3 lớp, còn lại là học lực yếu, ¼ là hs thuộc diện chính sách: hộ nghèo,cận nghèo, các em đều là con em gia đình nông dân, gồm 4 xã trong huyện (Tân An, Tân Bình, Huyền Hội, Thạnh Phú) còn một số em cha mẹ đi làm ăn xa ở tp. Hồ Chí Minh. Cha, mẹ ly thân, ly dị ở với Ông bà Vì vậy đối với học sinh còn thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh. 2. Thuận lợi, khó khăn: a. Thuận lợi: Được BGH tin tưởng phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, nên mỗi năm lại có thêm kinh nghiệm và bài học về công tác quản lý học sinh, duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm đạt hiệu quả cao. GV BÁO CÁO : NGUYỄN HOÀNG VŨ Trang 4