Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

doc 18 trang sangkien 05/09/2022 10560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

  1. " BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo 3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm 2014 5. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Hằng Năm sinh: 14/04/1980 Trình độ chuyên môn: ĐHSP Tiểu học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ Địa chỉ liên hệ: Trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ Điện thoại: 0973 712 221 6. Đồng tác giả : Họ và tên: Năm sinh: Trình độ chuyên môn: Chức vụ công tác: Nơi làm việc: Địa chỉ liên hệ: Điện thoại: II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN 1. Tình trạng giải pháp đã biết: 1.1.Thuận lợi: Trong quá trình giáo dục luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các ngành, chi bộ và các lực lượng xã hội. Luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của Ban giám hiệu nhà trường. Được sự hỗ trợ tích cực của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. 1
  2. " Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phòng học, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ 1.2. Khó khăn: Trường học nằm trên địa bàn xã Nghĩa Lợi còn nhiều khó khăn, có nhiều hộ dân nghèo sinh sống, người dân chủ yếu làm nghề nông nên điều kiện kinh tế của nhân dân còn hạn chế. Vì lẽ đó, đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, một số phụ huynh còn giao phó con em mình cho nhà trường. Mặt khác, nhiều khi các em phải phụ giúp công việc gia đình, nên thời gian đầu tư cho học tập còn hạn chế, dẫn đến kết quả học tập chưa tốt. Bên cạnh đó có nhiều em học sinh nhà ở cách xa trường, không có phương tiện đi lại hay không có người đưa đến trường nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Với những khó khăn trên, việc xây dựng cho học sinh những thói quen về nề nếp, năng lực phẩm chất tốt là điều thực sự cần thiết. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. Làm thế nào để công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm đạt được hiệu quả? Như chúng ta đã biết giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. GVCN là cầu nối giữa nhà trường với học sinh, là sợi dây liên kết không thể thiếu với PHHS; là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh. Chính vì những trách nhiệm nặng nề này mà nếu giáo viên chủ nhiệm không thực hiện tốt thì chẳng những ảnh hưởng đến kết quả công tác chủ nhiệm mà còn ảnh hưởng đến cả công tác giảng dạy. Vậy làm sao để làm tốt vai trò của GVCN trong hoạt động dạy học của nhà trường là một nỗi trăn trở của mỗi giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm. Công tác chủ nhiệm là một công tác quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh. Một người giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp tốt; nhiều giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Những năm gần đây, cuộc thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi đã lan tỏa trên khắp cả nước. Đó cũng là diễn đàn để giáo viên chủ nhiệm có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn bè đồng nghiệp. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 2.1. Mục đích của giải pháp Trong những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nước nhà. 2
  3. " Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện - giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Người GVCN lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát tốt, xử lí nhanh các tình huống mới dành được thắng lợi. Người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước. Trong công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt huyết, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của họ trong công tác chủ nhiệm lớp. Song với lứa tuổi học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung, sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo cho mình đi vào nề nếp để trở thành thế hệ tương lai tốt đẹp nhất của đất nước, trở thành người sống có ích cho xã hội, đó chính là người GVCN lớp. Trong công tác chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Nhiều năm nay tôi làm công tác chủ nhiệm lớp tại vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí của phụ huynh còn thấp, học sinh e dè, nhút nhát. Chất lượng thấp. Hơn nữa, giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học tuy dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Vậy làm thế nào để có thể hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vậy là 3 năm qua tôi nghiên cứu, thực nghiệm và đã rút ra: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”. 2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến * Nội dung giải pháp: Giải pháp 1: Điều tra thông tin của từng học sinh: 3
  4. " Xây dựng phiếu điều tra dựa theo cột mục của hồ sơ quản lý học sinh của nhà trường: PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỌC SINH 1. Họ và tên: 2. Ngày, tháng, năm sinh: 3. Giới tính: 4. Dân tộc: 5. Nơi sinh: 6. Hộ khẩu thường trú: 7. Chỗ ở hiện nay: 8. Họ tên bố : Nghề nghiệp: 9. Họ tên mẹ : Nghề nghiệp: 10. Điện thoại liên lạc của bố và mẹ: 11.Học sinh có hoàn cảnh gia đình ( ghi cụ thể hoàn cảnh: con TB,LS, gia đình có khó khăn; ): 12.Tình trạng sức khỏe (mắc bệnh bẩm sinh, khuyết tật , ): 13. Gia đình có mấy con: là con thứ mấy: 14. Kết quả học tập của năm trước: - Có năng khiếu gì: - Được khen thưởng: - Thành tích đặc biệt: Ngày tháng năm 2016 TM. GIA ĐÌNH Đây là 1 hoạt động không thể thiếu của 1 người làm công tác chủ nhiệm lớp, nhưng cách làm thế nào để có thể nắm bắt thông tin học sinh một cách chính xác và đầy đủ. Bởi vì, với đặc thù phụ huynh học sinh xã Nghĩa Lợi, trình độ dân trí thấp, học sinh nhút nhát và kỹ năng điền thông tin chưa có. Ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh đầu tiên. Tôi phát phiếu điều tra để phụ huynh điền, sau đó tôi lần lượt phát vấn phụ huynh để kiểm tra lại thông tin đồng thời bổ sung thông tin mà phụ huynh chưa điền vào phiếu ( phát vấn bố, rồi đến mẹ đồng thời đối chiếu với giấy khai sinh và tham khảo các thông tin của giáo viên chủ nhiệm lớp trước, các trưởng bản, phụ huynh hàng xóm, ), bằng những việc làm đó tôi đã nắm vững tình hình hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh để kịp thời tìm ra giải pháp. Việc làm này giúp tôi hiểu rõ hơn hoàn 4
  5. " cảnh của từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Giải pháp 2. Xây dựng nền nếp lớp học: 2.1. Thành lập ban cán sự lớp: Lựa chọn những học sinh có có kết quả học tập năm trước tốt, nhanh nhẹn, nói to – rõ ràng, có đầy đủ uy tín, gương mẫu. Sau đó tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó đồng thời hướng dẫn tỉ mỉ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng em, giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ: * Nhiệm vụ của lớp trưởng: Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp. Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục, múa hát hay võ thuật. Quản lớp khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể. Lập sổ theo dõi cho các em ràng trong trang đầu cuốn sổ ghi rõ nhiệm vụ của lớp trưởng phát cho các em.Tôi hướng dẫn cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mẫu cụ thể như sau: Sổ theo dõi của lớp trưởng: *Nhiệm vụ của lớp phó học tập: Hướng dẫn các bạn truy bài 15 phút đầu giờ; phân công các bạn giỏi giúp đỡ các bạn nhận thức chậm chuẩn bị bài trước khi vào lớp. Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học. Theo dõi đánh giá chất lượng các đôi bạn cùng tiến. Báo cáo cho lớp trưởng tuyên dương hay nhắc 5
  6. " nhở các bạn trong việc học tập. Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học. Sổ theo dõi của lớp phó học tập: Với đặc thù trường TH&THCS Hoàng Văn Thụ không thuê lao công mà rèn cho học sinh kỹ năng sống tự phục vụ bản thân nên khối lớp 3 được giao nhiệm vụ phù hợp với khă năng của các em là quét dọn nhặt lá cây của ½ sân Tiểu học, chăm sóc 1 bồn hoa trong công trình măng non “Làm đẹp trường em” của Đội. Vì vậy, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho lớp phó lao động kiêm phụ trách văn nghệ của lớp: Theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về. Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp. Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. Bắt nhịp cho các bạn hát đầu giờ, phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp và xây dựng các tiết mục văn nghệ (dưới sự hướng dẫn của GVCN) tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường. 6