Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

doc 13 trang sangkien 31/08/2022 9280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

  1. Sáng kiến MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Khánh Tiến, ngày 12 tháng 3 năm 2015 BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM Họ và tên: Trịnh Thanh Thoảng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mạc Cửu Cá nhân, tổ chức phối hợp: Cá nhân thực hiện I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM 2. Sự cần thiết (lý do nghiên cứu) Phương pháp dạy học “thảo luận nhóm” được sử dụng nhiều ở cấp học Tiểu học, bắt đầu cùng với chương trình tiểu học năm 2000. Nhưng hiện nay khi sử dụng phương pháp dạy học “thảo luận nhóm” trên lớp còn gặp nhiều khó khăn, việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do: - Học sinh chưa hiểu mình cần làm gì và làm như thế nào trong khi thảo luận nhóm. - Học sinh chưa có trách nhiệm đối với nhóm. - Trong khi thảo luận nhóm, học sinh chạy lộn xộn, mất thời gian. - Hoạt động nhóm chỉ tập trung ở một số đối tượng khá giỏi, còn một số học sinh khác thì lợi dụng hoạt động nhóm để chơi. - Giáo viên đưa ra nội dung thảo luận nhóm không phù hợp với trình độ học sinh. - Giáo viên sắp xếp chỗ ngồi không hợp lí gây nên tình trạng lộn xộn. - Cách phân chia thời gian của giáo viên không thỏa đáng. Người thực hiện: Trịnh Thanh Thoảng Trang 1
  2. Sáng kiến MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM - Giáo viên phân chia nhiệm vụ cho học sinh trong khi thảo luận nhóm chưa rõ ràng. - Một số giáo viên còn quan niệm và hiểu rằng muốn đổi mới phương pháp dạy học là bắt buộc phải sử dụng hình thức thảo luận nhóm, nên bất kỳ tiết dạy nào hoặc khi có giáo viên dự giờ, thăm lớp là sử dụng đến phương pháp thảo luận nhóm mà chưa thật sự chú ý đến hiệu quả nó mang lại như thế nào? - Một số giáo viên chưa thật sự hiểu rõ như thế nào là thảo luận nhóm, thảo luận nhóm nhằm mục đích gì, có tác dụng như thế nào đối với học sinh, cần sử dụng nó vào lúc nào? - Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, bàn ghế học sinh ngồi chưa phù hợp để học sinh hoạt động thoải mái trong khi thảo luận nhóm. - Đồ dùng dạy học của giáo viên chưa được cấp phát đầy đủ, nếu có đồ dùng thì chất lượng không cao. - Một số phụ huynh học sinh chưa nắm được tầm quan trọng của việc học nên chưa quan tâm đến việc kèm cặp thêm ở nhà. - Một số phụ huynh học sinh chưa nắm được cách dạy học cho học sinh theo chương trình đổi mới nên việc dạy học thêm ở nhà và việc dạy học của giáo viên ở trường chưa thống nhất với nhau dẫn đến việc nắm kiến thức của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Vì những lí do trên đây và qua nghiên cứu thực tế, để phần nào khắc phục những nhược điểm của bản thân và đồng nghiệp, giúp cho việc giảng dạy được tốt hơn. Tôi chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Tiểu học nói chung và thực hiện tốt việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học trên lớp nói riêng. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Qua thực tế, chúng ta (những người trực tiếp đứng lớp, những nhà quản lý giáo dục) đều hiểu rằng: Đâu đó vẫn còn một số giáo viên còn phàn nàn rằng: “Trong nhóm, những học sinh khá giỏi làm việc rất tích cực, còn những học sinh yếu kém thì hầu như không làm gì cả. Học sinh giỏi thì càng giỏi hơn, học sinh Người thực hiện: Trịnh Thanh Thoảng Trang 2
  3. Sáng kiến MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM kém thì càng kém đi”. Kết luận như thế thì quả là bi quan và hơi cực đoan, bởi theo tôi thì bất kỳ một phương pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế. Vấn đề quan trọng là người thầy phải biết sử dụng nó như thế nào cho có hiệu quả tốt nhất. Tôi xin chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc sử dụng phương pháp “thảo luận nhóm” như sau: 1. Giúp học sinh hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhóm: - Điều đầu tiên giáo viên cần làm là chia nhóm. Sau khi chia nhóm xong giáo viên lấy ví dụ một nội dung thảo luận và giáo viên làm mẫu. Mục đích của việc giáo viên làm mẫu là qua mẫu học sinh hiểu được cách thức thảo luận và biết được vai trò của mình trong nhóm. Giáo viên làm mẫu với tất cả các loại nhóm: 2, 3, 4, Trước tiên, giáo viên đóng vai trò là nhóm trưởng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều khiển các bạn trong nhóm, sau đó cho vài học sinh trong nhóm làm nhóm trưởng và giáo viên với vai trò là một thành viên trong nhóm đó (để giúp đỡ nhóm trưởng). Ví dụ: Nội dung cần thảo luận là: “Bạn cần làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập”. * Giáo viên đóng vai trò là nhóm trưởng (nhóm 4). Một nhóm có 1 nhóm trưởng (NT) và 1 thư ký. Thư ký ghi kết quả thảo luận, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận: - NT: Theo mình, để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cần phải bao bìa, dán nhãn cẩn thận. Theo bạn A thì như thế nào? - A: Theo mình thì không nên vẽ bậy lên sách vở, không xé sách vở. - NT: Theo bạn B thì như thế nào? - B: Theo mình thì không dùng bút, thước, cặp để nghịch, không gập gáy sách vở. - NT: Theo bạn C? - C: Mình nhất trí với ý kiến của các bạn. Người thực hiện: Trịnh Thanh Thoảng Trang 3
  4. Sáng kiến MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM - NT thống nhất: Vậy nhóm ta thống nhất: Để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập thì cần bao bìa, dán nhãn cẩn thận, không vẽ bậy vào sách vở, không xé sách vở, không dùng bút, thước, cặp để nghịch, không gập gáy sách vở, Tức là nhóm trưởng thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm và đưa ra kết luận cuối cùng của nhóm. Theo tôi, để thảo luận nhóm có hiệu quả cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhóm trưởng , giáo viên phải hướng dẫn các nhóm trưởng làm sao để lôi kéo, yêu cầu được các bạn trong nhóm có trách nhiệm khi tham gia thảo luận nhóm. Khi giáo viên tạo cho học sinh thói quen làm việc theo nhóm và thực hiện thảo luận nhóm có trật tự thì hoạt động nhóm diễn ra sẽ có chất lượng cao hơn. Học sinh khi nhận được lệnh sẽ tự giao nhiệm vụ cho nhau và sẽ không còn tình trạng những học sinh ngồi chơi, ngồi nhìn các bạn nói. Vấn đề chốt lại là để hoạt động nhóm có hiệu quả thì giáo viên cần tạo thói quen học tập hoạt động nhóm cho từng học sinh và giúp học sinh biết được vai trò của mình đối với nhóm. 2. Các bước phân chia nhiệm vụ cho học sinh khi thảo luận nhóm: Để tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả thì giáo viên cần phân chia nhiệm vụ cho học sinh trong khi thảo luận nhóm phải rõ ràng. Muốn được như vậy giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm theo qui trình sau: Bước 1: Giáo viên chia nhóm (có thể chia nhóm 2, 3, 4 tùy theo điều kiện và nội dung cần thảo luận nhóm). Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận nhóm: Việc giao nhiệm vụ này có thể bằng nhiều hình thức: Hoặc giáo viên nêu miệng câu hỏi, hoặc giáo viên ghi câu hỏi ở bảng phụ hoặc giao nhiệm vụ thông qua phiếu thảo luận. Khi lựa chọn hình thức giao nhiệm vụ giáo viên cần lấy mục đích và nội dung thảo luận làm căn cứ cơ bản. Nếu câu hỏi ngắn, dễ nhớ, trả lời ngắn thì giáo viên có thể nêu miệng câu hỏi hoặc ghi ở bảng phụ. Làm như vậy vừa tiết kiệm thời gian vừa tránh lộn xộn khi giáo viên phát phiếu (nếu giao nhiệm vụ bằng phiếu). Còn đối Người thực hiện: Trịnh Thanh Thoảng Trang 4
  5. Sáng kiến MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM với các câu hỏi yêu cầu trả lời dài (nên hạn chế thảo luận loại câu hỏi này) hoặc các bảng biểu yêu cầu điền số, chữ thì nên sử dụng phiếu. Đặc biệt nếu nội dung là kiến thức chốt của bài (như: thảo luận rút ra nội dung, ý nghĩa bài tập đọc, ) thì nhất thiết phải dùng phiếu vì các kiến thức chốt là các kiến thức yêu cầu cần ghi nhớ nên nếu dùng phiếu thảo luận thì khi ghi kết quả thảo luận vào phiếu các em sẽ ghi nhớ lâu hơn. Bước 3: Các nhóm thảo luận. Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bước 5: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 6: Giáo viên tổng hợp đi đến thống nhất. Tổ chức cho học sinh thảo luận theo qui trình trên sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhưng điều lưu ý là khi phân chia nhiệm vụ thảo luận nhóm cho học sinh thì giáo viên phải đưa ra nội dung yêu cầu thảo luận nhóm phù hợp với trình độ học sinh, sắp xếp những học sinh dự định chia thành nhóm ngồi gần nhau để tránh lộn xộn trong khi tạo nhóm. Và điều quan trọng là phân chia thời gian phù hợp với nội dung, yêu cầu cần được giải quyết trong khi thảo luận nhóm. 3. Về tư tưởng của giáo viên: - Đội ngũ giáo viên đứng lớp hiện nay cần phải hiểu rõ rằng không phải cứ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là đã đổi mới phương pháp dạy học mà cần biết phải sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như thế nào cho có hiệu quả, sử dụng nó vào những lúc nào, thảo luận nhóm có tác dụng gì đối với học sinh? Theo tôi nghĩ khi đưa ra một vấn đề “B” chẳng hạn, thì giáo viên phải phân tích và biết rằng vấn đề “B” đó đưa ra thảo luận thì đem lại được cho học sinh cái gì? Hay vấn đề “B” đó có thể để cá nhân tự thực hiện thì có hiệu quả hơn khi đưa ra thảo luận nhóm không? Khi giáo viên biết được vấn đề “B” đưa ra thảo luận nhóm làm cho học sinh thu nhận được kiến thức tốt hơn và trọn vẹn hơn so với hoạt động cá nhân, thì lúc đó giáo viên sẽ sử dụng hình thức thảo luận nhóm. 4. Về cơ sở vật chất: - Bàn ghế chưa phù hợp với hoạt động thảo luận nhóm, để học sinh có thể thoải mái trong khi thảo luận nhóm cũng như trong khi di chuyển tạo nhóm, Người thực hiện: Trịnh Thanh Thoảng Trang 5
  6. Sáng kiến MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM giáo viên cần sắp xếp chỗ ngồi hợp lí (những học sinh dự kiến sẽ được chia cùng một nhóm ngồi gần nhau) để học sinh chỉ cần xoay mình là đã tạo được nhóm. - Tham mưu xin ý kiến cấp trên cung cấp bàn học phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. - Giáo viên cần tăng cường làm những đồ dùng dạy học có chất lượng để hổ trợ thêm cho học sinh trong lúc thảo luận nhóm. 5. Về phía phụ huynh học sinh: - Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để giúp con em mình tiến bộ. Điều này thật ra được nói nhiều nhưng khi thực hiện còn lúng túng, triển khai chưa được hiệu quả nhất là đối với PHHS ở vùng khó khăn, ở các ấp, xã trình độ nhận thức về sự cần thiết của việc học đối với PHHS còn nhều hạn chế, PHHS quan niệm là chỉ cần lo cái ăn, cái mặc cho con mình đầy đủ còn việc học đã có nhà trường lo. Để làm tốt công việc phối hợp với PHHS, người giáo viên cần phải thuyết phục để PHHS thấy được điều quan trọng đối với con em mình là việc học, học để hiểu biết, để có đủ kiến thức học tập trong nhà trường và sau này là làm việc ngoài xã hội. Từ đó, hướng dẫn cho PHHS nắm được cách dạy kèm cho học sinh ở nhà như thế nào cho có hiệu quả. - Giáo viên cần trực tiếp gặp gỡ với phụ huynh học sinh để thuyết phục phụ huynh học sinh thấy được điều quan trọng đối với con em họ là việc học, học để hiểu biết, học để làm người. - Ngoài ra, giáo viên cũng cần gặp PHHS bàn bạc thống nhất cách dạy cho học sinh, phối hợp với gia đình quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình, nhất là việc học tập ở nhà. Gia đình cần có biện pháp giúp đỡ các em tự học tập ở nhà - Giáo viên cùng phụ huynh học sinh thống nhất cách dạy học cho học sinh: ở lớp cách dạy cho học sinh nắm kiến thức như thế nào? Ở nhà cần dạy và kèm cặp ra sao? Nhắc nhở học sinh học tập những gì? Từ đó, giáo viên cùng phụ huynh học sinh thực hiện những gì đã thống nhất để giúp học sinh nắm kiến thức hiệu quả hơn. - Ngoài ra, mỗi người giáo viên chúng ta còn cần phải khắc phục việc Người thực hiện: Trịnh Thanh Thoảng Trang 6