Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 2 đọc đúng, đọc hay

doc 9 trang sangkien 12301
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 2 đọc đúng, đọc hay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh Lớp 2 đọc đúng, đọc hay

  1. Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 2 đọc đúng, đọc hay A Phần mở đầu I. lý do chọn sáng kiến Môn tiếng việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết .Đọc là 1 phân môn của chương trình tiếng việt bậc tiểu học .Đây là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình Vì bước đầu học sinh nhận biết được nhiều tri thức sơ giản, cần thiết trên cơ sở có rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ : nghe, nói, đọc, viết giúp học sinh sử dụng tiếng việt có hiệu quả trong suy nghĩ và giao tiếp. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản. Đặc biệt khi khi đọc các tác phẩm văn chương, chúng ta không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở các ước mơ tốt đẹp để khởi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội đã dành cho họ, Không thể hình thành được nhân cách toàn diện . Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tự duy của người đọc , Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ tiếng việt và hiểu được phần nào cuộc sống xung quanh 1
  2. Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, đồng thời hình thành và phát triển học sinh những phẩm chất tốt đẹp Vì vậy phân môn tập đọc bên cạnh coi trọng yêu cầu đọc hiểu chúng ta cần chú ý đến việc đọc đúng đọc hay trên cơ sở học sinh đọc hiểu, Việc dạy học sinh đọc đúng, đọc hay là tái hiện mặt âm thanh của bài đọc cách chính xác, Không có lỗi đọc đúng là không đọc thừa, Không đọc thiếu tiếng, đọc đúng phải thể hiện được ngữ âm chuẩn tức là đọc đúng chính âm . Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm thanh, đọc đúng trọng âm, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Đối với địa bàn xã Hải Bình nói chung và trường tiểu học Hải Bình nói riêng thì việc học sinh đọc hay, đọc diễn cảm còn có nhiều hạn chế, do điều kiện học tập của học sinh, do học sinh nói tiếng địa phương còn nhiều vì các em đều ở miền biển, cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình ở một số bộ phận còn phó mặc việc học tập của con cho nhà trường , các em chỉ được học trên lớp có khi về nhà các em không học bài cũ, chuẩn bị bài trwocs khi đến lớp cho nên dẫn đến chất lượng học của các em chưa đạt được như mong muốn. Kết quả khảo sát đầu năm cho thấy. Trung Lớp Sĩ số Giỏi Khá Yếu bình 2 SL % SL % SL % SL % 2
  3. Như vậy chất lượng học sinh đọc kém còn nhiều chính vì thế tôi đã tìm ra một số biện pháp giúo học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc diếm cảm. B. Nội dung I. Giải pháp thực hiên Để có một giờ tập đọc có hiệu quả chúng ta cần phải hiểu biết sâu sắc nội dung tập đọc đồng thời phải có những kỹ năng dạy tập đọc . Những hiểu biết và kỹ năng này sẽ giúp chúng ta chức quá trình dạy học tập đọc, từ công việc chuẩn bị cho giời dạy soạn giáo án đến các bước tổ chức lên lớp. Đối với học sinh lớp 2 phải đọc đúng từng từ , từng câu, từng đoạn hoặc cả bài văn, bài thơ biết nghỉ hơi ở dấu chấm , ngắt nghỉ ở dấu phẩy hoặc đoạn ngắt theo nhịp thể thơ của bài đọc. Theo dõi tốc độ dọc của học sinh: đối với học sinh lớp 2đọc một bài khoảng 100 chữ thời gian là 2 – 3 phút . Tư thế khi ngồi đọc: Cần ngồi ngay ngắn khoảng cách từ mắt đến sách là 25 – 30cm cổ và đầu phải thẳng , phải thở sâu, thở ra chậm để lấy hơi. ở lớp khi cô giáo gọi đọc bài học sinh phải bình tĩnh , tự tin đứng dậy không hấp tấp đọc ngay để có thời gian tạo âm lý. Ngay từ đầu giờ học phải tạo ra được không khí cởi mở đồng cảm giữa thầy và trò , giữa người đọc và người nghe tạo cho học sinh tâm trạng náo nức , chờ đợi lắng nghe . Để tạo được không khí cởi mở đó phần giới thiệu bài là hết sức quan trọng , nhằm thu hút sự chú ý của học sinh. 3
  4. II. biện pháp thực hiện Yêu cầu học sinh chuẩn bị đọc trước ở nhà . Luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng , Không thêm tiếng , không lạc dòng . Giáo viên đọc mẫu chuẩn rôi cho học sinh luyện đọc từ , ngữ , câu , qua hình thức đọc cái nhân , nhóm hoặc đồng thanh cả lớp . Đặc biệt lưu ý các tiếng luyện âm nước ngoài , các từ địa phương Luyện cho học sinh phải biết dựa vào nghĩa , dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng , từ để ngắt hơi cho đúng ; dựa vào dấu hiệu ngữ pháp của các loại câu ( Hỏi , kể , cầu kiến , cảm ) Để thể hiện ngữ điệu cho chính xác . việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu : nghỉ ít ở dấu phẩy, Nghỉ lâu hơn ở dấu chấm Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu . ở đây, đọc đúng bao gồm cả một số tiêu chuẩn của việc đọc diễn tả Khi lên lớp đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh , cuối cùng cho các em đọc cá nhân tiếng , từ khó này . Với những câu mà giáo viên dự tính có nhiều em đọc sai ngữ pháp cũng tiến hành như vậy . Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn , bài . Việc đọc mẫu của giáo viên có vị trí hết sức quan trọng vì nó định hướng cho việc đọc của học sinh gây hứng thú và cuốn hút học sinh vào bài. Muốn học sinh đọc tốt trước hết giáo viên phải đọc tốt, đọc hayvà điều quan trọng là giáo viên phải quan sát , lắng nghe giọng đọc của học sinh để từ đó luyện cho các em đọc đúng và đọc diễn cảm bài văn, bài thơ. Muốn đọc đúng, đọc hay trước hết học sinh phải phát âm đúng mà ở Hải Hoà là một xã vùng ven biển nên việc rèn cho học sinh đọc đúng càng quan trọng. 4
  5. VD: Chữa lối phát âm trong các trường hợp học sinh hay đọc sai: “ Luông luông”, “Chấc lượng” Từ chỗ học sinh phát âm sai dẫn đến sai từ, tiếng , sửa lỗi cho học sinh bằng cách phát âm phải kết thúc bằng yếu tố ngậm miệng ở âm cuối kèm theo tốc độ phát âm nhanh. Đọc là: luôn luôn, chất lượng. Trong các nguyên âm đôi “ rượu” đối lập với “rựu”. Giáo viên cho học sinh phát âm trước , sau đó tạo nên sự đối lập giữa các âm tròn môi và không tròn môi bằng cách cho một loạt từ : mười – tươi – dưới – rượu. Sự tương phản này giúp học sinh nhanh nhận biết và dễ phát âm. Đặc biệt cần phải đọc đúng thanh hỏi , thanh ngã, đọc đúng các từ có thanh hỏi và thanh ngã. Ví dụ: Mỡ màng, bé ngã không lẫn lộn dấu hỏi và dấu ngã. Giáo viên nghi các từ có vần hay lẫn và những từ có thanh hỏi, thanh ngã vào bảng phụ cho học sinh đọc nhiều lần từ đó học sinh sẽ luyện và đọc đúng hơn. Luyện đọc đúng không dừng lại ở việc luyện đọc chính âm mà phải luyện đọc đúng ngữ điệu, đọc hay. Đồng thời chỉ ra được các biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng. Ví dụ khi đọc hai câu thơ trong bài “Mẹ” Lặng rồi/ cả tiếng con ve Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi. Câu thư nhất ngắt nhịp 2 – 4. Câu thứ hai ngắt nhịp 4 – 4 Ngắt giọng sau tiếng rồi và tiếng mệt thì có hiệu quả nghệ thuật cao so với đọc bình thường. Đối với bài thơ phải biết ngắt nhịp thơ đúng để thể hiện tình cảm . 5
  6. Hay chú ý các câu đọc vắt giọng trong bài “ Cô giáo lớp em” Cô dạy em tập viết Giáo đưa thoảng hương nhài// Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài. Đối với những bài văn xuôi có những câu dài thì giáo viên ghi vào bảng phụ để hướng dẫn học sinh đọc. VD: Thế là/ chẳng bao giờ/ An còn được nghe bà âu yếm/ vuốt ve. Hoặc phải phân biệt lời đối thoại tuỳ theo tính cách nhân vật mà giọng đọc phải khác nhau. VD: Trong đoạn văn đối thoại của Mít và Hoá giấy trong bài “Mít làm thơ”. Giong đọc cần phải phân biệt lời của Mít và lời của Hoa Giấy. Một lần cậu đến thi sỹ Hoa Giấy để học làm thơ Hoa Giấy hỏi: - Cậu có biết thế nào là vần thơ không? - Vần thơ là cái gì? Hai từ có vần cuối giống nhau thì gọi là vần. Ví dụ: Vịt – thịt, cáo – gáo . Bây giừo cậu hãy tìm một từ có vần với bé. - Phé – Mít đáp - Phé là gì? Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ. - Mình hiểu rồi . Thật kỳ diệu? Mít kêu lên. Khi đọc văn bản có nội dung miêu tả công việc dồn dập , khẩn trương cần phải đọc nhịp nhanh như các câu trong bài “Làm việc thật vui” 6
  7. VD: Quanh ta, mọi vật, mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc, báo phút bào giờ. Con gà trống gáy vang ò .ó .o báo cho mọi người biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy . Con tu hú kêu tu hú, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín. Chim bắt sâu bảo vệ mùa màng. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng. Ngoài ra các em còn biết cách đọc lên giọng ở cuối câu hỏi và câu cảm. VD: Đọc lên giọng ở cuối câu hỏi “ Buồn không hả trống?” Từ trống đọc lên giong. Biết đọc câu cảm từ cảm. “Nó mừng vui quá!” Từ quá đọc lên giọng ( Bài cái trống trường em) Ngoài ra các em còn phải đọc lên giọng ở cuối câu hỏi và câu cảm . VD: Đọc lên giọng ở cuối câu cảm! Cháu mua một đồng tương, một đồng mắm nhé! Từ nhé đọc lên giọng. Bà ơi bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm? Trong bài văn có những câu văn hay nhưng khó diễn tả giáo viên luyện cho học sinh đọc nhiều lần câu văn đó. Hay khi đọc văn bản có nội dung miêu tả một công việc dồn dập, khẩn trương phải đọc nhanh. Đối với bài có nhiều chỗ thay đổi tốc độ đọc sẽ gây sự chú ý , có giá trị biểu cảm tốt. ở những bài có câu ngắn câu dài cần phải chuyển tốc độ đọc. 7
  8. Ví dụ: Bây giờ, Hoa đã là chị rồi mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng , trông yêu lắm. Em Nụ lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước có lúc mắt em mở to, tròn và đen láy Đối với đoạn này các em phải đọc nhanh , nhưng có đoạn thì phải đọc với tốc độ chậm hơn Từ ngày bố đi công tác xa , mẹ bận nhiều việc hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy bút viết thư cho Bố . Vặn to đèn, em ngồi trên ngế , nắn nót viết từng chữ (Bài Bé Hoa) Đối với đoạn này cần đọc chậm lại dãn ra để cho câu văn trải dài thì mới thể hiện được cảm xúc. Giáo viên không nên sửa lỗi khi học sinh đang đọc. Học sinh đọc xong mới nhận xét để không làm gián đoạn khi các em đang đọc. Bên cạnh đó những nhận xét của giáo viên cần cụ thể và xác đáng ( sự đánh giá phải có sức thuyết phục) có như vậy mới giúp các em điều chỉnh uốn nắn cách đọc. C. Kết quả đạt được. Trong quá trình giảng dạy tôi đã hướng dẫn cho học sinh của mình một số kinh nghiệm đã nêu trên và đã đạt được kết quả tốt. Tuy chưa thực sự đạt được như mong muốn nhưng đó là những nỗ lực của bản thâ Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 8