Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học Lớp 11 - Vũ Đại Thanh

pdf 31 trang sangkien 26/08/2022 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học Lớp 11 - Vũ Đại Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_tot_mon_tin_hoc.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học Lớp 11 - Vũ Đại Thanh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TỐT MÔN TIN HỌC LỚP 11” Môn: Tin học Tác giả: Vũ Đại Thanh Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THPT Phan Chu Trinh CƯ JÚT – ĐĂK NÔNG, NĂM HỌC 2014 – 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học lớp 11” là đề tài của riêng tôi. Không sao chép của ai, nội dung đề tài có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của đề tài. Các số liệu trong đề tài được sử dụng trung thực, không trùng lặp, nếu có sai sót gì trong quá trình trình bày thì xin được châm trước. Cư Jút, ngày 20 tháng 01 năm 2015 Tác giả đề tài sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên Vũ Đại Thanh
  3. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 5 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 PHẦN II: NỘI DUNG 7 I. BÀI 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH 7 1. Thực trạng của vấn đề 7 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7 3. Kết quả đạt được 9 II. BÀI 10: CẤU TRÚC LẶP 9 1. Thực trạng của vấn đề 10 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 10 3. Kết quả đạt được 14 III. BÀI 11: KIỂU MẢNG 14 1. Thực trạng của vấn đề 15 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 15 3. Kết quả đạt được 19 IV. BÀI 12: KIỂU XÂU 20 1. Thực trạng của vấn đề 20 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 20 3. Kết quả đạt được 23 V. BÀI 16: VÍ DỤ LÀM VIỆC VỚI TỆP 24 1. Thực trạng của vấn đề 24 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 24 3. Kết quả đạt được 26 VI. BÀI 17: CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI 26 1. Thực trạng của vấn đề 27 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 27 3. Kết quả đạt được 28 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30 I. KẾT LUẬN 30 II. KIẾN NGHỊ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
  4. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ STT Tên viết tắt và Giải thích Trang xuất hiện thuật ngữ American Standard Code for 1 ASCII 19, 20 Information Interchange 2 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 22 3 nxb Nhà xuất bản 20 4 QĐ Quyết định 7, 13 5 SGK Sách giáo khoa 6, 8, 20, 21, 22
  5. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục – đào tạo của nước ta. Đây cũng đang là vấn đề cấp bách không chỉ được toàn ngành giáo dục quan tâm mà cũng là sự quan tâm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục của Đảng, từng được ghi trong các Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) và Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Luật giáo dục. Trong chương trình dạy Tin học ở bậc THPT, đặc biệt là chương trình Tin học khối 11 rất khó cho Thầy Cô giáo cũng như học sinh, vì phải làm thế nào để học sinh có thể hiểu được ngôn ngữ lập trình, để từ đó có thể lựa chọn và thiết kế thuật toán. Đối với học sinh thì phải làm quen với lối suy nghĩ logic với sự hoạt động của máy tính, mà đây lại là một lối suy nghĩ hoàn toàn khác với các môn học khác. Với kinh nghiệm mười năm dạy môn Tin học ở bậc THPT, Tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm dạy tốt môn Tin học lớp 11” để đồng nghiệp có dịp tham khảo, giúp giảng dạy môn Tin học lớp 11 được tốt hơn. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu về chất lượng bộ môn Tin học và tìm giải pháp nâng cao chất lượng trong dạy học. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 11 qua các năm học. Nghiên cứu khái quát về Chương trình Tin học lớp 11. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xây dựng một số ví dụ đơn giản và bám sát mục tiêu môn học. 5
  6. Thử nghiệm câu hỏi bằng cách kiểm tra trên giấy và trên máy để đánh giá độ khó, độ phân biệt, độ giá trị của hệ thống câu hỏi, phân tích hệ thống câu hỏi tạo một bộ câu hỏi có chất lượng. V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chương trình Tin học lớp 11 của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Học sinh lớp 11 qua các năm học. 6
  7. PHẦN II: NỘI DUNG I. BÀI 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH A. Mục đích, yêu cầu - Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và dạng đủ). - Hiểu câu lệnh ghép. - Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản. - Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản. B. Nội dung lên lớp. 1. Thực trạng của vấn đề Đây là một trong 3 cấu trúc quan trọng trong Pascal, đặc biệt là câu lệnh if-then có 2 dạng thiếu và đủ. Hai dạng này phải có kinh nghiệm thực tế mới có thể hiểu hết ý nghĩa của 2 dạng này. 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.1. Câu lệnh if-then Do đó Tôi mạnh dạn thay thay 3 ví dụ trong sách giáo khoa trang 40 bằng ví dụ sau: Viết chương trình tìm số lớn nhất trong 3 số nguyên a, b, c được nhập vào từ bàn phím. (ví dụ được lấy trong sách giáo khoa thí điểm năm 1997). Lưu ý là học sinh đã được học cấu trúc đầy đủ của chương trình Program tim_max; uses crt; var a,b,c,max : integer; begin clrscr; write('Nhap vao 3 so nguyen a,b,c: '); readln(a,b,c); 7
  8. max:=a; Lệnh if-then dạng if b>max then max:=b; thiếu rất ý nghĩa if c>max then max:=c; trong trường hợp này. writeln('So lon nhat la: ',max); readln end.  Rõ ràng với 1 ví dụ như trên, chúng ta giúp cho học sinh hiểu rõ hơn lệnh if-then dạng thiếu cần thiết như thế nào khi nào gặp các dạng thuật toán như trên. 2.2. Câu lệnh ghép Để làm rõ hơn theo cú pháp thì sau các từ khóa then hoặc else phải là một câu lệnh. Nhưng trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải có nhiều hơn một câu lệnh, thì ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy câu lệnh thành một câu lệnh ghép. Tôi mạnh dạn gộp ví dụ phần này với ví dụ 1 trang 41 SGK thành ví dụ sau: Viết chương trình giải phương trình bậc hai: ax2 bx c 0, với a≠0.  Trước khi giải thuật toán này, Tôi áp dụng kiến thức liên môn: ôn lại phương pháp giải phương trình bậc hai ở Toán học cho học sinh dễ hình dung ra giải thuật để em nào khá có thế tự làm được. Việc đầu tiên là tính: delta: d:=b*b-4*a*c Nếu d 0 phương trình có 2 nghiệm phân biệt là: x1 = (-b+sqrt(d))/(2*a) x2 = (-b-sqrt(d))/(2*a) 8
  9.  Sau khi gợi ý, Tôi cũng khuyến khích học sinh bằng cách cho học sinh tự làm trong 10 phút, nếu kiểm tra ai làm được sẽ cộng 1 điểm vào điểm 15 phút, chương trình đầy đủ như sau: Program giai_PT_bac2; var a,b,c : integer; d: real; begin write('Nhap vao a,b,c: '); readln(a,b,c); d:=b*b-4*a*c; if d<0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem') else if d=0 then writeln('Ph trinh co ngh kep x= ',-b/(2*a):0:1) else begin writeln('Phuong trinh co 2 nghiem phan biet la:'); Câu writeln('x1=',(-b+sqrt(d))/(2*a):0:1); lệnh writeln('x2=',(-b-sqrt(d))/(2*a):0:1); ghép end; readln end.  Với ví dụ này, chúng ta giúp cho học sinh hiểu rõ hơn lệnh if-then lồng nhau khi gặp các dạng thuật toán như trên, đồng thời nắm được ý nghĩa câu lệnh ghép. 3. Kết quả đạt được Việc đưa các ví dụ phù hợp, số học sinh nắm được bài là trên 80% II. BÀI 10: CẤU TRÚC LẶP Đối với §10 Tôi đã viết một sáng kiến kinh nghiệm với tên “Đổi mới phương pháp dạy học bài Cấu trúc lặp ở lớp 11” và đã đạt giải B cuộc thi sáng kiến kinh nghiệm cấp Tỉnh năm học 2009-2010 (theo QĐ số: 1128/QĐ- SGD&ĐT ngày 10/11/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đăk Nông) Tôi xin tóm tắt lại nội dung sáng kiến của mình như sau: A. Mục đích, yêu cầu - Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán. 9
  10. - Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số lần định trước. - Biết cách vận dụng đúng đắn cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể. - Mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp. - Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lệnh lặp với số lần lặp trước. - Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản. B. Nội dung lên lớp. 1. Thực trạng của vấn đề Đối với §10 Cấu trúc lặp ở lớp 11, Tôi nhận thấy các ví dụ vẫn chưa phù hợp với mục đích yêu cầu của bài dạy, đặc biệt là giải thích thuật toán lại áp dụng kiến thức §4 Bài toán và Thuật toán ở lớp 10 làm cho học sinh rất khó tiếp thu. 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Thay các ví dụ khó trong sách giáo khoa bằng các ví dụ đơn giản hơn, để giúp học sinh có thể nắm bắt dễ dàng chức năng của cấu trúc lặp. 2.1. Lặp với số lần biết trước và câu lệnh for-do Tôi thay bài toán 1: Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng (trang42, SGK) 1 1 1 1 S a a 1 a 2 a 100 Bằng bài toán: Tính và đưa kết quả ra màn hình tổng S 1 2 3 100  Nhận xét: Đối với các bài toán này chúng tôi dễ dàng đạt được mục tiêu kiến thức là: Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán, hiểu cấu trúc lặp với số lần biết trước, biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể, mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp, viết đúng các lệnh lặp với số lần biết trước, viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản. 10
  11. Thuật toán đưa ra cho bài toán trên: - Lặp dạng tiến: S 1 2 3 100 S0 = 0 S1 = S0 + 1 S2 = S1 + 2 Si = Si-1 + i i: 1 → 100 S3 = S2 + 3 S100 = S99 + 100  Nhận xét: Bắt đầu tính từ S1, việc tính S Được lặp đi lặp lại 100 lần theo qui luật Si = Si-1 + i, với i chạy từ 1 đến 100. - Lặp dạng lùi: S 100 99 98 1 S101 = 0 S100 = S101 + 100 S99 = S100 + 99 Si = Si+1 + i → 1 S98 = S99 + 98 i: 100 S1 = S2 + 1  Nhận xét: Bắt đầu tính từ S100, việc tính S Được lặp đi lặp lại 100 lần theo qui luật Si = Si+1 + i, với i chạy từ 100 về 1  Chương trình cài đặt cho các thuật toán trên: - Lặp dạng tiến: Program Tong_1a; uses crt; 11
  12. var S: word; i : byte; begin clrscr; S:=0; for i:=1 to 100 do S:=S+i; writeln('Tong S la: ',S); readln end. - Lặp dạng lùi: Program Tong_1b; uses crt; var S: word; i : byte; begin clrscr; S:=0; for i:=100 downto 1 do S:=S+i; writeln('Tong S la: ',S); readln end.  Nhận xét: Đối với hai thuật toán này độ phức tạp được giảm đi rất nhiều, khi đó ta có thời gian nhiều để nói về chức năng của cấu trúc lặp for. Ta cũng có thể gợi ý để học sinh làm việc theo nhóm để giải bài toán này 12