Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 7

doc 32 trang sangkien 05/09/2022 14521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt Lớp 7

  1. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 A.ĐẶT VẤN ĐỀ I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp – Đào tạo“đã chỉ rõ phải “ xác định lại mục tiêu thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo” và cho đến nay Giáo dục đã khẳng định là “Quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục là một đòi hỏi khách quan đối với nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Nhất là trong những năm ở thế kỉ XXI, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng đòi hỏi bức thiết để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Bởi vậy người giáo viên phải thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới giáo dục. Không những vậy mà còn phải năng động sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nói chung –trong bộ môn văn học nói riêng- trong đó có phân môn Tiếng Việt Như chúng ta đã biết môn Ngữ văn là môn học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục và đào tạo – đã giành vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông. Bởi "Văn học là nhân học"( MX Gooc- ki). Văn học giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp hiểu biết về thế giới bên ngoài xã hội và con người. Nhưng trên thực tế, phần lớn học sinh không thích học môn học này, thậm chí có em còn sợ mỗi khi đến giờ học văn Đặc biệt là những tiết học Tiếng Việt, các em vẫn thường cho rằng nó khô khan, phức tạp, tẻ nhạt Các em coi “ Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Một thực tế nữa hiện nay việc dạy ngữ pháp trong trường phổ thông cơ sở : chất lượng chưa cao, giáo viên ít có hứng thú và đầu tư so với giờ văn . Bởi giờ dạy khô khan, một số lượng kiến thức nhiều quá tải với học sinh nhất là học Tác giả: Trần Thị Hương Lan1 Năm học: 2014-2015
  2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 sinh lớp 7 . Về phương pháp giảng dạy, định lượng kiến thức như thế nào trong giờ dạy giáo viên còn gặp nhiều lung túng . Ví dụ như giải quyết phần tìm hiểu bài như thế nào là vừa đủ, tránh gây nhàm chán? Vận dụng kiến thức mới vào bài tập như thế nào để gây hứng thú tạo hiệu quả cao vv Đó là điều khiến tôi thật sự trăn trở . Những suy nghĩ đó đã thôi thúc tôi không ngừng học hỏi,nghiên cứu các phương pháp mới để dạy tốt môn Ngữ văn nói chung đặc biệt là phân môn Tiếng Việt . Để đạt được những yêu cầu và giải quyết những khó khăn trên, giáo viên dạy bộ môn văn không những phải nắm vững phương pháp đặc trưng của bộ môn – phân môn mà còn phải năng động sáng tạo đổi mới phương pháp dạy theo hướng “ Phát huy tính tích cực của học sinh” để học sinh tự khám phá ra kiến thức , chân lý. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh “ Năng lực tư duy sáng tạo , tự chủ, năng động có khả năng giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống . Góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh , xã hội công bằng, văn minh”. Đó là lý do tôi chọn đề tài này: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7” trong năm học này ( 2014 – 2015). II / MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Với đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt lớp 7” Người viết muốn thực hiện với mục đích tìm hiểu thực tế dạy và học Tiếng Việt để tìm ra các khó khăn, lúng túng của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Giới hạn: được nghiên cứu ở một số bài lớp 7C trường THCS Cao Viên - TP Hà Nội. Và cụ thể vào bài dạy: Tuần 11 Tiết 43 Bài : TỪ ĐỒNG ÂM III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: *Để hoàn thành bài viết này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Nghiên cứu tài liệu có liên quan : + Sách giáo khoa lớp 7. + Sách giáo viên, Sách thiết kế dạy học Ngữ văn 7. + Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Tác giả: Trần Thị Hương Lan 2 Năm học:2014-2015
  3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 6,7,8,9 các chu kì: 2005- 2007; 2007-2009;2009-2011;2011-2013. + Phương pháp dạy- học Tiếng Việt. ( ĐHSP Hà Nội ) 2. Điều tra, dự giờ, thực nghiệm. 3. Đàm thoại, kiểm tra, đối chiếu số liệu trước và sau khi áp dụng phương pháp tích cực vào tiết dạy. B.NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP I - CƠ SỞ LÍ LUẬN: -Thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của quốc hội. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục. -Thực hiện chương trình thay sách giáo khoa được ban hành kèm theo quyết định số 03/ 2002/ QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT. -Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn không nhiều tiết nhưng không phải vì thế mà chúng ta không quan tâm đến phân môn này. Tiết Tiếng Việt thường tạo cho học sinh tâm lí ngại học bởi lẽ các em cảm thấy những từ loại, dấu câu, kiểu câu thật khó và khô khan, khác hẳn một tiết học văn thơ du dương và trầm bổng. Vì chương trình được biên soạn theo hướng tích hợp ngang và tích hợp dọc nên đòi hỏi người giáo viên phải chú ý đến hệ thống kiến thức trên cả hai phương diện. Hơn nữa, dạy Tiêng Việt hiện nay cần chú ý đến dạy học theo quan điểm giao tiếp; thông qua việc học Tiếng Việt, học sinh có thể nói, viết tốt. Cũng chính vì vậy trong rất nhiều phương pháp, giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp nào phù hợp để hỗ trợ đắc lực trong một tiết Tiếng Việt mà vẫn thực hiện đúng theo quan điểm tích hợp của Bộ giáo dục và đào taọ: (Thầy hướng dẫn - trò chủ động, sáng tạo thực hiện ). Đó là phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. II - CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1.Căn cứ lí luận thực tiễn: Tác giả: Trần Thị Hương Lan 3 Năm học:2014-2015
  4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 1.1. Chương trình Ngữ văn mới vẫn giữ nguyên 3 phân môn là Văn bản- Tiếng Việt- Tập làm văn nhưng không trình bày riêng biệt từng phân môn mà luôn tìm ra sự đồng qui giữa 3 phân môn để qua đó thực hiện quan điểm tích hợp. 1.2.Một thực tế đặt ra là: một tuần học sinh được học đều đặn từ một đến hai tiết ngữ pháp trong suốt những năm học phổ thông cơ sở. Song kĩ năng nói ,viết của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh được học đầy đủ kiến thức về từ ,câu, đoạn văn, văn bản nhưng vẫn rất lúng túng trong việc trình bày một văn bản viết Tập làm văn hoặc trình bày vấn đề trước đám đông, tập thể chưa có hiệu quả. 1.3.Một nhược điểm của chương trình cũng như việc giảng dạy Ngữ Văn cũ trước đây là chỉ chú trọng đến kĩ năng viết. Còn chương trình mới coi trọng cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Bởi vậy giáo viên cần chú ý đến sự hỗ trợ giữa hai nhóm kỹ năng về Tiếng Việt và Văn học, bởi vì Văn học là nghệ thuật ngôn từ, cho nên giỏi về Tiếng Việt, học sinh sẽ giỏi về kỹ năng cảm nhận văn học và ngược lại. Đồng thời trên cơ sở hiểu về nghĩa của từ, cách tạo câu học sinh sẽ hứng thú và có kỹ năng về sử dụng Tiếng Việt, để từ đó nâng cao hơn kỹ năng cảm nhận, tạo lập văn bản Việc dạy học theo hướng tích cực sẽ góp phần giải quyết được những khó khăn trên. Bởi hướng dạy này sẽ tạo ra được những tiết học với nhiều hứng thú cho học sinh . Không khí lớp học sẽ không còn gò bó, khô khan mà diễn ra trong một không khí giao tiếp giữa thầy và trò, giữa học trò với học trò, trao đổi tranh luận để đi tới chiếm lĩnh kiến thức mới Muốn vậy giáo viên phải nắm vững : - Vị trí , nhiệm vụ, yêu cầu dạy ngữ pháp ở THCS. - Những cơ sở và nguyên tắc dạy học ngữ pháp ở THCS. - Nắm được các phương pháp đặc trưng của phân môn. Có như vậy thì mới góp phần phát huy được tính tích cực sáng tạo , chủ động của học sinh. Góp phần đào tạo những con người năng động sáng tạo đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay. Tác giả: Trần Thị Hương Lan 4 Năm học:2014-2015
  5. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 2. Các bước tiến hành: 2.1- Khảo sát chất lượng lớp dạy: 7C - Qua thực tế giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 7, đặc biệt thông qua giờ khảo sát chất lượng đầu năm về phân môn tiếng Việt ở lớp7C - năm học 2013 – 2014, tôi nhận thấy kết quả như sau: Kết quả xếp loại bài kiểm tra TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 7C 2 5,1 10 25 15 38 10 25 2 5,1 39 2.2- Với đối tượng hs lớp 7C, tôi nhận thâý sự tiếp thu của các em còn chưa được tốt, một số em nhận thức chậm, ngại học do vậy kết quả ban đầu cũng ít số lượng học sinh khá giỏi. Không khí lớp học không thật sôi nổi, học sinh hầu như không tham gia xây dựng bài, . Tôi nhận thấy một phần do những nguyên nhân sau: + Học sinh không chuẩn bị bài mới, bởi vậy các em không hào hứng khi học. + Một số câu hỏi chưa thực sự phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh, chưa phù hợp từng đối tượng khá, giỏi, yếu kém. Vì thế, cần áp dụng phương pháp tích cực vào tiết học để hoàn thiện vai trò “Thầy thiết kế, trò thi công” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đặc biệt là ở những lớp có chất lượng không đồng đều. III - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy trên lớp, tôi đã thực hiện các phương pháp đặc trưng của phân môn: 1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Tác giả: Trần Thị Hương Lan 5 Năm học:2014-2015
  6. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7 Đây là phương pháp bắt đầu từ một ngữ liệu “ tức là các căn cứ ngôn ngữ, để tách ra các hiện tượng ngôn ngữ và từ đó giúp các em phân tích khái quát và kết luận”. Ví dụ: khi dạy kiến thức về phép liệt kê. Giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn văn mẫu có chứa các bộ phận có kết cấu tương tự nhau . Sau đó giúp học sinh phân tích về kết cấu và ý nghĩa cách sắp xếp của các bộ phận (đồ vật đưa ra ) : Bát yến, đường phèn,tráp đồi mồi,dao chuôi ngà . - Cấu tạo: có kết cấu tương tự nhau. - Về ý nghĩa: cùng nói về các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn: những sự vật xa sỉ, đắt tiền. Từ đó học sinh kết luận về phép liệt kê: được thể hiện qua việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ cùng loại ( giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa ) để diến tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng. Phương pháp này được giảng dạy ở nhiều tiết học . Đó là phương pháp đặc trưng, tiêu biểu nhất giúp học sinh tự khám phá ra kiến thức mới và hình thành khái niệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2.Phương pháp dạy theo mẫu: Phương pháp này giáo viên cung cấp cho học sinh một mẫu về câu hoặc từ, đoạn văn sau đó kết hợp với phương pháp phân tích ngôn ngữ để học sinh hiểu mẫu câu . Từ đó học sinh bắt chước, sáng tạo theo mẫu câu đưa ra. Ví dụ: khi dạy bài rút gọn câu. Giáo viên có thể đưa ra một đoạn văn đối thoại trong đó có sử dụng 1 số câu rút gọn . Sau đó yêu cầu học sinh sáng tạo xây dựng một đoạn văn khác tương tự của mình và từ chối đoạn văn của người khác. 3. Phương pháp dạy Tiếng Việt trên quan điểm giao tiếp. Trước hết chúng ta cần hiểu : Thế nào là quan điểm giao tiếp?. Quan điểm giao tiếp là quan điểm cho rằng dạy tiếng phải lấy cái đích là sử dụng ngôn ngữ chứ không phải là lý thuyết ngôn ngữ. Dạy tiếng để học sinh sử dụng chính xác, tinh tế chứ không phải nắm một mớ lý thuyết ngôn ngữ. Tác giả: Trần Thị Hương Lan 6 Năm học:2014-2015