Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém làm tính trên số nguyên

doc 22 trang sangkien 26/08/2022 14924
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém làm tính trên số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_yeu_kem.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém làm tính trên số nguyên

  1. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém làm tính trên số nguyên ĐỀ TAI MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM LÀM TÍNH TRÊN SỐ NGUYÊN I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: Trong hệ thống các môn học ở bậc THCS, môn toán đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ học môn Toán giúp cho học sinh dần hình thành và phát triển được sự linh hoạt, sáng tạo và tư duy trừu tượng. Học toán giúp con người nâng cao trình độ tính toán, giúp khả năng tư duy logic, sáng tạo ngày càng nâng cao và phát triển. Khi học toán là qua hoạt động giải bài tập giúp học sinh nâng cao dần khả năng suy luận, đào sâu, tìm hiểu và trình bày các vấn đề một cách logic. Học tốt được bộ môn Toán sẽ giúp ích cho các em trong các môn học khác, tuy vậy, không ít học sinh đã ngại ngùng khi nhắc tới môn học này, việc học môn Toán đối với các em đa phần là khó khăn, chất lượng môn Toán qua các đợt kiểm tra là vấn đề rất đáng lo ngại. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như: học sinh chưa nắm được phương pháp học tập, bị mất căn bản từ lớp dưới, Học Toán đồng nghĩa với việc tư duy được toán, làm được bài tập toán; việc đó đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức cơ bản ở một mức độ nhất định nào đó. Đối với học sinh là dân tộc thiểu số, học lớp 6 nhưng sử dụng tiếng phổ thông cũng chưa thành thạo, viết còn chậm, sai lỗi chính tả nhiều, vậy vấn đề để hiểu được kiến thức sẽ rất khó khăn và chậm chạp, chưa hiểu được kiến thức cũ, lại phải học kiến thức mới. Làm cho các em luôn có cảm giác không tự tin, và không biết học từ đâu. Để thực hiện mục tiêu giảng dạy hiện nay đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học, hình thành cho học sinh tích cực và tư duy độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn, từ đó tác động đến tình cảm đem lại hứng thú trong học tập. Do đó việc dạy bộ môn Toán ở THCS là vấn đề hết sức nặng nề, để giúp học sinh hiểu thấu đáo các vấn đề, đòi hỏi người thầy phải có phương pháp phù hợp để truyền thụ, đồng thời linh hoạt áp dụng các phương pháp cho phù hợp đối với từng đối tượng học sinh. Từ thực tế quan sát, học sinh rất ngại phải tư duy suy nghĩ, ở lứa tuổi chưa xác định được trong tương lai và hiện tại “học để làm gì” thì việc ép học là điều không thể. Để bảo đảm tiến trình lên lớp, truyền tải đủ kiến thức cơ bản nhưng không quá cứng -Trang 1- Người thực hiện: Đỗ Hồng Thơm Trường TH & THCS Ba Điền
  2. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém làm tính trên số nguyên nhắc và ràng buộc quá lớn. Phải làm như thế nào để học sinh cảm nhận và chấp nhận kiến thức đó một cách dễ dàng, tránh sự học như “vẹt” ở học sinh. Nếu vấn đề không được giải quyết, học sinh sẽ càng chán chường, học cũng như không, dẫn đến tình trạng bỏ học, trốn tiết, trầm cảm, sợ sệt và mặc cảm. Trong quá trình dạy - học sự tương tác giữa thầy – trò đóng vai trò quan trọng rất lớn trong nền giáo dục hiện nay, cũng là vấn đề cơ bản dẫn đến việc có hay không hứng thú với môn học phức tạp này. Chất lượng của số học sinh này là đa phần yếu kém, chậm tiếp thu, thường không ôn bài. Đối với học sinh vùng thị xã, hay thành phố thì mức độ ham học hay được quan tâm nhiều hơn; còn với đối tượng học sinh dân tộc đồng bào, ở xa so với thị trấn , thị xã, thì việc học hay không cũng không quan trọng lắm, tư tưởng hạn hẹp của các em ảnh hưởng rất lớn đến môi trường học tập như: ở lại lớp, điểm bộ môn thấp, hay vắng quá nhiều sẽ bị đình chỉ Tuy ở mức độ nào thì đa phần các em không cố gắng hết mình. Thời gian trong ngày dành cho ôn tập các môn học có thể là không có, hay là rất ít. Điều đó làm tôi trăn trở,làm sao để các em hứng thú học và chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Mục tiêu: Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì mong muốn tìm được một phương pháp tối ưu nhất để trong quỹ thời gian cho phép hoàn thành được một hệ thống chương trình qui định, nhằm lấp đầy các chỗ hổng kiến thức và từng bước nâng cao thêm về mặt kỹ năng trong việc giải các bài tập Toán cho học sinh. Từ đó phát huy, khơi dậy khả năng sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, đồng thời thu hút, lôi cuốn các em ham thích học môn toán, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Đối với bộ môn khoa học tự nhiên thì việc ôn bài và làm bài tập rất quan trọng, giúp các em có thể hiểu và áp dụng ngay bài trên lớp là điều rất khó đối với thời lượng và PPCT hiện nay. Phải làm như thế nào mà học sinh vừa nhớ kiến thức cũ, vừa tiếp thu bài mới một cách thoải mái, không ép buộc. Sau khi được phân công giảng dạy bộ môn học toán 6, tình trạng học tập của các em đa phần là tính toán chưa thạo, viết - đọc còn khó khăn; nhút nhát, hơi khó gần, trong số đó học sinh đa phần là yếu, kém. Mặt khác thì không được gia đình quan tâm trong quá trình học tập, bỏ mặc cho thầy giáo, cô giáo. Vấn đề học tập chỉ có sự đóng góp duy nhất từ người thầy. -Trang 2- Người thực hiện: Đỗ Hồng Thơm Trường TH & THCS Ba Điền
  3. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém làm tính trên số nguyên Nhiều học sinh đến mùa vụ, hay gieo trồng phải ở nhà gần cả tuần học; và kiến thức đó chắn chắn học sinh đó cũng bỏ qua mà không xem lại. Nề nếp như vậy làm cho các em bỏ học, trốn tiết là thường xuyên. Khó khăn bước đầu là làm như thế nào để giúp các em tính toán tốt hơn mà vẫn có thể tiếp thu kiến thức mới. Đòi hỏi với các em không nên là lớn quá, chỉ cần các em làm được bài tập đơn giản trong sách giáo khoa, một ít mở rộng trong sách bài tập. Nhiệm vụ. - Khảo sát chất lượng học sinh về môn toán nhằm xác định đối tượng học sinh yếu kém. - Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự yếu kém môn toán ở học sinh. - Phân loại đối tượng học sinh từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp và lập kế hoạch khắc phục hiện trạng yếu kém đó. - Thực hiện kế hoạch khắc phục yếu kém trong học sinh về môn toán. - Đúc kết rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đối tượng học sinh yếu kém toán. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 và qua thực tiễn đã giảng dạy nhiều năm ở trường TH &THCS Ba Điền I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh, với điều kiện thực tế của nhà trường. Qua quá trình rà soát chất lượng bản thân tôi lập kế hoạch nghiên cứu và triển khai nội dung của chuyên đề này ngay trong từng năm học, đối với đối tượng học sinh mà tôi giảng dạy Thực tiễn hơn để giúp học sinh yếu nắm vững kiến thức về chương số nguyên nói chung và biết cách làm tính trên số nguyên nói riêng, trong quá trình giảng dạy môn toán 6 tại trường THCS, đặc biệt là giảng dạy chương “SỐ NGUYÊN”, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm nhằm sử dụng giảng dạy cho đối tượng hoc sinh yếu, đặc biệt là học sinh dân tộc ở trường TH &THCS Ba Điền, giúp các em có thể thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trên số nguyên, đồng thời cũng góp một phần vào công tác giáo dục của xã nhà và cũng là thực hiện lời Bác Hồ đã chỉ thị: “Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy Dạy thế nào để học trò hiểu nhanh chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh”. I.5. Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu và chủ đề lựa chọn, tôi có sử dụng một số phương pháp: quan sát, điều tra, phân tích, tổng kết rút kinh nghiệm, nghiên cứu tài -Trang 3- Người thực hiện: Đỗ Hồng Thơm Trường TH & THCS Ba Điền
  4. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém làm tính trên số nguyên liệu và phân tích tổng hợp lí thuyết. Nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực. Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh, với điều kiện thực tế của nhà trường. Qua quá trình rà soát chất lượng tôi lập kế hoạch nghiên cứu và triển khai nội dung của chuyên đề này ngay trong từng năm học, đối với đối tượng học sinh tôi giảng dạy II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận của đề tài: Để giải quyết bài tập kèm với học thuộc lý thuyết cơ bản thì hai vấn đề luôn đi kèm với nhau trong bài toán. Vừa giúp các em thuộc bài, nắm được bài, còn có thêm khả năng trình bày bài toán một cách hợp lí. Mỗi dạng bài tập, thông qua gợi mở của từng bài giúp các em được thực hành nhiều lần, quen thuộc và sẽ thành thạo. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là suy nghĩ cá nhân cho nên mắc phải những sai sót là điều không thể tránh khỏi, chính vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy, cô đồng nghiệp, của hội đồng khoa học các cấp để bổ sung chuyên đề đồng thời trao đổi với nhau trong việc dạy học sinh yếu kém. Giúp cho kết quả về chất và lượng được nâng cao hơn. Góp sức nhỏ bé của mình vào việc dạy học cho các em được tốt hơn. II.2.Thực trạng a. Thuận lợi – khó khăn Thuận lợi: * Về phía giáo viên: Được sự quan tâm từ phía nhà trường và chuyên môn và giảng dạy nhiều năm môn toán 6. Được tập huấn đầy đủ về phương pháp dạy học mới. Ban giám hiệu đã tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian biểu và về lớp học tương đối phù hợp. *Về phía học sinh: Các em đã có vốn hiểu biết về tập hợp các số tự nhiên và đã được làm tính với số tự nhiên. Các kiến thức mới được hình thành gắn chặt với các tình huống thực tiễn. Khó khăn: * Về phía giáo viên: - Địa bàn xã Ba Điền đa phần là học sinh DTTS chiếm gần 95%, đối tượng học sinh nghèo và cận nghèo còn nhièu. Do đó cách tìm thông tin tài liệu gặp nhiều khó khăn đặc biệt là những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, học sinh dân tộc như xã Ba Điền. Vì vậy, khả năng giải toán của các em còn rất nhiều hạn chế. -Trang 4- Người thực hiện: Đỗ Hồng Thơm Trường TH & THCS Ba Điền
  5. SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh yếu kém làm tính trên số nguyên - Trường khá xa trung tâm huyện nên ít có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm các anh chị đồng nghiệp ở trường bạn. - Đội ngũ giáo viên dạy toán ít. - Chất lượng học tập ở hầu hết các bộ môn của học sinh chuyển biến chưa nhiều, tình hình nắm bắt kiến thức bộ môn toán cơ bản còn thấp. Hơn nữa do trình độ nhận thức của các em có sự khác biệt lớn do khác nhau về mức sống, về ngôn ngữ, về động cơ học tập cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên. - Học yếu là đối tượng rất thụ động. Không có hứng thú học tập với bộ môn khó như môn Toán. - Phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh tự tìm hiểu để tiếp cận với kiến thức mới. - Hầu hết phụ huynh chưa có điều kiện để quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình, còn có tư tưởng khoán trắng cho giáo viên. * Về phía học sinh: - Chương số nguyên là chương học hoàn toàn mới đối với các em, Việc tiếp cận tới số nguyên âm là hoàn toàn mới mẻ. - Hầu hết các em quên hết các kiến thức cơ bản của lớp dưới, kĩ năng tính toán trên số tự nhiên còn chậm và thiếu chính xác. Sang chương số nguyên, các em phải tính toán với số nguyên âm mà việc tính toán không phải dễ dàng với đối tượng học sinh yếu vì các em gặp khó khăn ở chỗ phải xác định dấu của kết quả; khi cộng hai số nguyên khác dấu học sinh không xác định được khi nào thì làm phép trừ, cũng như khi tính tổng đại số các em không xác định được đâu là dấu của phép tính và đâu là dấu của số. - Số tiết học qui định trên lớp không đủ để giúp đối tượng học sinh yếu thành thạo khi làm tính trên số nguyên. - Địa phương thuộc vùng đặt biệt khó khăn, vùng sản xuất nông nghiệp, điều kiện sinh hoạt của đa số đồng bào còn ở mức thấp, do đó học sinh ngoài giờ học trên lớp còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế, vì vậy thời lượng học sinh ở nhà của các em còn hạn chế. b. Thành công, hạn chế: Qua khảo sát cho học sinh làm bài kiểm tra ở lớp 6 (lớp yếu) của trường TH &THCS Ba Điền (Sau khi áp dụng đề tài) thì số lượng học sinh say mê học toán tăng lên đáng kể vì vậy chất lượng cũng tăng dần lên. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau: Khả năng tính toán của một số em chưa linh hoạt, chưa vận dụng hợp lí các phương pháp giải hợp logic, khả năng phân tích, dự đoán kết quả của một số em còn hạn chế . -Trang 5- Người thực hiện: Đỗ Hồng Thơm Trường TH & THCS Ba Điền