Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về dạy - học giải toán có lời văn ở Lớp 2

doc 12 trang sangkien 05/09/2022 8640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về dạy - học giải toán có lời văn ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ve_day_hoc_giai_toan.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về dạy - học giải toán có lời văn ở Lớp 2

  1. A.phần mở đầu I. lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI - thế kỷ mà khoa học công nghệ đang rất phát triển, đòi hỏi con người phải có vốn tri thức thực sự thì mới tiếp cận được. Vì vậy mà công tác giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đại hội Đảng ta lần thứ IX đã khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Để giáo dục đạt hiệu quả thì không thể không kể đến công tác dạy học trong nhà trường , nhất là nhà trường tiểu học. Là một giáo viên Tiểu học tôi luôn xác định: phải đổi mới phương pháp giáo dục. Vì vậy, trong qúa trình giảng dạy, tôi thường xuyên học hỏi, tìm tòi các biện pháp giúp học sinh nắm được các trí thức mới một cách có hiệu quả hơn, ở các môn học; với suy nghĩ : “ Học sinh phải là chủ thể của quá trình học tập”. Đặc biệt là trong môn Toán, tôi luôn trăn trở: làm sao để giúp học sinh tiếp cận với kiến thức toán học một cách thuận tiện nhất, chính xác nhất. Trong dạy học toán, giải toán có vị trí hết sức quan trọng. Khi giải toán, đòi hỏi học sinh phải tư duy lô gíc, tích cực và nhạy bén. Các em phải huy động thích hợp các kiến thức và kỹ năng đã có vào các tình huống khác nhau. Nhiều khi, học sinh còn phải tư duy có chiều sâu, có sự sáng tạo mới tìm ra những dữ kiện mà bài toán không cho trực tiếp. Do đó có thể coi giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ đối với học sinh. Trong thực tế, việc tiếp thu lý thuyết giải toán hay việc phân tích suy luận lô gíc để giải toán của học sinh còn rất yếu, nhất là đối với học sinh lớp 2 . Thậm chí kĩ năng tính toán, trình bày bài giải vẫn đang còn là vẫn đề mà mỗi giáo viên chúng ta cần phải lưu tâm đến. Làm thế nào để giúp các em có phương pháp phân tích suy luận hợp lý, biết áp dụng lý thuyết vào quá trình giải và có kỹ năng tính toán, trình bày bài giải khoa học, chính xác? Đó là điều mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều. 1
  2. Trong phạm vi sáng kiến này tôi xin trình bày: “ Một số biện pháp về dạy - học giải toán có lời văn ở lớp 2” II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng: Đối với học sinh ở địa bàn nơi tôi công tác thì việc việc học tập của học sinh chưa được các bậc phụ huynh quan tâm, nhưng bên cạnh đó cũng còn có một số gia đình học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn cho nên ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Điều này có phần ảnh hưởng đến việc củng cố, rèn luyện kĩ năng thực hành giải toán của học sinh. Qua điều tra thực tế, tôi thấy: hầu hết các em khi giải toán có lời văn chỉ đọc lướt qua đề bài là cắm cúi vào giải liền, không cần xác định đó là dạng toán gì, dường như các em làm theo cảm tính vậy. Mặt khác, kĩ năng phân tích lô gíc của các em chưa được thành thạo nên phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả giải toán. Hay đến khi trình bày bài giải, thường học sinh chỉ chú ý xem bài giải đã có đủ và đúng bài giải, phép tính, đáp số chưa - thậm chí có giáo viên cũng vậy - chứ chưa quan tâm đến: các dấu câu sử dụng theo câu lời giải, đáp số; chữ cái đầu của tiếng ở đầu câu lời giải hay đáp số đã viết hoa chưa và đặc biệt: bài giải đó là được trình bày cân đối trên trang vở hay chưa. Hoặc khi giải xong bài rồi, dù còn thừa thời gian nhưng học sinh cũng không kiểm tra lại bài giải. Đó là những điều mà mới nghe nói qua ta tưởng như rất đơn giản nhưng theo tôi nói lại rất quan trọng bởi nói ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách học sinh, đến thói quen giải toán có lời văn của học sinh nói chung và của học sinh lớp 2 nói riêng. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên. Kết quả khảo sát đầu năm học : Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2 29 1 3.5 5 17.5 17 58 6 21 2
  3. Trong đề khảo sát đầu năm, có một bài toán có một lời văn sau: Lớp em có tất cả 35 bạn, trong đó có 14 bạn nữ. Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn nam ? Thế nhưng chỉ có 10 em làm đúng và 2 em trình bày bài giải sạch sẽ, cân đối trên trang giấy. Vì vậy, căn cứ vào yêu cầu của “ Giải toán có bài văn” và tình hình thực tế học giải toán có lời văn của học sinh trường nhà, tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 2 giải toán có bài văn tốt hơn. 3
  4. B. phần nội dung: I.Các giải pháp thực hiện 1, Khi dạy học sinh phải một bài toán, giáo viên phải thực hiện hai yêu cầu cơ bản sau : * Làm cho học sinh nắm vững các bước cần thiết của quá trình giải toán ( gồm 4 bước ) và rèn kỹ năng thực hiện các bước giải một cách thành thạo. * Làm cho học sinh nắm được và có kỹ năng vận dụng các phương pháp cũng như các thủ thuật thích hợp với từng loại toán thường gặp để có được kết quả như mong muốn. Việc giải bài toán có lời văn có thể tiến hành theo 4 bước: 1.Tìm hiểu kĩ đầu bài . 2.Lập kế hoạch giải 3.Thực hiện kế hoạch giải. 4.Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả. - Để giải được một bài toán trọn vẹn và chính xác, việc tìm hiểu kĩ đầu bài chính là chìa khoá của sự thành công. Giáo viên cần cho học sinh diễn đại lại đầu bài toán bằng cách hiểu của bản thân. Có như vậy, học sinh mới hiễu kĩ đầu bài truớc khi giải .Mỗi bài toán đều có ba yếu tố cơ bản: Các dữ kiện là cái đã cho, đã biết trong đầu bài; những ẩn số là những cái chưa biết, cần tìm. Điều kiện là mối quan hệ giữa dữ kiện và ẩn số .ở tiểu học, các ẩn số thường được diện đạt dưới dạng câu hỏi của bài toán. Trên cơ sở phân tích đó, học sinh biết tóm tắt đầu bài bằng cách ghi các dữ kiện và các câu hỏi của các bài toán dưới dạng cô đọng nhất, ngắn gọn nhất. - Lập kế hoạch giải: Dựa trên việc tìm hiểu đầu bài, các em tìm hướng giải. Hướng dẫn học sinh sử dụng phép phân tích – tổng hợp được thực hịên bằng hệ thống các câu hỏi - đáp phù hợp. Thực hiện kế hoạch giải: ( trình bày bài giải ) 4
  5. Thông qua việc phân tích bài toán, học sinh đặt lời giải viết và thực hiện phép tính. - Kiểm tra lời giải, đánh giá kết quả 2, Đối với việc dạy - học giải toán có bài văn ở lớp 2. Khi dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề, xác định dạng toán: liên quan đến cộng ( trừ) không nhớ ( có nhớ ) trong phạm vi 100; bài toán về nhiều hơn( ít hơn); dạng toán liên quan đến bảng nhân ( chia ) từ bảng 2 đến bảng 5 hay đó là bài toán liên quan đến hình học. Rồi từ đó học sinh tóm tắt bài toán ,tìm cách giải, trình bày bài giải và kiểm tra, đánh giá kết quả. Có nghĩa là cũng cũng phải đảm bảo các bước khi giải một bài toán có một bài văn thông thường. Nhưng đối với học sinh lớp 2, kĩ năng giải toán có lời văn có phần hạn chế hơn so với học sinh cuối cấp . Bởi vậy, giáo viên cần linh hoạt trong khi hướng dẫn các bước giải toán để kĩ năng giải toán của các em ngày càng hoàn thiện hơn. II. các biện pháp để tổ chức thực hiện Để giúp học sinh nắm vững lý thuyết và áp dụng vào giải toán có lời văn dễ dàng, có hiệu quả, ta cần giảng dạy theo các bước sau đây : a. Giúp học sinh nắm vững lý thuyết : Bài toán có bài văn ở lớp 2 thường là những bài toán đơn, chỉ bao gồm 1 trong 4 phép tính: cộng , trừ, nhân, chia. Khi hướng dẫn học sinh giải, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chỉ ra được hai dữ kiện mà bài toán đã cho biết rồi dựa vào quan hệ toán học có trong 1 dữ kiện ( hoặc dựa vào yêu cầu của bài toán ) mà xác định dạng toán rồi giải. * Đối với các bài toán đơn giản, cho sẵn hai dữ kiện: - Bài toán giải bằng một phép tính cộng: + Cho biết 2 dữ kiện và yêu cầu tìm tổng của chúng Ví dụ : Bài 4 (Trang 6 – Toán 2 ) Trong thư viện có 25 học sinh trai và 32 học sinh gái. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đang ở trong thư viện? 5
  6. Các dữ kiện: Có: 25 học sinh trai 32 học sinh gái. + Cho biết hai dữ kiện, 1 dữ kiện chỉ quan hệ nhiều hơn ( hơn ) 1 số đơn vị Ví dụ : Bài 1 ( Trang 24 – Toán 2 ) Hoà có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Hoà 2 bông hoa. Hỏi Bình có mấy bông hoa ? Các dữ kiện : Hoà có :4 bông hoa Bình nhiều hơn Hoà :2 bông hoa - Bài toán giải bằng một phép tính trừ: + Cho biết hai dữ kiện, yêu cầu tìm hiệu của chúng. Ví dụ: Bài 4 ( Trang 11 – Toán 2 ) Mẹ và chị hái được 85 quả cam, mẹ hái được 44 quả cam. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam? Các dữ kiện: Mẹ và chị: 85 quả cam Mẹ hái : 44 quả cam. + Cho biết 2 dữ kiện, 1 dữ kiện chỉ quan hệ ít hơn (ngắn hơn, kém, ) 1 số đơn vị. Ví dụ: Bài 1 (Trang 30 – Toán 2 ) Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? Các dữ kiện: Vườn nhà Mai có :17 cây cam Vườn nhà Hoa ít hơn vườn nhà Mai : 7 cây cam - Bài toán giải bằng một phép tính nhân: Cho biết 2 dữ kiện, yêu cầu tìm giá trị tương ứng với một dữ kiện Ví dụ: Bài 3 ( Trang 96 – Toán 2 ) Mỗi xe đạp có hai bánh xe. Hỏi 8 xe đạp có bao nhiêu bánh xe ? Các dữ kiện: Mỗi xe đạp có : 2 bánh xe. 8 xe đạp - Bài toán giải bằng một phép tính chia: 6
  7. + Cho biết 2 dữ kiện, 1 dữ kiện chỉ quan hệ : chia đều Ví dụ : Bài 3 ( Trang 111 – Toán 2 ) Có 18 cờ chia đều cho 2 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy lá cờ? Các dữ kiện: 18 lá cờ chia đều: 2 tổ mỗi tổ ? + Cho biết 2 dữ kiện, yêu cầu tìm giá trị tưng ứng của 1 dữ kiện. Ví dụ : Bài 4 ( Trang 111 – Toán 2 ) Có 20 học sinh xếp thành các hàng, mỗi hàng có 2 bạn. Hỏi tất cả có mấy hàng? Các dữ kiện: Có 20 học sinh. Mỗi hàng có 2 bạn. * Đối với những bài toán phức tạp hơn, mới cho trực tiếp 1 dữ kiện còn dữ kiện còn dữ kiện kia thì học sinh phải suy luận để tìm ra rồi từ đó mới xác định dạng toán và giải . Ví dụ : Bài 3 ( Trang 177 – Toán 2 ) Tính chu vi hình tứ giác MNPQ, biết độ dài mỗi cạnh của hình đó đều bằng 5cm Dữ kiện bài toán cho là: Mỗi cạnh dài 5cm Học sinh phải đi tìm dữ kiện thứ 2 là :số cạnh của hình tứ giác bằng phép suy luận: Hình tứ giác thì có 4 cạnh nên dữ kiện thứ 2 là : có 4 cạnh Xác định dạng toán: bài toán liên quan đến phép nhân (thuộc bảng nhân 5) Học sinh giải Trong quá trình giải, học sinh nào có vướng mắc thì giáo viên hướng dẫn kịp thời. b, Rèn kĩ năng giải toán theo các bước. Bước 1: Tìm hiểu và tóm tắt đề. - Học sinh đọc kĩ đề, chỉ ra được: các dữ kiện là cái mà bài toán đã cho biết và yêu cầu của bài toán. 7
  8. - Tóm tắt bài toán bằng lời lẽ cô đọng nhất. Khuyến khích học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, nhất là với bài toán về nhiều hơn, ít hơn. Bước 2 : Tìm hướng giải - Học sinh dựa vào tóm tắt bài toán tức là dựa vào các dữ kiện, quan hệ toán học đã cho ở dữ kiện hay yêu cầu của bài toán để xác định dạng toán và định hướng giải. Bước 3: Trình bày bài giải . - Học sinh dựa vào hai bước trên để trình bày bài giải - ở lớp 1, học sinh đã làm quen với bài toán có lời văn song việc thực hành giải của các em còn hạn chế. Hơn nữa, như đã nêu ở mục1 của phần A do đó theo tôi: ở bước này, giáo viên cần chú ý đến vịêc trình bày bài giải ở cả mặt nội dung và hình thức. Giáo viên thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc trình bày bài giải của học sinh như: viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu: bài giải, lời giải, đáp số; sử dụng dấu hai chấm sau từ : bài giải , câu lời giải, từ đáp số; gạch chân từ bài giải, viết tên đơn vị ( danh số ) ở kết quả phép tính trong ngoặc đơn. Mặt khác, để các em có một bài giải được trình bày cân đối trên trang vở, tôi tập cho học sinh cách ước lượng, ví dụ: từ “ Bài giải ” có 2 tiếng thì viết cách lề 4 ô li; câu lời giải gồm 5,6 tiếng thì viết các lề 2 ô li, phép tính và tên đơn vị (danh số ) khoảng bằng 3,4 tiếng thì viết cách lề 3 ô li, Việc ước lượng này, học sinh lớp 2 A , các em được làm quen hàng ngày khi ghi vở ghi đầu bài. Do đó việc giúp các em trình bày giải cân đối trên trang vở không phải là quá khó, để các em có 1 bài giải vừa đúng lại vừa đẹp. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá - Lưu ý học sinh khi làm xong bài phải kiểm tra lại xem việc đặt câu lời giải, viết phép tính, tính toán hay trình bày bài giải đã đúng chưa. c.Một số ví dụ minh hoa cụ thể: * Dạng cơ bản: Cho biết cả 2 dữ kiện Ví dụ: Bài 3 ( Trang 24 – Toán 2 ) 8