Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về an toàn giao thông trong trường học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về an toàn giao thông trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ve_an_toan_giao_thong.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp về an toàn giao thông trong trường học
- PHÕNG GD & ĐT CÁI NƢỚC Trường tiểu học Trần Thới 2 Sáng kiến kinh nghiệm Tên sáng kiến Một số biên pháp về an toàn giao thông trong trường học Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn Tăng cường giáo dục học sinh tiểu học chấp hành tốt giao thông Họ và tên: Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Trần Thới 2, xã Trần Thới, huyện Cái Nước Trần Thới, ngày 20 tháng 3 năm 2017 Mẫu số 01/BCSK 1
- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Trần Thới, ngày 20 tháng 3 năm 2017 BÁO CÁO MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC - Tên sáng kiến: Một số biên pháp về an toàn giao thông trong trường học. - Họ và tên: - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Thới 2. - Cá nhân. tổ chức phối hợp: Gồm có 02 đồng chí tham gia. 1. Giáo viên dạy lớp 5. 2. Giáo viên dạy lớp 5. - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 8/2016 đến ngày 3/2017. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến: Một số biên pháp về an toàn giao thông trong trường học. 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu). Hằng ngày, hằng giờ trên các phương tiện thông tin, chúng ta được nghe thấy hình ảnh, số liệu về những vụ tai nạn giao thông trong nước nói chung nói riêng tỉnh cũng như trong huyện và địa phương có lộ. Tai nạn giao thông luôn tiềm ẩn, bất ngờ, không chừa bất cứ ai. Theo thống kê trong số các vụ tai nạn trên thì tai nạn giao thông đường bộ chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Trước tình hình tai nạn giao thông ngày càng nhiều, mang tính thời sự, là vấn đề nóng bỏng mà toàn xã hội đã và đang quan tâm, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo để toàn xã hội quan tâm nhiều hơn đến công tác an toàn giao thông. Những năm qua Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Cái Nước cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo cho các trường về vấn đề an toàn giao thông. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp về an toàn giao thông, tổ chức dạy và học về an toàn giao thông trong trường học nói chung và trong các trường tiểu học nói riêng nhằm tăng cường kiến thức về an toàn giao thông, giáo dục cho thế hệ trẻ. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc luật pháp về an toàn giao thông cho các em. Thực hiện tốt về an toàn giao thông là nhiệm vụ của mỗi công dân Việt Nam. Mỗi người đều chấp hành đúng luật pháp an toàn giao thông đó là tự bảo vệ chính mình, làm giảm đau thương mất mát về người và của, góp phần làm cho xã hội an toàn hơn, văn minh hơn. Xã hội ta đang rất cần có một thế hệ trẻ chấp hành tốt về an toàn giao thông. Các em cần được giáo dục về an toàn giao thông ngay từ lúc còn nhỏ. Vì thế việc giáo dục kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh trong trường tiểu học là hết sức cần thiết. Ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường các em cần được trang bị một số kiến thức thông thường nhất, gần gũi nhất về chấp hành an toàn giao thông, xây dựng cho các em có thái độ đúng, hành động đúng. Để làm chuyển biến về nhận thức và trở thành thói quen tốt trong việc chấp hành luật pháp về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học không phải chuyện một sớm một chiều mà là cả một quá trình giáo dục lâu dài, liên tục. Việc tuyên truyền giáo dục kiến thức về an toàn giao thông cho các em ở mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều hình thức. 2
- Từ những chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước, nhưng chỉ đạo riêng trong Ngành Giáo dục về công tác an toàn giao thông trong học đường, với những trăn trở làm sao để chuyển tải có hiệu quả nhất những kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh tại đơn vị, với lòng mong muốn chung tay góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ có ý thức chấp hành nghiêm túc luật pháp về an toàn giao thông đường bộ, giúp các em có nhận thức, thái độ đúng đắn, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, có hành vi thói quen tốt khi tham gia giao thông, bước đầu có những kỹ năng phòng tránh, tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông, tôi chọn viết đề tài “Tăng cường giáo dục về an toàn giao thông đối với học sinh tiểu học”. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC, GIẢI PHÁP TÁC NHIỆP : Từ năm học 2014 - 2015 Phòng giáo dục có công văn chỉ đạo lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Ngành phát động học sinh mua sách an toàn giao thông. Đến cuối năm 2015 - 2016 tức là sau hai năm đưa vào dạy an toàn giao thông cho học sinh về thực tế các hoạt động của trường lớp, tôi đã nắm được những điều kiện thuận lợi, khó khăn, thành tích cũng như những mặt còn hạn chế của đơn vị. Để thực hiện đề tài, kể từ năm 2016, tôi đã tiến hành khảo sát một số vấn đề liên quan đến công tác chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong đội ngũ, học sinh, cha mẹ học sinh, nhân dân trong địa bàn và công tác tuyên truyền giáo dục của đơn vị cũng như của địa phương. Tôi đã rút ra một số điểm về thực trạng an toàn giao thông đường bộ của đơn vị cũng như thông tin về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn trường quản lý như sau: 1. Về công tác thông tin tuyên truyền: - Trong đơn vị chưa có sự thông tin tuyên truyền thường xuyên. Việc tuyên truyền chủ yếu thông qua bài học đầu năm. - Ở địa phương thông tin tuyên truyền chưa thường xuyên, sâu rộng, chưa có các lớp phổ biến Luật Giao thông đường bộ đến người dân. - Về phía cha mẹ học sinh: Chưa nắm vững về Luật Giao thông đường bộ, chưa hướng dẫn cụ thể cho người tham gia giao thông cũng như cập nhật luật chưa đến nơi đến chốn đã dẫn đến người dân không biết, hoặc hiểu biết lơ mơ về luật. Từ đó, ý thức chấp hành luật của họ chưa tốt, chưa đồng đều. Một số phụ huynh chở con em đi học bằng xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, hoặc có đội nhưng không thường xuyên, không đều đặn. Điều đó dẫn đến học sinh cảm thấy trái ngược với những gì đã học, khiến các em phân vân, ảnh hưởng không tốt tới nhận thức của các em về an toàn giao thông. 2. Về công tác kiểm tra, giám sát: - Công tác tự quản về an toàn giao thông của học sinh chưa được tổ chức. Các em chưa được tập huấn việc tự kiểm tra, giám sát lẫn nhau về chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Do đó việc thực hiện theo hướng tự phát, theo ý thức của cá nhân. - Việc kiểm tra, giám sát của nhà trường và các tổ chức khác trong đơn vị chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, chưa tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành tham gia giao thông sao cho đúng luật. 3. Về cơ sở vật chất: - Về tài liệu, thiết bị dạy học: Về tài liệu: Học sinh tự mua cho nên không đầy đủ có những em mua còn những em không mua, nếu các em mua thì để xem tranh ảnh. Và bảo quản của các em không 3
- lâu thì mất hoặc rách mất. Về trang thiết bị dạy học: Tại trường không có trang thiết bị học an toàn giao thông. 4. Kết luận về khảo sát: - Thuận lợi: Được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ viên chức, học sinh và đông đảo cha mẹ học sinh trong đơn vị, của chính quyền địa phương về nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông trong trường học. - Khó khăn: Công tác tuyên truyền trong đơn vị cũng như ở địa phương chưa thường xuyên, quản lý về trật tự an toàn giao thông chưa đảm bảo, chưa chặt chẽ. Tài liệu thiếu quá nhiều so với thực tế sĩ số học sinh, đó là chưa kể số tài liệu dành cho giáo viên. Điều kiện phục vụ chưa thuận lợi. Các lớp chưa có Đội Tự quản về an toàn giao thông. Tủ, giá trưng bày các hình ảnh, tài liệu tuyên truyền về giao thông chưa có. Trong sân trường, trước cổng trường chưa có các loại biển báo giao thông đường bộ, chưa có các tranh ảnh lớn tuyên truyền. Tóm lại là chưa có một sự đồng bộ, toàn diện trong việc tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Đó là những nguyên nhân chính mà cũng là vấn đề cơ bản cần được giải quyết trong phạm vi đề tài này. * Các giải pháp tiến hành. Bản thân tôi đã xác định, để nâng cao hiệu quả giáo dục an toàn giao thông trong trường học không phải một sớm một chiều có thể làm được ngay. Đó là việc cần phải có thời gian nhất định để chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức và việc thực hành đúng các luật giao thông của học sinh và các thành viên khác liên quan đến nhà trường. Vì thế, sau khi tìm hiểu tình hình của đơn vị trong những năm trước đó, đến năm học 2015 - 2016 tôi đã tiến hành nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài cho đến nay. Trong đề tài này, chủ yếu tôi đi sâu vào một số công việc để thực hiện có chất lượng Luật Giao thông đường bộ tại đơn vị. Ngoài việc thành lập Ban an toàn giao thông trong trường học, tổ chức cho học sinh, cha mẹ học sinh ký cam kết thực hiện đúng Luật Giao thông đường bộ, tôi đã tiến hành một số giải pháp như sau: 1. Bổ sung tài liệu, thiết bị và tổ chức việc dạy học. Theo khảo sát thực tế, số lượng tài liệu và thiết bị dạy an toàn giao thông còn thiếu nhiều so với hiện tại. Do đó, để tổ chức giảng dạy đạt hiệu quả, trước hết cán bộ thư viện thiết bị cần phôtô bổ sung cho đủ số lượng tài liệu đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi học sinh, phát động sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông, chuẩn bị thêm tài liệu tham khảo. Khi đã khắc phục khó khăn, điều kiện thuận lợi hơn, giáo viên tiến hành dạy lồng ghép theo yêu cầu chung của Bộ GD-ĐT ngay từ những tuần đầu tiên của năm học. Cần có tài liệu là kênh hình rất phong phú, đa dạng, rõ ràng nhằm minh họa cho từng nội dung bài học. Do đó, trong những tiết học, giáo viên tập trung khai thác triệt để các kiến thức gắn liền với các hình ảnh có trong tài liệu. Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng nguồn tranh ảnh đã chuẩn bị để làm phong phú thêm nội dung bài học, hoặc tổ chức thành trò chơi để học sinh phân biệt được hành vi đúng sai, những vi phạm về an toàn giao thông; học sinh thực hành những kiến thức đã học. Giáo viên chủ nhiệm còn kết hợp tổ chức thi kể chuyện an toàn giao thông vào đầu giờ hoặc giờ sinh hoạt lớp để khắc sâu kiến thức cho các em. 2. Tuyên truyền qua nhiều hình thức. 4
- Mục đích việc tuyên truyền nhằm giúp cho người nghe hiểu luật. Hiểu luật để mọi người sống tốt hơn. Tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông nhằm giúp mọi người thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông. Thông qua tuyên truyền, giúp cho học sinh nắm được kiến thức về an toàn giao thông, củng cố vững chắc và có thái độ, hành vi đúng luật. Việc tuyên truyền về an toàn giao thông được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều hình thức. 2.1. Tuyên truyền, giáo dục bằng trực quan hằng ngày. Việc giáo dục bằng trực quan có tác động mạnh mẽ hơn so với diễn thuyết, nói suông. Thông qua giáo dục trực quan giúp học sinh cụ thể hơn về những kiến thức đã nắm qua các bài học, đã được nghe qua lý thuyết. Mỗi ngày đến trường, hình ảnh tuyên truyền về an toàn giao thông thường xuyên đập vào mắt sẽ giúp cho học sinh, cha mẹ học sinh có điều kiện tiếp nhận nhiều hơn các thông tin về an toàn giao thông. Ngày qua ngày, dần dần những hình ảnh đó sẽ khắc sâu vào trí nhớ của họ. Từ đó sẽ giúp họ nhận thức tốt hơn về an toàn giao thông, hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chấp hành tốt pháp luật giao thông, văn hóa giao thông, sẽ chuyển biến ngày càng tốt hơn và có những hành vi đúng pháp luật khi tham gia giao thông. Một số biện pháp trực quan là: 2.2. Treo các biển báo giao thông thông thƣờng trong trƣờng. Giao thông ngày càng phát triển thì vai trò của hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn giao thông ngày càng trở nên quan trọng. Hệ thống biển báo góp phần giúp người tham gia giao thông được an toàn, thuận lợi. Đồng thời, nội dung biển báo cũng là căn cứ pháp lý để giải quyết những vụ va chạm, tai nạn giao thông. Để mọi người trong đơn vị nắm và hiểu rõ ý nghĩa các biển báo, đơn vị đã tổ chức lắp đặt một số biển báo giao thông thông thường trên tường, trước hiên các phòng học. Việc treo các biển báo trên tường giúp cho mọi người hằng ngày đến trường đều nhìn thấy hình ảnh biển báo, những thông tin từ các biển báo. Các biển báo được phóng to đủ để nhìn thấy. Vị trí lắp đặt là nơi dễ thấy nhất nhằm gây sự chú ý, để mỗi khi bước đến trường mọi người đều có thể nhìn thấy được biển báo ngay. 3. Phối hợp tốt ba môi trƣờng giáo dục. 3.1. Phối hợp với cha mẹ học sinh. Vào đầu mỗi năm học, thông qua các buổi hội họp đầu năm, nhà trường tổ chức thông tin về công tác an toàn giao thông đến toàn bộ cha mẹ học sinh. Giáo viên nêu một số yêu cầu trong việc thực hiện nghiêm luật pháp an toàn giao thông. Qua đó họ cần làm gương cho con em mình noi theo. Chẳng hạn khi đi xe máy phải nhớ đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường của mình, ngồi trên xe gắn máy, xe đạp, phải thật nghiêm túc để đảm bảo an toàn; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. Sau khi đã tuyên truyền, yêu cầu tất cả cha mẹ học sinh kí cam kết thực hiện. 3.2. Phối hợp với địa phƣơng. Ngay những ngày đầu bước vào năm học mới phối hợp với chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của ấp tổ chức các đợt tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh và phụ huynh. Thông tin về các lỗi vi phạm thường gặp khi tham gia giao thông; nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn; các kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Tổ chức các cuộc ra quân, phát động hưởng ứng theo chủ đề về an toàn giao thông. 5