Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 học môn Khoa học

doc 16 trang sangkien 12142
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 học môn Khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 5 học môn Khoa học

  1. Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học -Người thực hiện : Trần Thị Ngọc- MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 5 HỌC MÔN KHOA HỌC I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xưa, ông cha ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đúng vậy, lễ nghĩa bao giờ cũng đi đầu trong việc quan sát, nhìn nhận và đánh giá một con người trong giao tiếp. Tuy nhiên việc giao tiếp đó có thành công không, có hiệu quả không lại còn liên quan đến một vấn đề khác đó là văn hóa. Trình độ văn hóa giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói : “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thành người vô dụng”. Chính vì lẽ đó mà việc giáo dục con người phải song song hai mặt. Đúng vậy, để việc giáo dục con người trở thành người toàn diện hai mặt là việc làm không dễ. Ngay trong thời điểm này đây, trọng trách của nhà trường, của người giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp phải phát huy hết năng lực của mình, phải làm sao cho học sinh thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, và như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được. Nó đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. Mỗi một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đều là động lực tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, góp phần nâng chất lượng dạy và học. Để thực hiện điều này, từ thực tế thực hiện nhiệm vụ trong nhiều năm học qua, tôi đã đúc kết được “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học” và trong năm học 2014-2015, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận : “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng” (Jonh O.Brien). Đúng vậy, người giáo viên tiểu học là người trực tiếp giảng dạy hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Người giáo viên tiểu học giống như một người chăm sóc cho hạt giống nảy mầm, hàng ngày hàng giờ phải theo dõi từng sự thay đổi, từng bước phát triển của hạt giống ấy sao cho chúng thành cây non khoẻ mạnh và tiếp tục trưởng thành. Trường Tiểu học Lê Văn Tám-Long Khánh 1
  2. Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học -Người thực hiện : Trần Thị Ngọc- Luật Giáo dục của Nhà nước ta quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Mục 2, Điều 27). Bởi vậy, để giúp các em có kĩ năng quan sát tốt, thực hành tốt, tự tin và mạnh dạn trong các hoạt động học tập thì người giáo viên tiểu học là người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các thầy giáo, cô giáo phải động viên, khích lệ các em thật nhiều để các em phát huy hết khả năng của mình: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” (Ngạn ngữ Nga). 2. Thực tiễn : Ngay từ đầu năm học khi mới nhận lớp, sĩ số lớp tôi là 29 em, trong đó số học sinh nữ 12 em, dân tộc ít người có 4 em. Các em rất thụ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà, nhút nhát khi tham gia hoạt động nhóm, nói nhỏ, thiếu tự tin trong giao tiếp và bày tỏ ý kiến riêng, Vậy làm sao để các em có thể hoàn thành tốt các môn học về kiến thức lẫn kĩ năng sống hàng ngày của các em ? Việc dạy cho các em biết tính toán, đọc và viết là những việc làm tương đối đơn giản. Nhưng còn các phân môn học khác như Khoa học, Lịch sử, Địa lí, thì sao ? Vì như ta đã biết, môn Khoa học là môn vừa chứa các yếu tố xã hội vừa chứa các yếu tố tự nhiên. Qua môn học này, người giáo viên không chỉ giáo dục cho các em lòng say mê Khoa học mà còn giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, đất nước. Từ những băn khoăn, trăn trở đó tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài này. Đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện từ nhiều năm học trước. Sau đó rút kinh nghiệm, bổ sung và sẽ được hoàn thiện vào cuối năm học 2014-2015. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ hướng vào các nội dung cơ bản sau đây: 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập. 2. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi-Gameshow. 3. Tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm. 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5, năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là nghiên cứu để nắm vững tình hình học tập chung của lớp và của từng học sinh. Tạo điều kiện cho từng học sinh thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên trong lớp. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học nhất là môn Khoa học là rất phong phú và đa dạng: Thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi học tập, giải quyết Trường Tiểu học Lê Văn Tám-Long Khánh 2
  3. Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học -Người thực hiện : Trần Thị Ngọc- tình huống có vấn đề, Mỗi phương pháp dạy học đề có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy người giáo viên không nên lạm dụng phương pháp nào. Cần phải cân nhắc kĩ nội dung, tính chất của mỗi bài dạy; căn cứ vào nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên; vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của trường mà lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học cho hiệu quả. Giải pháp 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên hay đồ dùng học tập cho học sinh đối với mỗi tiết học là một việc làm vô cùng quan trọng, hiệu quả tiết học đạt được ở mức độ nào là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị rất cao. Vì vậy, giáo viên phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị hoặc giao cho học sinh chuẩn bị. Chẳng hạn : Để chuẩn bị cho các bài học của ngày hôm sau, tôi cho học sinh ghi vở dặn dò: Đọc và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu hoặc tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. Đầu giờ học hôm sau, từng bàn 2 em sẽ tự kiểm tra cho nhau về sự chuẩn bị của bạn mình, sau đó báo cáo lại với tổ trưởng về việc chuẩn bị bài cũng như các tư liệu, tranh ảnh mà bạn cùng bàn với mình đã sưu tầm được. Đến đầu mỗi tiết học, các tổ trưởng sẽ thông báo lại với giáo viên. Căn cứ vào đó, tôi sẽ ghi điểm thi đua cho các tổ, cuối tuần vào tiết sinh hoạt tập thể cả lớp sẽ tuyên dương tổ nào học tập tốt, nề nếp tốt, chuẩn bị chu đáo phần dặn dò về nhà; tổ nào điểm thấp nhất sẽ phải trực vệ sinh cho tuần học kế tiếp. Việc dặn dò chuẩn bị bài cho ngày hôm sau như tôi đã thực hiện cũng có nhiều tác dụng: thứ nhất thông qua việc đọc và trả lời các câu hỏi, các em được luyện đọc chữ; thứ hai các em có thể rèn chữ viết nếu có những nội dung các em cần ghi chép lại sau khi quan sát; thứ ba tích hợp được bộ môn Mĩ thuật trong quá trình vẽ tranh; Một vài ví dụ về phần nội dung dặn dò cho các bài học: Bài 20-21. Ôn tập: Con người và sức khỏe (Hãy vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/AIDS, hoặc tai nạn giao thông). Mục đích là giúp các em củng cố lại một số kiến thức và kĩ năng ứng phó các tình huống trong cuộc sống mà các em có thể gặp. Bài 22. Tre, mây, song (Sưu tầm tranh ảnh; đồ vật làm từ tre, mây, song). Qua việc tìm hiểu, sưu tầm các em sẽ nắm được đặc điểm riêng của tre, mây, song cũng như cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình được làm từ các loại cây này Hoặc : Bài 46, 47. Lắp mạch điện đơn giản. -Yêu cầu các em chuẩn bị theo nhóm, như : 1 hoặc 2 cục pin, 2-4 đoạn dây đồng nhỏ có vỏ bọc bằng nhựa bên ngoài, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt, ) và một số đồ vật bằng nhựa, cao su, sứ, -Chuẩn bị chung : Bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây). Trường Tiểu học Lê Văn Tám-Long Khánh 3
  4. Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 học môn Khoa học -Người thực hiện : Trần Thị Ngọc- Mục đích nhằm khơi dậy sự tò mò, tính hiếu kì của các em trong quá trình chuẩn bị giúp các em sôi nổi hơn, tích cực hơn khi tham gia thực hành lắp ghép mạch điện tìm ra kiến thức mới. Hoặc : Bài 53. Cây con mọc lên từ hạt (ươm hạt đậu xanh, đen, lạc, vào bông ẩm hoặc đất ẩm khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp). Để các em trực tiếp quan sát, theo dõi quá trình phát triển thành cây con từ hạt. Từ đó các em sẽ khắc sâu hơn kiến thức về ươm trồng cây và nắm được các điều kiện nảy mầm của hạt. Bài 54. Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ (Sưu tầm tranh ảnh; vật thật như cây, củ hoặc lá). Rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của các em như cây râm bụt ba mẹ chặc nhánh trồng hàng rào, cây con mọc lên từ thân cây mẹ; củ gừng, củ hành, củ tỏi mẹ mua về để nấu ăn cây con mọc lên từ củ hoặc cây lá bỏng mà mọi người thường gọi là cây sống đời cây con sẽ mọc lên từ thân cây mẹ, Vâng, thật sự hiệu quả, trước đây các em chỉ tìm hiểu bài với phương pháp đàm thoại thầy hỏi-trò trả lời, kiến thức do giáo viên truyên đạt, tiết học trầm lắng, chỉ một số em phát biểu xây dựng bài học cùng giáo viên, giờ đây với sự chuẩn bị như đã dặn dò, đa số học sinh tham gia các hoạt động học tập sôi nổi hơn, tiếp nhận thông tin bài học chủ động hơn, ghi nhớ bài nhanh hơn. Giải pháp 2. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi- Gameshow. Để cho tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, học sinh tiếp thu bài tích cực hơn, chủ động hơn. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất muốn được tham gia trò chơi học tập. Vì vậy, dựa trên kiến thức mỗi bài học, tôi suy nghĩ và xây dựng nên các trò chơi, đặt tên, luật chơi; hình thức khen thưởng và ấn định thời gian cùng với phương pháp để tiến hành trò chơi đó sao cho phù hợp, đồng thời cũng dự kiến một số tình huống có thể phát sinh trong quá trình tiến hành trò chơi, Trong môn khoa học lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp trò chơi học tập. Thường có hai dạng kiến thức để thực hiện trò chơi: chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học. Để phương pháp này đạt hiệu quả tôi đã thực hiện các bước sau: Thứ nhất. Trò chơi để hình thành kiến thức mới Bài 1-Sự sinh sản- trang 4 - Bé là con ai ?- Giúp học sinh nhận ra mỗi trẻ em đều có những đặc điểm giống bố, mẹ mình. Hoạt động 1. Trò chơi “Bé là con ai ? ” *Chuẩn bị : -Đầu tiên, tôi phát cho cả lớp mỗi em một tấm phiếu bằng cỡ tờ giấy vở, yêu cầu từng cặp học sinh vẽ 1 hình em bé và 1 người mẹ hay 1 người bố cho em bé đó. Từng cặp sẽ phải bàn nhau và chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi người khi nhìn vào 2 hình có thể nhận ra đó là 2 mẹ con hoặc 2 bố con. -Sau đó, tôi thu tất cả các phiếu và tráo đều lên. *Cách tiến hành : Trường Tiểu học Lê Văn Tám-Long Khánh 4