Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2
- Mét sè kinh nghiÖm vÒ d¹y TËp ®äc líp 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 Cơ sở ký luận Trong chương trình tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là môn học có chức năng “kép”(vừa là môn công cụ, vừa là môn khoa học). Tiếng Việt là môn chiếm thời lượng lớn nhất . Riêng phân môn tập đọc lại chiếm 3/10 số tiết trong phân môn Tiengs Việt. Các bài tập đọc trong sách giáo khoa là nguồn ngữ liệu sinh động giúp học sinh tiếp xúc với vẻ đẹp Tiếng Việt trong hàng trăm tình huống giao tiếp khác nhau, từ đó học sinh được học và cách biết dùng Tiếng Việt chính xác tinh tế – biểu cảm. Đây là các bài học tươi nguyên sự sống góp phần rèn luyện sự lĩnh hội và sử dụng Tiếng Việt cho các em. Chương trình Tiểu học đã xác định mục tiêu số 1 của môn Tiếng Việt là: “Hình thành và phát triển ở các em kỹ năng sử dụng Tiếng Việt với những yêu cầu cụ thể về trình độ đọc, viết, nghe ở từng lớp và toàn cấp học. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập đọc là rèn cho học sinh các kỹ năng đọc, nghe, nói. Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu tiếng Việt. Bên cạnh đó theo quan điểm tích hợp các bài tập đọc còn có nhiệm vụ cung cấp ngữ liệu để hình thành và phát triển kỹ năng khác được quy định trong chương trình. Các bài tập đọc đã trở thành nguyên liệu để các phân môn khác như: Tập làm văn – Kể chuyện – Luyện từ và câu khai thác. Chính vì vậy việc dạy phân môn Tập đọc chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó làm nòng cốt xuyên suốt toàn bộ chương trình Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Sách giáo khoa vừa đạt yêu cầu về nội dung vừa được trình bày theo hướng giao tiếp và hoạt động là điều kiện mở đường định hướng cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, học sinh có cơ hội tham gia hoạt động một cách chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng một cách chắc chắn. Chính trong quá trình giáo tiếp và hoạt động nhân cách học sinh được hình thành và phát triển mới thực sự chuyển được cái biết thành cái làm trong thực tế đời sống của các em. Đó chính là kỹ năng sống. Khi đã có kỹ năng sống các em có thái độ sống tích cực, tự tin, tự trọng trong giao tiếp xã hội, luôn tự khám phá và cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Muốn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của môn Tập đọc đòi hỏi mỗi một giáo viên phải xem đổi mới phương pháp là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học cũng cố nghĩa là đổi mới phương pháp học tập của học sinh. Quy trình và biện pháp dạy học được trình bày cụ thể trong sách giáo viên đã thực sự giúp giáo viên tổ chức tổ chức giảng dạy một cách linh hoạt. Ngay từ khi tiếp thu chương trình thay sách bản thân tôi đã xác định được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, đã thấy được tính ưu việt của chương trình, Người viết : Nguyễn Thị Tân 1
- Mét sè kinh nghiÖm vÒ d¹y TËp ®äc líp 2 sgk, sgv. Tuy nhiên, càng trực tiếp giảng dạy tôi như càng bị cuốn hút bởi sự say sưa học tập của học sinh. Sự tiến bộ của học sinh càng thôi thúc tôi quyết tâm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Đây chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này. 2- Cơ cở thực tiễn: Từ nhiều năm nay Bộ giáo dục và đào tạo đã liên tục chỉ đạo đổi mới phương pháp song sự chuyển biến trong phương pháp dạy học của giáo viên đang còn chậm. Kiểu dạy học thuyết giảng đã trở thành nếp nghĩ, nếp làm của tuyệt đại đa số bộ phận giáo viên trong nhà trường. Thực trạng này rất khó thay đổi nếu không có sự thay đổi căn bản về điều kiện vật chất trong đó quan trọng nhất là sách giáo khoa. Thực hiện dạy Tập đọc theo chương trình thay sách hiện nay đòi hỏi giáo viên phải từ bỏ một số động hình và thói quen không thích hợp như: Tham giảng bài, nói dài dòng. Ngại sử dụng phương tiện dạy học, bệnh nói nhiều, dàn trải mắc từ lâu với nhiều thầy cô hình như là khó chữa. Sách giáo khoa mới là “đơn thuốc” nhưng còn tuỳ thuộc vào người sử dụng. Đổi mới phương pháp dạy học là cách trị hay. Tuy nhiên cái mới, cái khó bao giờ cũng đi đôi với nhau. Trong thực tế giảng dạy việc tổ chức cho học sinh đọc từ, đọc câu, đọc đoạn là rất phù hợp với lớp 2, 3. Tuy nhiên do giáo viên thiếu linh hoạt trong quá trình giảng dạy, kỹ năng đọc của học sinh còn chậm. Việc luyện đọc từ khó – giảng từ của giáo viên còn nhiều bất cập, nên giờ học đã kết thúc mà có khi học sinh chưa được tìm hiểu cái hay, cái đẹp, cái dí dóm trong nội dung bài tập đọc hoặc giáo viên tham nói tham giảng từ dài dòng mà học sinh không được luyện học bài. Được trực tiếp giảng dạy qua những giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy tình trạng này diễn ra không phải là ít. Rõ ràng sách giáo khoa, thiết bị dạy học đã được điều chỉnh, thay đổi hợp lý mà những vướng mắc, lúng túng, khó khăn của giáo viên đứng lớp vẫn còn đó. Nói đúng hơn việc đổi mới phương pháp dạy học bây giờ thuộc về trách nhiệm của giáo viên. Người giáo viên cần làm gì? Làm như thế nào? Để tiết học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy tập đọc là điều tôi còn băn khoăn, trăn trở. Thông qua giảng dạy tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp và một phần những việc làm mà bản thân đã khám phá ra trong giảng dạy với một mong muốn:“Có thể là phương thuốc để chữa căn bệnh” hiện nay của một số giáo viên. PHẦN II: PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 2. 2- Căn cứ vào sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2. 3- Căn cứ vào các tạp chí giáo dục Tiểu học – Tạp chí thế giới trong ta và các tài liệu có liên quan. 4- Dựa vào tình hình thực tế giảng dạy ở lớp 2A, tình hình các lớp ở trừơng Tiểu học Quảng Thuận và các trường lân cận như: Quảng Thọ, Ba Đồn. 5- Qua tìm hiểu lắng nghe ý kiến của một số giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2. Người viết : Nguyễn Thị Tân 2
- Mét sè kinh nghiÖm vÒ d¹y TËp ®äc líp 2 6- Tự đúc rút kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy của bản thân. 7- Đúc rút từ những ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu và các đồng chí chỉ đạo chuyên môn. PHẦN III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. 1- Thực trạng tình hình: Thực tế giảng dạy cho thấy rằng: qua 4 năm học thực hiện đổi mới giáo dục trên toàn quốc chất lượng học sinh có tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt là các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Nhiều học sinh đọc rất hay mặc dù yêu cầu đọc diễn cảm chưa đặt ra đối với học sinh lớp . Thông qua luyện đọc học sinh bước đầu đã hiểu nghĩa từ chìa khoá để hiểu nội dung bài tập đọc, có khả năng nghe và nhận xét bạn đọc. Tuy nhiên do địa bàn trường tôi là khu vực nông thôn, trình độ dân trí chưa cao - đời sống nhân dân còn thấp – nên ngoài việc học ở lớp học sinh phải làm nón (mặc dù là học sinh lớp 2) ít có thời gian để tiếp xúc với xã hội nên các em rụt rè, còn thẹn thùng khi ứng xử các tình huống giao tiếp trong sách giáo khoa ,đọc lí nhí khi được gọi. Số lượng học sinh phát âm sai do nói “chớt” còn nhiều. - Giáo viên tiếp xúc với chương trình sách giáo khoa mới và vận dung sách giáo viên bước đầu còn lúng túng, khó khăn. - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, thiết bị dạy học phục vụ cho Tiếng Việt lớp 2 còn thiếu như: Tranh, các thiết bị sử dụng dạy học còn thiếu. Bàn ghế chưa đảm bảo quy cách khó cho giáo viên trong khi thay đổi hình thức tổ chức dạy học. - Một số ít phụ huynh còn giao khoán việc học của con em mình cho cô giáo và nhà trường. Sau đây là một số kết quả điều tra thực tế. Kết quả điều tra kỹ năng đọc của học sinh lớp 2A3 do tôi phụ trách trong đợt khảo sát chất lượng đầu năm như sau: Đọc diễn Đạt chuẩn Còn chậm Đọc đánh vần SL cảm Tỉ lệ %1 Tỉ %25 Tỉ lệ %6 Tỉ lệ %4 lệ 31 0 22 7 5 73% học sinh hiểu được nội dung bài tập đọc trong đó có chỉ có 10% nói trọn câu, 53% trả lời câu hỏi trọng tâm. 42% học sinh biết nghe và có nhận xét bạn đọc song đa số nhận xét còn vụn vặt. 25% học sinh tỏ ra mạnh dạn trong giải quyết, xử lý tình huống giao tiếp của bài tập đọc. 76% học sinh hứng thú, thích học tập đọc. Người viết : Nguyễn Thị Tân 3
- Mét sè kinh nghiÖm vÒ d¹y TËp ®äc líp 2 2- Một số giải pháp cụ thể: Trước tình hình thực tế dạy học của trường, là một tổ trưởng chuyên môn tôi đã làm tốt công tác tham mưu. Nhà trường quyết định tổ chức chuyên đề Tập đọc lớp 2, 3 ngay trong trường để rút kinh nghiệm sau đó cụm chuyên môn Quảng Thuận – Ba Đồn đã liên kết tổ chức chuyên đề này để đúc rút kinh nghiệm trong toàn cụm. Bản thân tôi được cụm cử trình bày phần lý thuyết. Sau một năm triển khai thực hiện chuyên đề Tập đọc bản thân tôi đã thực hiên một số biện pháp cụ thển trong giờ tập đọc như sau: 2.1. Giáo viên cần đọc mẫu tốt: a) Đọc mẫu toàn bài: Việc đọc mẫu của giáo viên là cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng giáo viên phải giới thiệu mẫu đúng. Lời đọc mẫu của giáo viên nhằm định hướng cho học sinh đọc đồng thời giúp học sinh nhận thức đúng nội dung bài học. Nếu là văn bản nghệ thuật còn có tác dụng khơi gợi hứng thú và sự tưởng tượng của học sinh – giúp các em dễ đi vào thế giới của tác giả, tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Với văn bản nghệ thuật đọc mẫu của giáo viên là đọc diễn cảm. Còn văn bản thông thường đọc mẫu là đọc đúng. Yêu cầu đọc diễn cảm chưa đặt ra với học sinh lớp 2, nhưng nếu giáo viên biết khích lệ, động viên học sinh sẽ bắt chước thầy cô. Giáo viên đọc mẫu tốt, chuẩn mực thì không có gì đáng ngại nếu như học sinh bắt chước thầy cô. b) Đọc mẫu câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý, tạo tình huống để học sinh nhận xét tự tìm ra cách đọc. Ví dụ: Khi đọc bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió giáo viên đọc đoạn 2 cho học sinh so sánh với cách đọc đoạn 1 yêu cầu học sinh nói đoạn 1: Đọc với giọng kể, chậm rãi. Đoạn 2: Nhịp nhanh hơn, nhấn mạnh những từ tả sự ngạo nghễ của thần gió, sự tức giận của ông Mạnh như: “Xô, ngã lăn quay, lồm cồm, quật, ngạo nghễ”. c) Đọc từ, cụm từ : Nhằm giúp học sinh sửa sai do phát âm, rèn cách đọc, nâng cao ý thức viết đúng cho học sinh. 2.2. Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, ngữ: a) Cho học sinh đọc từ chú giải lúc nào cho hợp lý? Nhiều ý kiến cho rằng, việc cho học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa là không cần thiết. Giáo viên chỉ cần nêu câu hỏi nếu học sinh giải thích được nghĩa của từ là xem như học sinh đã được đọc phần chú giải? Vậy nếu như những bài tập đọc như: “Voi nhà” Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 có 6 từ chú giải mà giáo viên cứ đặt câu hỏi lôi 6 từ ra để học sinh trả lời thì thời gian đâu để tổ chức hoạt động khác? Chuyên đề 25 tháng 3 năm 2002 đã nói rõ: “Cần cho học sinh đọc chú giải trong giờ tập đọc”. Tạp chí thế giới trong ta nêu quan niệm: Chú giải là một bộ phận cần đọc. Đọc để ghi nhớ từ mới là tăng vốn từ cho học sinh. Đọc để nắm được cách giải nghĩa từ khi cần. Song nên tổ chức cho học sinh đọc từ chú giải lúc nào cho hợp lý? Theo tôi phần chú giải cần tổ chức cho học sinh đọc thầm, trong khi học sinh đọc thầm nối tiếp nhau từng đoạn trong nhóm là hợp lý nhất. Sau đó học sinh lại đọc thành tiếng theo nhóm Người viết : Nguyễn Thị Tân 4