Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 8040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

  1. UBND HUYỆN ĐĂK GLONG TRƯỜNG TH VÕ THỊ SÁU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm lớp Tên tác giả: Nguyễn Chí Nam GV môn: Chung Đơn vị công tác: Trường TH Võ Thị Sáu- Quảng Sơn – Đăk Glong. Quảng Sơn, Năm học 2014 - 2015 1
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU 3 1.1. Lý do chọn đề tài 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu 4 2. NỘI DUNG 4 2.1. Cơ sỡ lý luận của vấn đề 4 2.2. Thực trạng của vấn đề 5 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 7 2.4. Kết quả đạt được 10 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 3.1.Kết luận 11 3.2. Kiến nghị 11 Danh mục tài liệu tham khảo 13 Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học 14 2
  3. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường. Là người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách trẻ em, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em trước nhà trường, Nhà nước và nhân dân. Đặc biệt, người giáo viên tiểu học hầu như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp mình phụ trách. Giáo viên tiểu học là người hướng dẫn, người đưa các em vào thế giới tri thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật. Người giáo viên tiểu học còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể trẻ em, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực của học sinh. Học sinh tiểu học còn chưa biết hành động độc lập, giáo viên phải là người tổ chức hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và bộc lộ khả năng của mình. Giáo viên tiểu học là một trong những “thần tượng” của học sinh, là tấm gương của các em. Trong những giờ tới trường, giáo viên tiểu học hầu như lúc nào cũng ở cạnh các em nhỏ, rất sát học sinh, kiểm tra theo dõi được từng hành vi của các em. Bằng tấm gương của mình kết hợp với việc truyền thụ những giá trị chuẩn mực thể hiện trong nội dung các môn học, giáo viên tiểu học còn góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của các em qua công tác chủ nhiệm lớp. Ngoài công việc phụ trách toàn diện trước học sinh, công tác chủ nhiệm lớp cũng có một ý nghĩa quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, là người tổ chức, cổ vũ tư tưởng cho học sinh.Người cùng với phụ huynh học sinh tiến hành giáo dục các em. Nhưng công tác chủ nhiệm lớp không phải là công việc đơn giản. Nó luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết các giáo viên tiểu học. Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, khi thực hiện tôi phải rút kinh nghiệm qua từng năm, xoay chuyển mọi cách, suy nghĩ tìm tòi, học hỏi những đồng nghiệp có uy tín, có năng lực để công tác chủ nhiệm của mình 3
  4. đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do đó nên bản thân đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nhỏ để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Mục đích của đề tài nhằm góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm của mình. - Ghi lại những việc đã làm thành công để đúc rút kinh nghiệm của bản thân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Là học sinh lớp 5 của Trường TH Võ Thị Sáu năm học 2013-2014 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu thập thông tin: Dùng để thu thập các thông tin của từng học sinh. 2. Phương pháp trò chuyện: Dùng để hỏi chuyện các đồng nghiệp có king nghiệm; hỏi chuyện với học sinh; hỏi chuyện với phụ huynh 3. Phương pháp giao nhiệm vụ: Dùng để giao nhiệm vụ cho học sinh. 4. Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra cái tốt, cái hạn chế và biện pháp khắc phục. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp với các nội dung cơ bản sau đây: Các biện pháp giáo dục học sinh, mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh, xây dựng lớp học có nề nếp hiệu quả. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sỡ lý luận của vấn đề Căn cứ Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Điều lệ trường Tiểu học. 4
  5. Căn cứ Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 2.2. Thực trạng của vấn đề a. Thuận lợi * Giáo viên: - Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD cùng BGH nhà trường đã tạo mọi điều kiện để bản thân làm tốt công tác chủ nhiệm. - Là giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều năm, tôi luôn tìm tòi học hỏi để trao đổi kinh nghiệm, không ngừng tự rèn luyện mình, từng bước nâng cao nghiệp vụ để vững vàng về chuyên môn cũng như công việc phụ trách toàn diện trước học sinh. Tôi luôn nhiệt tình và có tâm huyết đối với việc dạy học của mình. - Được sự quan tâm, phối hợp với tổng phụ trách nhà trường, giáo viên bộ môn để cùng giáo dục học sinh thực hiện tốt nề nếp lớp cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp. * Học sinh: - Được sự quan tâm hướng dẫn, dìu dắt của nhà trường, tổng phụ trách đội, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cùng cha mẹ học sinh trong mọi hoạt động. 5
  6. - Học sinh được giải bày tâm sự, khó khăn nổi lo lắng của mình cùng giáo viên chủ nhiệm. - Được học tập có hiệu quả dưới sự giúp đỡ của giáo viên. - Được vui chơi, giải trí, được rèn luyện mình qua sự chăm lo, hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. b. Khó khăn * Giáo viên: - Do đặc điểm của nhà trường phần lớn giáo viên là trẻ, ít kinh nghiệm. Hơn nữa trường ít lớp ( bậc Tiểu học chỉ có 5 lớp, mỗi khối một lớp) nên việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. - Một số giáo viên mới ra trường, khi xử lí các tình huống sư phạm còn lúng túng, bối rối nên thường xuyên phải kéo dài buổi học so với qui định, gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh và làm một số phụ huynh bực bội vì phải chờ đợi lâu khi đi đón con em mình tan học. Một vài giáo viên dù đã dạy lâu năm nhưng vẫn chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường hay than phiền về học sinh, về phụ huynh mà chưa tìm được biện pháp giáo dục học sinh nên nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường. - Phòng học của nhà trường không đủ đáp ứng dạy học 2 buổi/ ngày; hiện tại nhà trường chỉ dạy 5 buổi/ ngày đối với lớp 2, 3, 4, 5. Do đó thời gian tiếp xúc giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh ở trường là rất ít. * Học sinh: - Bên cạnh đó là học sinh với lối tư duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' khoáng trắng '' cho nhà trường. - Đa số gia đình học sinh đều làm nông, một số em đi lại xa, học sinh nghèo của lớp tương đối nhiều nên cũng một phần ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như nề nếp lớp. 6
  7. - Học sinh dân tộc chiếm đa số, hơn nữa có nhiều dân tộc cùng chung sống nên có sự bất đồng về ngôn ngữ. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề a. Biện pháp chung Giáo viên chủ nhiệm lớp tiểu học có chức năng cơ bản là quản lý, giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Chức năng này được thể hiện như sau : - Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp sẽ là động lực quan trọng tác động vào việc dạy học tốt. - Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một đơn vị vững mạnh. - Tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Thiết lập và phát triển quan hệ với lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. Nói chung để làm cho công tác giáo dục được hoàn chỉnh và đạt chất lượng toàn diện thì người giáo viên phải coi trọng công tác chủ nhiệm lớp. b. Những biện pháp cụ thể Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về việc giáo dục đạo đức học sinh trong lớp. Muốn giáo dục hoàn thiện thì giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau : b.1. Tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách . Để thực hiện tốt chức năng quản lý, giáo dục học sinh, ngay từ khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu và nắm vững về từng học sinh lớp mình phụ trách như : - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, hoàn cảnh kinh tế, địa vị bố mẹ trong xã hội, nếp sống của gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề giáo dục con cái để từ đó giáo viên có thể tìm ra những nguyên nhân về hiện tượng tâm lý của học sinh. - Tìm hiểu và nắm được đặc điểm của từng học sinh : tìm hiểu xem những học sinh nào bị khuyết tật (cận, nói lắp, điếc ) để sắp xếp chỗ ngồi cho phù 7
  8. hợp, tìm hiểu trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh và năng lực trí tuệ của học sinh. Ví dụ : Trong lớp 5 tôi chủ nhiệm năm học qua có nhiều em như : em Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Ngọc Trân, Bàn Ngọc Ánh nhận thức rất nhanh nhưng sau đó lại quên ngay vì ghi nhớ của các em không bền. Từ đó giáo viên cho học sinh rèn luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại kiến thức đã học nhiều lần để ghi nhớ bền vững vàng phối hợp cùng giáp viên bộ môn để giúp đỡ các em học tập tốt hơn. - Tìm hiểu về xu hướng, hứng thú động cơ của học sinh trong học tập và các hoạt động khác, từ đó giáo viên hiểu được nguyên nhân để hướng dẫn, giáo dục học sinh đạt kết quả tốt. Ví dụ : Trong thực tế, có một số em học yếu các bộ môn như Toán hoặc Tiếng Vịêt nhưng các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thì học rất tốt do các em có hứng thú và say mê các môn học này. Từ đó, giáo viên tạo điều kiện giúp các em có hứng thú với môn Toán, Tiếng Việt. Tóm lại : Muốn thực hiện những điều nói trên yêu cầu người giáo viên phải : - Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, lý lịch của học sinh ở lớp dưới ). - Quan sát hằng ngày các hoạt động và mối quan hệ của học sinh - Thăm gia đình học sinh và trò chuyện trao đổi với phụ huynh học sinh. - Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh. b.2. Xây dựng nề nếp lớp học: Ngay từ tuần đầu tiên giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới là bầu Hội đồng tự quản của lớp. Những năm học trước, Hội đồng tự quản lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và y thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Hội đồng tự quản của lớp. b.3. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Hội đồng tự quản của lớp: Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: 8