Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc

doc 33 trang sangkien 7540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯ PĂH TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN PHÚ HOÀ Tổ 1 ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC   Người viết: PHÚ THỊ DÙNG Chức vụ: giáo viên Năm học: 2014 - 2015
  2. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc MỤC LỤC Phần 1: Đặt vấn đề : 2. Phần 2 : Nội dung: 4 1 . Nguồn gốc – Nguyên nhân – Thực trạng 4. 1.1) Tình hình chung . 4. 1.2) Tình hình thực tế . 5. 2. Một số biện pháp cụ thể để làm tốt công tác chủ nhiệm 7. 3. So sánh kết quả . . .12. Phần 3 : Kết luận 14 Tài liệu tham khảo .16. 1 Phú Thị Dùng
  3. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta đã biết: “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý ” (Phạm Văn Đồng ). Trong công tác giảng dạy ở trường Tiểu học, người giáo viên luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Mọi giáo viên chúng ta luôn phấn đấu rèn luyện, không ngừng nghiên cứu, học tập và tìm tòi sách vở, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất nhằm giúp học sinh học tập và rèn luyện về Đức – Trí – Thể - Mĩ đạt hiệu quả cao nhất. Bản thân tôi là giáo viên đã nhiều năm dạy các lớp là học sinh dân tộc. Tôi thấy ngoài nhiệm vụ giảng dạy vẫn chưa đủ, để đạt được mục tiêu và hoàn thành tốt kế hoạch năm học đề ra thì nhiệm vụ của người giáo viên đối với công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt là học sinh dân tộc là một việc làm quan trọng không thể xem nhẹ được, bởi vì mục tiêu giáo dục Tiểu học là: “ Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học” (Trích luật giáo dục) Để đạt được mục tiêu và hoàn thành kế hoạch năm học đạt kết quả tốt, mọi giáo viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của mình đối với công tác chủ nhiệm lớp theo quy định của ngành đề ra. Bản thân giáo viên phải biết linh hoạt, năng động, sáng tạo trong công tác chủ nhiệm lớp của mình. Đặc biệt với lớp có học sinh là con em đồng bào dân tộc. Bằng kinh nghiệm thực tế của bản thân và trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp cho thấy, học sinh các lớp đồng bào dân tộc thường xuyên nghỉ học hoặc bỏ học giữa chừng trong năm học, đặc biệt từ tháng 12 đến tháng 5 vì thời gian đó bố mẹ các em phải đi làm rẫy xa nhà, phải ở hẳn trên rẫy một thời gian dài mới về nhà. Với đặc thù là học sinh dân tộc Jơ rai do tập 2 Phú Thị Dùng
  4. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc tục của địa phương, việc giao tiếp tìm hiểu, nhận thức về vấn đề học tập và giáo dục sức khỏe, thể lực, thẩm mĩ còn hạn chế. Bởi vậy, các em hay nghỉ học hoặc bỏ học giữa chừng. Để chống thất học và duy trì sĩ số học sinh đi học đầy đủ, 100% thường xuyên có mặt tại lớp, nhằm nâng cao chất lượng học tập cho các em học sinh dân tộc. Vì tương lai sự nghiệp của thế hệ trẻ là con em người đông bào dân tộc, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Công tác chủ nhiệm lớp đối với học sinh dân tộc” Với mong muốn bằng những biện pháp cụ thể và những việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhờ vào kinh nghiệm bản thân đã tích lũy từ nhiều năm và thực tế lớp học của tôi trong năm học này. Tôi sẽ cùng các đồng nghiệp tìm ra nhiều biện pháp giúp các em đi học đều, duy trì sĩ số 100%, nâng cao chất lượng học tập cho các em, nhất là những học sinh chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng. Vì sự nghiệp giáo dục của toàn xã hội nên bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này với hi vọng góp phần nào cho nền giáo dục ở địa phương ngày càng phát triển không ngừng. 3 Phú Thị Dùng
  5. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG 1. Nguồn gốc- Nguyên nhân- Thực trạng 1.1/ Tình hình chung: Trong công tác giảng dạy ở trường Tiểu học. mỗi giáo viên phải trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy một lớp theo quy định của nhà trường phân công. Bản thân mỗi giáo viên chúng ta đã nhận lớp, đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho lớp học của mình. Tùy theo điều kiện thực tế ở từng khu vực, từng địa phương mà mỗi giáo viên phải có những biện pháp và kế hoạch khác nhau. Để hoàn thành tốt mục tiêu và kế hoạch năm học thì đối với tôi: “ công tác chủ nhiệm lớp” là một việc làm rất quan trọng nó quyết định ảnh hưởng đến thành tích và kết quả học tập của lớp. Bằng kinh nghiệm bản thân tôi thấy được rằng người giáo viên cần phải làm công tác chủ nhiệm như thế nào? Bằng những biện pháp gì? Việc làm cụ thể nào? Để đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ năm học như: duy trì sĩ số 100%, đi học đều thường xuyên có mặt ở lớp, nâng cao chất lượng học tập, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành, bồi dưỡng học sinh năng khiếu nhằm giáo dục phát triển toàn diện về Đức- Trí - Thể -Mĩ và các kĩ năng cơ bản khác cho học sinh. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc giảng dạy và cung cấp kiến thức cho các em thì vẫn chưa đủ. Mỗi giáo vien cần phải biết linh hoạt, năng động, sáng tạo để tìm ra những biện pháp cụ thể tối ưu nhất giúp các em có hứng thú học tập, yêu trường, yêu lớp và duy trì sĩ số học sinh 100% đi học đều, nâng cao chất lượng học tập của lớp. Trước tiên, giáo viên cần phải giáo dục học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập và mục đích học tập để làm gì? Ngoài việc giúp các em học tập, rèn luyện hình thành năng lực, phẩm chất cho các em, mỗi giáo viên cần có kế hoạch cụ thể thường xuyên đến từng nhà gia đình học sinh để thăm hỏi và tìm hiểu về 4 Phú Thị Dùng
  6. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc cuộc sống , sinh hoạt hằng ngày, việc học tập, vui chơi, của các em. Từ đó, giáo viên phân tích giảng giải cho ba mẹ các em thấy được ích lợi của việc đi học của con em mình. Từ đó gia đình các em mới tạo điều kiện giúp đỡ các em đến trường học tập tốt. Bản thân mỗi giáo viên phải xây dựng được môi trường thân thiện của lớp, luôn gần gũi, yêu thương học sinh, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 1.2/ Tình hình thực tế * Về phía giáo viên Với đặc thù riêng lớp học chỉ là học sinh dân tộc Jơ rai, nên nhận thức của các em về ý thức học tập sinh hoạt hằng ngày và giao tiếp trong cuộc sống còn hạn chế. Các em đến lớp trò chuyện với bạn, trao đổi với cô, cần cô giúp đỡ việc gì, các em đều nói tiếng Jơ rai. Cô trò ngôn ngữ bất đồng dẫn đến không đáp ứng được nguyện vọng của các em, không động viên các em kịp thời do đó chưa thu hút được các em đến lớp. Mặt khác, do nhận thức của cha mẹ học sinh còn hạn chế cho nên việc quan tâm học tập đối với con em mình chưa đúng mức, dẫn đến các em nghỉ học hay bỏ học là điều đương nhiên. Với nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bỏ học của học sinh ở các lớp có 100% đối tượng học sinh là con em người đồng bào dân tộc. Bản thân người giáo viên với lòng yêu nghề, nhiệt tình giảng dạy vẫn chưa đủ. Mỗi giáo viên chúng ta phải tự mình nghiên cứu, năng động và sáng tạo, tùy tình hình thực tế của lớp mà có những biện pháp cụ thể giúp các em yêu trường, mến lớp, đi học đều và duy trì sĩ số học sinh 100%, nâng cao chất lượng học tập bằng việc giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học và hoạt động giáo dục khác. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tổ chức học nhóm, tạo không khí thoải mái, gần gũi và thân thiện với học sinh. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp các em chủ động mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Qua tham khảo một số bạn bè đồng nghiệp, đa số giáo viên có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh đến lớp. 5 Phú Thị Dùng
  7. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc Do nguyên nhân khách quan một số giáo viên vì điều kiện nhà ở xa, con còn nhỏ nên không có thời thăm hỏi gia đình học sinh của lớp mình để nắm bắt được thực tế từng học sinh của lớp mình về điều kiện kinh tế, sinh hoạt cuộc sống, học tập, vui chơi ở nhà của học sinh, nên không động viên các em được kịp thời dẫn đến việc các em thường nghỉ học, bỏ học giữa chừng. Để duy trì được sĩ số học sinh đi học đều 100%, giáo viên phải tìm hiểu thêm một số tiếng dân tộc địa phương để tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao tiếp với cha mẹ học sinh và học sinh. Giáo viên cần tăng cường đến thăm hỏi gia đình học sinh để cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên giúp đỡ, động viên học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó giáo viên nắm được cụ thể từng đối tượng học sinh và có kế hoạch cụ thể giúp các em đi học đều, chăm chỉ học tập, duy trì được sĩ số 100%. *Về phía học sinh Do đặc thù các em là người dân tộc, lứa tuổi các em còn nhỏ nên cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở địa phương bị ảnh hưởng rất nhiều. Sự nhận thức về trách nhiệm học tập của các em còn chưa cao nên các em thường xuyên vắng học ở nhà để giúp đỡ cha mẹ trông em, giữ nhà, chăn bò, theo bố mẹ lên nương rẫy một tuần có khi nửa tháng mới về, Mặt khác do ý thức của một số phụ huynh học sinh còn hạn chế nên chưa quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp con em mình đến lớp học tập. Phần đông các gia đình khi có công việc thường cho các em ở nhà để làm việc giúp đỡ cha mẹ, Việc nắm bắt độ tuổi đến trường của các bậc phụ huynh chưa rõ, các hồ sơ hành chính như: làm giấy khai sinh cho con cha mẹ cũng không làm. Khi con đến độ tuổi đi học không có giấy khai sinh, nhà trường hỏi đến mới làm nên việc khai độ tuổi không đúng. Có em thì lớn quá, có em lại nhỏ quá dẫn đến những em lớn thấy mình học chưa hoàn thành nội dung bài học thua các bạn nhỏ hơn mình nên bỏ học. Những em còn nhỏ chưa đến tuổi đi học nên ý thức học tập chưa cao, lúc nào thích thì đi học. không thích thì ở nhà 6 Phú Thị Dùng
  8. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc chơi. Mặt khác, càng về cuối năm kiến thức càng cao đồi hổi các em phải nắm chắc kiến thức đầy đủ các em mới tiếp thu được bài, Một số em chưa hoàn thành nội dung học tập trong ngày, trong tuần, trong tháng kiến thức bị hổng nên không tiếp thu được bài tiếp theo, học không đuổi kịp các bạn trong lớp dẫn đến các em chán nản không muốn đi học, Bởi vậy, các em thường bỏ học, nghỉ học giữa chừng. Để khắc phục hiện tượng này có kết quả tốt, giúp các em có tinh thần học tập tích cực, giáo viên cần phải thường xuyên đến thăm gia đình các em để thăm hỏi, hướng dẫn cha mẹ học sinh cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh một cách kịp thời và phân tích giảng giải cho cha mẹ các em hiểu được ích lợi việc học tập của con em mình. Qua đó để cha mẹ các em nhận thức được trách nhiệm của mình về việc học tập của học sinh và tạo mọi điều kiện để các em đến lớp học tập. 2./ Một số biện pháp cụ thể để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp: Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp chủ nhiệm và gảng dạy lớp 1E, làng K răi, Trường Tiểu học thị trấn Phú Hòa. Để đạt được mục tiêu và kế hoạch năm học 2014- 2015 đạt kết quả tốt, tôi đã dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ thực tế nhiều năm giảng dạy các lớp học sinh là đồng bào dân tộc và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đã công tác lâu năm trong ngành để có những biện pháp cụ thể làm tốt công tác chủ nhiệm lớp như sau: Khi nhận lớp, công việc đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm là phải nắm bắt sĩ số học sinh của lớp, tìm hiểu đặc điểm tình hình của học sinh về độ tuổi, nơi ở, hoàn cảnh gia đình. Sau đó, làm công tác ổn định tổ chức: phân công tổ học tập, nhóm học tập. Bầu cán sự lớp. Do các em còn nhỏ, một số em không được đi học Mần non, việc giao tiếp với mọi người còn hạn chế nên các em còn rụt rè, nhút nhát khi gặp thầy cô giáo và bạn bè trong trường, trong lớp. Nên tôi phân tổ, phân nhóm theo từng xóm để các em dễ dàng làm quen, theo dõi và giúp đỡ nhau trong học tập. 7 Phú Thị Dùng