Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém toán Khối 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém toán Khối 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khac_phuc_hoc_sinh_ye.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém toán Khối 6
- PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH B Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH YẾU, KÉM TOÁN KHỐI 6 Phần I Khái quát về bản thân 1. Họ và tên: Võ Thị Cẩm Loan, sinh năm 1990. 2. Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Thành B 3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cao đẳng sư phạm Toán. 4. Chức vụ: Giáo viên. Phần II Nội dung sáng kiến, giải pháp 1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến, giải pháp 1.1. Thực trạng tình hình đơn vị - Số lượng : Học sinh khối 6 ( 6A1, 6A2, 6A3) a) Thuận lợi - Đa số học sinh ngoan hiền và có cố gắng trong học tập. b) Khó khăn Nguyên nhân chủ quan Về phía giáo viên: Chưa tìm được phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Về phía học sinh:Chưa có định hướng cho tương lai, chưa cố gắng trong học tập, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mất nhiều thời gian cho việc phụ giúp gia đình không có nhiều thời gian đầu tư cho việc học Về phía phụ huynh học sinh: Chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Nguyên nhân khách quan 1
- 2. Nội dung sáng kiến đăng ký * Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Sau khi tìm hiểu và biết được những biểu hiện của học sinh học yếu kém toán, nguyên nhân dẫn đến việc học sinh học yếu kém môn toán tôi đã suy nghĩ và áp dụng những phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng học sinh này như sau: 3.1. Xây dựng lòng tin và niềm hứng thú học toán cho học sinh học yếu kém toán qua giờ dạy trên lớp Học sinh kém toán đến lớp với nhiều lý do: có thể ham mê học tập, có thể không, mọi người đi học thì mình cũng đi học, đi học theo yêu cầu của ông bà, cha mẹ, thầy cô, Đến lớp với tâm trạng chán chường, mệt mõi, không hiểu bài dẫn đến tình trạng chán học và không làm bài, rồi không thích điều gì đó trên lớp khiến các em cho rằng việc đến lớp như một cực hình đối với các em. Vì thế đầu tiên và quan trọng nhất là phải tìm mọi cách, mọi dịp để xây dựng cho các em lòng tự tin ở khả năng của mình từ đó cố gắng học tập, thích học môn toán như sau 3.1.1. Giúp học sinh nắm bài ngay tại lớp a) Giáo viên phải xem kỹ chương trình môn toán THCS, nội dung từng bài dạy và mục tiêu của mỗi bài để tránh việc truyền đạt quá tải cho học sinh, phối hợp nhịp nhàng giữa phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phát huy tính tích cực, chủ động, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh,tránh sự đơn điệu, tẻ nhạt ở mỗi tiết học, tổ chức các hoạt động trong từng bài để giúp các em tự tìm tòi, chủ động phát hiện kiến thức mới, rèn thêm kỹ năng mới dựa trên các kiến thức và kỹ năng các em đã có. Bằng những biện pháp phân hóa nội tại thích hợp, giáo viên cần xác định với câu hỏi nào , phần việc nào, bài tập nào là dành cho đối tượng học sinh yếu kém toán b) Trong tiết luyện tập cần chọn các bài toán phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém. Có thể cho các em giải quyết cả bài toán nếu bài toán đó đơn giản hoặc làm một công đoạn của bài toán. Cần giúp các em tự tin hơn ở khả năng học toán của mình. Tin là mình cũng có thể học tốt môn toán như các bạn cùng lớp c) Giáo viên cần giảng kĩ, phân tích rõ vấn đề, sử dụng tối đa các đồ dùng trực quan. Đối tượng học sinh này tiếp thu kiến thức chậm nên giáo dục phải kiên trì, nhắc nhỏ thường xuyên 3
- cho 3 Ví dụ: 12, 36, 72, Các số có chữ số tận cùng là 0, 5 thì số đó chia hết cho 5 Cho 5 Ví dụ: 10, 45, 70, Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết Cho 9 cho 9 Ví dụ: 18, 27, 90, . Các số có chữ số tận cùng là 0 và tổng các chữ số chia hết Cho 2, cho 3, cho 5 và cho cho 9 9 Ví dụ: 450, 360, 720, . Ngoài ra sau khi giảng dạy một bài hay một hệ thống kiến thức, giáo viên nên đặt câu hỏi cho học sinh cả lớp, chú ý nhiều đến học sinh yếu kém toán như là: Các em có điều gì thắc mắc không ? Các em có muốn hỏi điều gì không ? Các em thấy bài học hôm nay như thế nào? Qua bài học này các em biết thêm được điều gì ? Như vậy giáo viên mới tiếp nhận được thông tin ngược lại từ học sinh, mới biết được học sinh hiểu bài hay không? Từ đó giáo viên mới có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức lớp cho phù hợp. Nếu học sinh biết đặt câu hỏi là học sinh đã hiểu và quan tâm đến bài học. Giáo viên cũng nên kiên nhẫn lắng nghe học sinh trả lời vì đối tượng học sinh này thường trả lời chậm, không ngắn gọn 3.2. Giúp đỡ học sinh bằng tình thương a) Học sinh THCS đang trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách nên việc sai sót, sai phạm là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối tượng học sinh yếu kém cụ thể là yếu kém toán. Lỗi học sinh thường mắc phải không phải do chủ định mà do bản tính hồn nhiên, ham chơi. Vì vậy, khi học sinh làm bài không được hay làm sai thì giáo viên không nên la mắng, de dọa, phạt roi bằng bạo lực, . b) Giáo viên “sửa phạt” chứ không phải “xử phạt” học sinh. Vì vậy, giáo viên phải chú ý giúp học sinh nhận ra lỗi sai, tự nhận xét và đề ra hình phạt cho mình c) Giáo viên cần nắm được danh sách học sinh học kém môn toán trong lớp để có sự quan tâm đặc biệt. Giáo viên có thể cho các em ngồi ở những vị trí thuận lợi trong lớp để tiện hướng dẫn các em giải bài tập. Sự tận tình hướng dẫn các em vẽ hình một bài toán hình 5
- c. x – 15 = 12 + 11 g. 2x – 12 = 48 d. x + 32 = 87 - 23 h. 5. (x – 13 ) = 0 3.3.2 Luyện tập vừa sức với học sinh yếu kém toán a) Đối với học sinh yếu kém toán, giáo viên cần đặc biệt hướng dẫn cho các em biết tính vững chắc của kiến thức, tức là học lý thuyết về kiến thức cơ bản nào thì cần nắm chắc và áp dụng kiến thức cơ bản đó vào giải bài tập cụ thể. Ví dụ: Khi dạy bài “ Khi nào AM + MB = AB ?” thì khi làm bài tập học sinh chỉ cần áp dụng phần nhận xét vào làm bài tập. chẳng hạn muốn làm bài toán sau: Cho điểm M nằm giữa đoạn thẳng AB, biết AM = 4 cm, AB = 9 cm. Tính MB ? Giải: Vì M nằm giữa đoạn thẳng AB Nên : AM + MB = AB 4 + MB = 9 MB= 9 – 4 MB = 5 Vậy MB =5 cm Đối với dạng toán này thì ta chỉ áp dụng điều kiện một điểm nằm giữa đoạn thẳng. Nhưng khi học đến bài “ Trung điểm của đoạn thẳng” thì khi giải bài tập dạng trung điểm học sinh vẫn áp dụng tính chất điểm nằm giữa nhưng áp dụng theo cách khác chẳng hạn như trong bài tập sau: Cho đoạn thẳng AB = 8 cm, điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính AM ? Giải: Vì M là trung điểm của đoạn thẳng AB Nên : AM = MB = AB : 2 AM = 8 : 2 AM = 4 Vậy AM = 4 cm Nếu gặp dạng toán trung điểm mà học sinh yếu kém áp dụng nhận xét của bài “ Khi nào AM + MB = AB ?” thì học sinh sẽ gặp khó khăn trong giải toán vì chỉ biết được độ dài của một đoạn thẳng thì không thể nào giải được bài toán đó ngược lại nếu gặp bài toán dạng áp dụng tính chất điểm nằm giữa thì học sinh lại áp dụng kiến thức của bài trung điểm của đoạn thẳng như vậy kết quả sẽ không đúng ( chỉ đúng trong trường hợp điểm nằm giữa chia 7
- Phần III Khả năng, phạm vi áp dung và lợi ích, hiệu quả 1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp Đề tài sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng ở trường THCS Tân Thành B và có thể áp dụng cho các trường THCS trong Tỉnh. 2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi áp dụng sáng kiến, giải pháp Sau khi áp dụng các phương pháp dạy học trên dành cho đối tượng học sinh yếu kém tôi nhận được kết quả từ các em thông qua bài kiểm tra vào tháng 1 + 2 như sau : Kết quả học lực lớp 6A1 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Tháng 8 +9 10 25,6 10 25,6 9 23,1 7 18 3 7,7 Tháng 1 + 2 15 41,7 6 16,7 7 19,4 6 16,7 2 5,5 Kết quả học lực lớp 6A2 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Tháng 8 +9 9 25 9 25 10 27,8 5 13,9 3 8,3 Tháng 1 + 2 8 22,9 13 37,1 7 20 7 20 0 0 Kết quả học lực lớp 6A3 Giỏi Khá Trung Bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Tháng 8 +9 8 21,6 10 27,1 8 21,6 7 18,9 4 10,8 Tháng 1 + 2 12 36,3 9 27,3 6 18,2 6 18,2 0 0 9