Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học

doc 15 trang sangkien 10580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huy_dong_xa_hoi_hoa_g.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học

  1. SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học. ĐỀ TÀI: Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học. I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, xã hội hoá giáo dục (XHHGD) là huy động và tổ chức nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hoá các loại hình giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. Xã hội hoá giáo dục còn là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lí và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của nhân dân, của toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, để huy động sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục & Đào tạo. Đó chính là huy động xã hội hóa giáo dục. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu; nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cho cơ sở vật chất của ngành giáo dục ngày một thay đổi, nhiều ngôi trường tranh, tre nứa lá được thay thế bằng những phòng học khang trang, giúp học sinh ham thích đến trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là rất cần thiết. Để làm tốt công việc này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp uy tín của trường được nâng lên. Song, làm sao để có biện pháp tuyên truyền huy động phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đều hướng về nhà - 1-
  2. SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học. trường bằng cả tâm huyết và lòng tự nguyện, làm sao để đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường là điều tôi luôn trăn trở. Từ đó tôi đã nghiên cứu những đặc thù của đơn vị, áp dụng, tìm giải pháp và phối hợp thực hiện để đạt được kế hoạch đề ra cho công tác xã hội hoá giáo dục tại trường tiểu học Sơn Kiên 1. II/ THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG: a) Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT về cơ sở vật chất và công tác giáo dục của đơn vị; - Trường có đủ phòng học để phục vụ cho công tác dạy và học 5 buổi/tuần; - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn khá vững vàng, luôn đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ về vai trò của công tác xã hội hoá giáo dục, nhiệt tình tham gia tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh để có sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng. - Tập thể sư phạm đoàn kết, hiểu rõ về tâm tư nguyện vọng của phụ huynh học sinh trên địa bàn, có ý kiến đề xuất, tham mưu cùng lãnh đạo nhà trường về công tác xã hội hoá giáo dục. b) Khó khăn: - Công tác tuyên truyền của nhà trường đôi lúc thực hiện chưa thường xuyên, chưa sâu rộng đến toàn thể phụ huynh học sinh trong nhà trường nhất là đối với các điểm lẻ; - Việc thực hiện công tác dân chủ hoá của nhà trường còn mang tính hình thức, công tác phối kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường chưa có sự đồng thuận cao; - Nhà trường chưa tạo được uy tín cao đối với phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương bằng chính nội lực của mình; - 2-
  3. SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học. - Công tác xây dựng cảnh quan sư phạm, cơ sở vật chất của nhà trường chưa đổi mới, luôn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước; - Trường có nhiều điểm lẻ, địa bàn quản lý rộng nên gặp không ít khó khăn cho công tác vận động xã hội hoá giáo dục, việc huy động nguồn lực cũng bị dàn trải, không tập trung; - Cảnh quan sư phạm chưa khang trang, sân chơi, bãi tập của nhà trường chưa bằng phẳng, bụi vào mùa khô, bẩn vào mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động ngoại khoá và vui chơi của các em học sinh. - CSVC chưa đảm bảo được một số tiêu chí của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường học “Xanh – Sạch – Đẹp và An toàn cụ thể ở các điểm lẻ. II/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐẠT HIỆU QUẢ VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TẠI ĐƠN VỊ: Từ thực trạng trên, để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho công tác giáo dục của nhà trường, bản thân tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 1) Công tác tuyên truyền. Đối tượng đầu tiên nhà trường tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Từ đó, mới tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên tuyên truyền có hiệu quả đến phụ huynh học sinh và các mạnh thường quân trên địa bàn, phải làm sao để họ thấy được đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm và mọi người đều có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng. Khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của Hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ bằng tấm lòng tự nguyện. Giáo viên hiểu: nếu thiếu thốn trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo, hiệu quả công tác sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt, bản thân mỗi thành viên sống trong môi trường sư phạm này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, uy tín của giáo viên và nhà trường nhờ đó - 3-
  4. SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học. được nhân lên trong lòng nhiều người và sẽ được nhiều phụ huynh đồng tình ủng hộ. Công tác tuyên truyền cần duy trì thường xuyên, đa dạng. Yêu cầu của công tác tuyên truyền phải cụ thể, vận động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân cùng tham gia với nguyên tắc “lợi ích”, mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều tìm thấy lợi ích chung của cá nhân và tập thể. 2) Kế hoạch hóa công tác xã hội hóa giáo dục: Kế hoạch hoá là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch xã hội hoá cần được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu huy động là gì? Đối tượng nào? Thời gian? Phân công ai là vai trò chủ thể huy động? Từ đó, Hiệu trưởng xây dựng công tác xã hội hoá giáo dục cho phù hợp với thực tế của đơn vị. Phân công một số thành viên trực tiếp đi huy động phải là người hiểu rõ nguyên tắc của công tác xã hội hoá giáo dục, có kỹ năng giao tiếp tốt, lời nói có tính thuyết phục cao. Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia xã hội hoá giáo dục tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ nếu như người cán bộ quản lý giáo dục biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng nếu như có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng làm tốt chức năng này sẽ mang đến những thành công ngay cả thời điểm khó khăn nhất. 3) Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương: Hiệu trưởng phải là người lên kế hoạch cụ thể và chủ động đề xuất công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường với lãnh đạo địa phương. Mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung trình bày một cách toàn diện, trọng tâm, tránh tham mưu lặt vặt theo vụ việc. Sau khi được lãnh đạo địa phương chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo ngay. Tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương - 4-
  5. SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học. đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên, để có dịp cấp uỷ, chính quyền địa phương hiểu rõ nhà trường hơn và cũng là thời điểm để nhà trường xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngoài tầm tay của Hiệu trưởng. Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện, không nên báo cáo gặp gỡ lãnh đạo các cấp vào lúc họ đang phải tập trung lo những việc lớn. Nhà trường thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động giáo dục của đơn vị, ) đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng, lòng dân và được thể hiện bằng các Nghị quyết của cấp ủy, chỉ thị của địa phương mới được mọi người dân đồng tình, ủng hộ. Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Qua đó, có thể nhận được sự hỗ trợ của địa phương về huy động sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, cũng như ngoài địa bàn qua uy tín của địa phương. 4) Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường: Phải tạo lập uy tín bằng chính nội lực của nhà trường, từ lãnh đạo cho đến cán bộ giáo viên, nhân viên đều xác định nhiệm vụ của mình để phấn đấu và đạt hiệu quả công việc ngày càng cao. Hiệu trưởng nâng uy tín bằng cách điều hành công việc khoa học, quan tâm đến chất lượng giáo dục, tạo môi trường sư phạm đoàn kết, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong môi trường xã hội địa phương. Hiệu trưởng có uy tín, có năng lực là yếu tố thúc đẩy thường xuyên cho sự tham gia của cộng đồng trong công tác xã hội hoá giáo dục. - 5-
  6. SKKN: Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học. Ví dụ: Khi tôi mới về nhận nhiệm vụ tại trường tiểu học Sơn Kiên 1, nơi mà mọi việc đều rất mới mẻ, chưa ai biết và hiểu rõ về mình. Vừa để tạo uy tín cho mình, vừa để làm “bàn đạp” cho công tác xã hội hoá giáo dục tại đơn vị. Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm ngay là tập trung cho công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học như nâng cao tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, duy trì sĩ số học sinh, Song song với nhiệm vụ đó, tôi đã vận động những doanh nghiệp, những mạnh thường quân ngoài địa bàn nơi tôi công tác trước đây, để hỗ trợ về vật chất, giúp tôi nâng cấp được diện tích sân trường khoảng 298 m 2. Qua việc làm đó phụ huynh sẽ hiểu được tôi hơn, uy tín của tôi cũng dần có trong lòng mỗi phụ huynh học sinh. Thầy cô giáo phải tạo uy tín cho mình bằng chất lượng giáo dục, tạo cho các em có một môi trường học tập thoải mái, học sinh ham thích đến trường, coi mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Mỗi giáo viên phải coi học sinh như chính con em ruột thịt của mình, giảng dạy bằng cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm để học sinh thấy tự tin hơn khi được sống trong ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn. Phụ huynh sẽ tin tưởng và yên tâm khi gửi con em học tại trường. Nhà trường phải xác định: phụ huynh học sinh sẵn sàng đóng góp công sức và tiền của miễn sao con em họ được học hành chu đáo, đến nơi đến chốn, không ai muốn bỏ tiền của ra mà không mang lại lợi ích gì cho mình. Do đó, BGH cần phân loại trình độ chuyên môn, năng lực của giáo viên để phân công theo khối lớp cho phù hợp, giúp giáo viên có thể phát huy hết khả năng của mình, vừa có lợi cho cá nhân, vừa có lợi cho tập thể. Kiện toàn lại các tổ chức đoàn thể theo tinh thần “đúng người đúng việc”, hướng hoạt động của các đoàn thể nhà trường đi vào thực chất, có hiệu quả. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường vững mạnh. Chú trọng việc “dạy thật, học thật, chất lượng thật” bằng việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra nghiêm túc, duy trì và thực hiện tốt cuộc vận động: “Hai không với bốn nội dung” do ngành phát động. Phụ huynh tin tưởng vào chất - 6-