Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 biết đổi chân khi đi đều sai nhịp

doc 4 trang sangkien 9101
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 biết đổi chân khi đi đều sai nhịp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_b.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 biết đổi chân khi đi đều sai nhịp

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 BIẾT ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP” I-ĐẶT VẤN ĐỀ Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ môn thể dục ở tiểu học : Giáo dục nếp sống lành mạnh, vui khỏe cho học sinh, nhằm thực hiện tốt mục tiêu sức khỏe, thể lực cho học sinh thông qua bài tập và kỹ năng vận động cơ bản, góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp học sinh sinh hoạt và học tập đạt kết quả cao. Trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với giới tính để các em tham gia tập luyện có hiệu quả cao. Góp phần giữ gìn sức khỏe,nâng cao thể lực, thói quen tập luyện thể dục ,thể thao và giữ gìn vệ sinh cá nhân.Giúp học sinh biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trường cũng như ở ngoài trường. Vào đầu năm học ở tiết 12 bài 12 đến tiết 16 bài 16 của thể dục lớp 4, nội dung chính là đi đều đổi chân khi sai nhịp. Một động tác không đơn giản và đối với học sinh thì càng phức tạp, rất khó học, khó nhớ và không thể nào học trong tiết đầu là các em có thể tập được. Vì vậy để khắc phục khó khăn khi dạy các bài này tôi chọn đề tài: “kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 4 học động tác đi đều và đổi chân khi sai nhịp” II/THỰC TRẠNG: 1/Thuận Lợi: -Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường cùng với sự giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm. -Học sinh có hứng thú học môn thể dục. Thông qua tiết học thể dục các em được tập luyện,vui chơi làm cho tinh thần thoải mái, hưng phấn để tham gia tốt các môn học khác. -Bản thân là giáo viên dạy chuyên môn thể dục nên có điều kiện áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt trong tất cả các khối lớp. 2/KHÓ KHĂN: - Khi quan sát giáo viên làm mẫu , do hoc sinh quan sát Giáo viên đã thực hiện động tác hoàn thiện, mà động tác này tương đối phức tạp do có nhịp kép và khó nhớ, lại diễn ra nhanh trong quá trình đi đều sai nhịp , nên học sinh khó nắm được các bước của động tác. -Học sinh không nắm được cách rê chân như thế nào cho đúng do động tác kết hợp nhiều bước rê chân khiến học sinh lúng túng. - Học sinh biết cách rê chân thể hiện động tác đổi chân khi sai nhịp bên ngoài. Nhưng khi sai nhịp thật sự thì không thể đổi chân khi sai nhịp do nhịp hô bước đi trong hàng ngũ nhanh hơn tốc độ thực hiện động tác riêng lẻ. 1
  2. - Học sinh biết cách thực hiện động tác đổi chân khi sai nhịp nhưng khôngbiết kết hợp khi sai nhịp như thế nào để đổi chân cho phù hợp. - Do xưa nay các em chưa học động tác đổi chân khi sai nhịp bao giờ nên mỗi khi sai nhịp các em có thói quen đứng lại và nhìn người phía trước đi để đổi theo. Làm theo cách ấy, một số học sinh nhanh ý vẫn đổi chân được nhưng sẽ ảnh hưởng tốc độ đi đều của các bạn khác đi sau. Khiến cho hàng ngũ lộn xộn, không đẹp mắt. Qua đánh giá thường xuyên đầu năm 2015-2016 khảo sát lớp 4A với sĩ số là: 23 em tôi nhận thấy: Số học sinh Tổng số % Số học sinh thực hiện được 10 43,47 Số học sinh chưa thực hiện được 13 56,52 Với những khó khăn và kết quả ban đầu như trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, bằng những kinh nghiệm tích lũy được tôi đưa ra một số giải pháp như sau: III/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để đạt hiệu quả bài dạy học động tác thể dục: đổi chân khi sai nhịp ở lớp 4 thì người giáo viên cần kết hợp vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. 1. Phương pháp làm mẫu và giảng giải: Khi làm mẫu và giảng giải động tác này , tôi nhận thấy do động tác khá nhanh và có nhịp kép nên học sinh khó nhận biết được động tác, do đó sau khi thực hiện hoàn thiện động tác. Lần 2 tôi thực hiện thật chậm, và lưu ý các em nhịp kép phải rê chân như thế nào.Và tôi nhân thấy để tránh tình trạng các em biết động tác đổi chân khi sai nhịp nhưng lại không biết ứng dụng khi sai nhịp thật sự. nên khi làm mẫu, tôi làm hoàn chỉnh bằng cách cho các em xem tôi đang đi sai như thế nào và vừa đi vừa đổi cho đúng như thế nào chứ không làm mẫu riêng một động tác đổi chân khi sai nhịp. 2. Phương pháp phân đoạn hoàn chỉnh: Do đây là động tác khá phức tạp, một nhịp hô có thể phải làm hai cử động mà phải biết ứng dụng khi sai chân trong quá trình đi đều. Do đó, muốn học sinh nắm được động tác, giáo viên cần phân đoạn động tác. Ví dụ: nhịp 1 thầy bước sai qua chân phải, nhịp 2 thầy bước sai qua chân trái, nhịp 1 trở lại thầy không bước chân phải lên nữa mà bước rê mũi chân phải vào gót chân trái sau đó đưa chân trái lên, Giáo viên lưu ý học sinh chú ý nhip - kép này , và nhịp 2 các em bước chân phải lên như vậy động tác đã được đổi trở thành đúng. Sau khi đã phân đoạn động tác như thế, giáo viên cho học sinh tập từng phân đoạn của động tác. Và quan sát theo dõi các em thực hiên. Sau khi đã phân đoạn tập luyện giáo viên cần có bước hoàn chỉnh động tác bằng cách hô ba lần 1- 2, 1-2, 1-2 để học sinh hoàn chỉnh động tác Giáo viên lưu ý, 2
  3. nhịp 1 -2 đầu là các em đi sai, nhịp 1-2 tiếp theo là các em thể hiện đổi chân khi sai nhịp, nhịp 1-2 tiếp theo là em em đã đi đúng sau khi đã đổi chân. Nhắc nhở các em Sau khi đã đổi chân khi sai nhịp mà mình vẫn thấy mình sai thì tiếp tục rê chân thực hiện động tác đổi chân khi sai nhịp. Sau khi đã giúp học sinh nắm được các bước và thực hiện được hoàn thiện động tác qua phương pháp giảng giải làm mẫu và phân đoạn hoàn chỉnh, làm thế nào để các em ứng dụng khi đổi chân khi sai nhịp không bị lúng túng và chậm? Tôi có đề xuất phương pháp 3. 3. Phương pháp tập luyện: Tuy các em đã nắm được và thực hiện được động tác, nhưng phải rèn luyện cho học sinh trở thành kỹ năng thi khi đổi chân sai nhịp các em thể hiện sự thành thục và không châm nhịp, không lúng túng. Không còn cách nào khác các em phải tập luyện nhiều. Do đó giáo viên chú ý cho các em tập luyện bằng nhiều hình thức như: tập thể, chia tổ và cá nhân. Giáo viên và cán sự cố tình hô sai nhịp và cho học sinh tập đổi chân nhiều lần và lúc đầu nhịp hô của Giáo viên ở mức độ chậm, sau đó khi các em đã quen thì hô nhanh để các em tập luyện. Tập luyện cá nhân cũng nên chú ý vì tuy mất thời gian nhưng rất hiệu quả để giúp giáo viên nhận biết kết quả tập luyện của các em. Thời gian trên lớp có hạn, giáo viên nên chú ý nhắc nhở các em luyện tập đổi chân khi đi đều sai nhịp ở nhà. 4. Phương pháp sửa sai: Trong quá trình tập luyện phải kịp thời sửa sai mỗi khi các em thực hiện có sai sót động tác, có thể cho học sinh nhận xét động tác của bạn, nếu học sinh không nhận xét được, Giáo viên phải trực tiếp nhận xét, sửa sai. 5. Chú ý giúp đỡ học sinh yếu với tấm lòng yêu thương tận tụy. 6. Ngoài ra trong quá trình luện tập chỗ nào học sinh chưa nắm có thể giảng giải và nhắc nhở cách phân đoạn trở lại, vận dụng cả ba phương pháp trên đan xen, nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả cao nhất. IV/ KẾT QUẢ: Hiện tại với những kinh nghiệm và hướng giải pháp trên tôi thấy rất có hiệu quả khi áp dụng trong từng tiết dạy và học đổi chân khi sai nhịp. Giờ học không còn căng thẳng cho giáo viên và cả học sinh. tiết học trở nên nhẹ nhàng, mà kết quả thể hiện rất cao, phần lớn học sinh lớp 4 đã biết đổi chân khi đi đều sai nhịp, và thực hiện động tác như yêu cầu tiết học mong muốn. 1/Đánh giá tháng thứ 2: Tổng số: 23 học sinh. Tháng thứ nhất Tháng thứ 2 Số học sinh Tổng số % Tổng số % Số học sinh thực hiện được 10 43,47 20 86,96 Số học sinh chưa thực hiện được 13 56,52 3 13,04 3
  4. V/ KẾT LUẬN: Muốn nâng hiệu quả giảng dạy đổi chân khi sai nhịp khi đi đều cho học sinh lớp 4 ta cần vận dụng giảng giải làm mẫu rõ ràng và có sự kết hợp trước khi đổi chân, khi đổi chân và sau khi đã đổi chân để trở thành đi dều đúng nhịp, phân đoạn động tác để giúp học sinh thực hiện dễ dàng động tác kép phức tạp và hoàn chỉnh động tác, chủ động giúp học sinh rèn luyện tích cực bằng nhiều hình thức tập thể, cá nhân, nhóm, tổ và tuân thủ nguyên tắc từ chậm đến nhanh, dễ đến khó để tạo thành kỹ năng thuần thục cho học sinh. Quan tâm giúp đỡ học sinh yếu, và học hỏi để vận dụng các phương pháp dạy học. Trên đây là những kinh nghiệm và biện pháp khắc phục khi hướng dẫn học sinh lớp 4 học và thực hiện động tác: đổi chân khi sai nhịp mà tôi đã đúc kết được. Mong các đồng nghiệp đọc và góp ý kiến giúp tôi có nhiều sáng kiến kinh nghiệm mới hơn để việc dạy và học môn thể dục hiệu quả ngày một nâng cao thêm. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Long mai, ngày 28 tháng 09 năm 2015 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Tiến Thành 4