Sáng kiến kinh nghiệm Một số biên pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 1

doc 10 trang sangkien 13040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biên pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biên pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 1

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục đạo đức là một trong những mục tiêu giáo dục hàng đầu trong nhà trường tiểu học. Nhưng thực tế, một số giáo viên còn xem nhẹ, dạy lướt qua khi học sinh học đến môn này. Nhiều học sinh có thái độ, hành vi ứng xử chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức khi cùng học, cùng chơi với bạn, khi giao tiếp với người lớn hoặc nhỏ tuổi hơn mình. Vì vậy tôi chọn đề tài : “ Một số biên pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1” để nghiên cứu, giáo dục, nhằm giúp cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm có kĩ năng, thái độ lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản, trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm giúp học sinh lớp 1 có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức đó. Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thản và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng sử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cá đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái xấu, cái sai. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh; đối tượng là giáo viên và học sinh trường Tiểu học số 2 Hoài Tân nói chung và học sinh lớp 1 A do tôi chủ nhiệm nói riêng. 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: Lớp 1A trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Tôi quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh ở trường, tôi thấy những hành vi đạo đức của học sinh chưa tốt, khả năng giải quyết tình huống đạo đức của học sinh chưa đúng, chẳng hạn: Mượn thước của bạn dùng nhưng không nói cảm ơn bạn. Hoặc có hướng giải quyết đúng nhưng chưa trọn vẹn hành vi ứng xử tốt. Ví dụ: Em A làm rơi hộp bút của bạn chỉ nói xin lỗi bạn mà không nhặt hộp bút lên cho bạn. - Quan sát trong giờ ra chơi, tôi thấy một số em có tính nghịch ngợm, đánh bạn, gọi bạn là “mày”, xô đẩy chen lấn nhau khi đi xuống cầu thang, chơi không hòa đồng, ví dụ: thích chơi với bạn học tốt, nhà giàu, không chơi với bạn nhà nghèo, học yếu. - Quan sát cách ứng xử giữa phụ huynh và học sinh khi đưa đón con đi học, học sinh có hành vi đạo đức chưa tốt nhưng phụ huynh không khuyên bảo con, dạy dỗ con 1
  2. đến nơi đến chốn, chẳng hạn: Mẹ đưa cho con hộp sữa, con cầm bằng một tay, không nói gì và đi thẳng vào lớp học. Từ đó tôi đưa ra biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy từng bài Đạo đức, có liên hệ thực tế, đưa ra nhiều tình huống mà các em thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, để học sinh định hướng giải quyết tốt các tình huống theo đúng hành vi chuẩn mực đạo đức hoặc giáo dục học sinh ngay lúc học sinh có hành vi ứng xử không tốt. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Tôi bắt đầu nghiên cứu đề tài giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1 từ năm học 2014 – 2015 và áp dụng vào giáo dục đạo đức cho học sinh năm học 2015 – 2016 và học kì 1 năm học này. Tôi thấy rất khả quan, học sinh nhớ những cách ứng xử, biết giải quyết tốt các tình huống theo đúng hành vi chuẩn mực đạo đức. II. NỘI DUNG: 1. Nội dung lý luận về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1: Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần đạo đức của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Việc nâng chất lượng và hiệu quả đạo đức cho học sinh là đòi hỏi, thường xuyên liên tục trong công tác giáo dục "Trồng người". Giáo dục đạo đức cho học sinh làm cho các em phát triển đúng về mặt đạo đức. Taọ cơ sở cho các em biết cư xử, và ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của bản thân với bạn bè, người khác ngay từ khi mới bước vào lớp 1. Với độ tuổi "non nớt" đó thì việc giáo dục đạo đức càng được quan tâm và kỹ lưỡng hơn của từng giáo viên đối với học sinh. Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức là học sinh có những phẩm chất tốt đẹp và bền vững để ứng xử tốt trong các mối quan hệ xã hội. Như Bác Hồ đã dạy "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức vì : Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Chính vì thế đức và tài luôn luôn phải song song với nhau. Vậy làm thế nào để học sinh có được những phẩm chất tốt đẹp đó. Nhất là trong trào lưu xã hội hiện nay. Đây chính là một vấn đề quan trọng đặt ra cho mọi người giáo viên. Trong công tác giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải có những kinh nghiệm, các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với điều kiện của địa phương để phát huy được khả năng nhận thức của học sinh và giúp các em hiểu rằng bằng các hoạt động học tập – vui chơi sinh hoạt của mình để tự hình thành con người có ích cho xã hội, là người chủ nhân tương lai của đất nước. 2. Thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh: 2.1 Ở nhà trường: a) Giáo viên: - Quan niệm của một số giáo viên chủ nhiệm cho rằng, môn Đạo đức là dễ dạy, dễ nói chỉ cần lướt qua là đủ. Thực sực không chú trọng, mà thường quan tâm và chú 2
  3. trọng nhất ở hai môn Toán và Tiếng việt . Chính vì thế mà rèn luyện đạo đức đúng cho học sinh thông qua môn học Đạo đức hay bị xem nhẹ. Một số giáo viên còn lúng túng khi xây dựng thiết kế tiết "Luyện tập – thực hành đạo đức (tiết 2)". Nên giờ dạy không được đảm bảo, cách truyền thụ đạo đức còn khô khan, rời rạc, không lôi cuốn học sinh tích cực học tập. b) Đối với học sinh: - Đa số học sinh của lớp đều là con em nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên họ ít chú trọng đến việc học tập và rèn luyện hành vi đạo đức cho con em mình chỉ cần đến trường để biết đọc, biết viết là được. - Khi đến trường, các em được thầy cô dạy bảo điều đầu tiên là "lễ phép", "kính trên nhường dưới, gọi dạ bảo vâng", không nói tục, chửi bậy. Xong ở nhà trường thì vậy, còn ở gia đình và xã hội thì sao? Vì thế cho nên việc dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh phải biết kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 2.2. Ở gia đình. Vì công việc gia đình nên phụ huynh thường giao hẳn cho thầy cô, nhà trường và ít quan tâm đến việc giáo dục con cái. Ví dụ: Có những phụ huynh hay phàn nàn với cô giáo chủ nhiệm rằng "Cháu còn chưa ngoan, hay nghịch, mải chơi, không nghe lời bố mẹ, hay nói tục, chửi thề Vì vậy nhờ cô, nhờ thầy khuyên bảo cháu giúp tôi. Đây là một vấn đề thật quan trọng trong gia đình. Nếu vấn đề này không được giáo dục kịp thời thì ngay từ khi còn nhỏ. Thì chắc chắn dần dần các em hình thành nên những hành vi không tốt dẫn đến phải giáo dục. Bên cạnh đó có nhiều phụ huynh có quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con em mình. Xong kết quả còn hạn chế do bận bịu với công việc gia đình, còn thiếu kinh nghiệm và các kĩ năng cần thiết trong việc giáo dục con cái. Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức phải thường xuyên học tập trao đổi để nâng cao trình độ về kiến thức. Cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục. 2.3. Thực tiễn ngoài xã hội. Trong giai đoạn hiện nay chuẩn mực đạo đức có phần bị lơ lỏng. Những hành vi, thói quen đạo đức xấu diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Đối với học sinh việc bắt chước thì rất nhanh vì sự nhận thức của các em còn hạn chế. Vậy sự nhận thức hiểu biết của các em không còn bó hẹp trong nhà trường mà còn ảnh hưởng nhiều của xã hội. Nếu ảnh hưởng của người lớn tốt hay xấu thì các em có thể nhận ra để học tập hoặc làm theo. Vì thế nhà trường, gia đình và xã hội là một mối tổng hoà các mối quan hệ để giúp các em trở thành người công dân tốt, là người chủ tương lai của đất nước. 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 1: Để phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phải đổi mới đồng bộ về cơ cấu, hệ thống giáo dục, nội dung phương pháp, hình thức tổ chức phương tiện dạy học. 3.1. Khi tiến hành dạy học môn Đạo đức ở lớp 1 phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp giáo dục. Các phương tiện dạy học với các phương tiện giáo dục. 3
  4. Để tiết dạy đạo đức được thành công thì giáo viên phải sử dụng các phương pháp đặc trưng chủ yếu và kể chuyện theo tranh, trình bày trực quan, đàm thoại, nêu gương, đóng vai, vv và kèm theo các phương tiện giáo dục như tranh ảnh, truyện kể, phim, phù hợp với nội dung của từng bài. 3.2. Dạy học đạo đức phải luôn gắn bó với thực tiễn trong cuộc sống. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tập xử lý, giải quyết các tình huống cụ thể gần gũi với cuộc sống của các em để các em tự nhận xét và đánh giá hành vi của hản thân, của những người xung quanh. Ví dụ: Sau khi truyền thụ bài "Lễ phép với anh chị – Nhường nhịn em nhỏ (Tuần 9). Giáo viên cho học sinh tập xử lí và giải quyết các tình huống như: "Cô đến chơi nhà Lan. Cho hai chị em 2 quả táo. 1 quả to. 1 quả nhỏ Lan đã xử lý như thế nào. a) Đưa cho em quả nhỏ – còn Lan quả to. b) Đưa cho em quả to – còn Lan quả nhỏ. c) Chia đôi mỗi quả một nửa để công bằng. d) Nhường cho em chọn trước. Học sinh tìm phương án và đưa ra cách lựa chọn đúng nhất (Học sinh lựa chọn). Đưa câu hỏi: Em thử đoán xem Lan đã lựa chọn tình huống nào? Vì sao? Nếu là em em sẽ chọn tình huống nào? Tại sao? Em có nhận xét gì về tình huống đó: Hay: Hùng có một chiếc ô tô đẹp – em hỏi mượn: Hùng đã: a) Không cho em mượn. b) Cho em mượn và để em chơi 1 mình. c) Cho em mượn và hướng dẫn, cùng chơi với em. Học sinh thảo luận và đưa ra phương án đúng nhất. Giáo viên chốt lại và kết luận cho học sinh. "Là anh chị luôn luôn phải nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ, " Giáo viên có thể cho các em thuyết trình, thảo luận, đàm thoại về các chủ đề đạo đức trong cuộc sống, ở lớp, ở trường và xã hội, giúp các em phân biệt được cái đúng, cái sai, cái xấu xa, tội ác, Hay trong bài “Nghiêm trang khi chào cờ (tuần 11 – tiết 1) trong bài tập số 2 cho học sinh quan sát tranh – thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi. - Những người trong tranh đang làm gì? - Tư thế của họ đứng như thế nào? - Vì sao họ phải đứng nghiêm trang khi chào cờ? 4