Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Tiểu học

doc 23 trang sangkien 29/08/2022 9760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hat_phat_huy_tinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Tiểu học

  1. Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài: Âm nhạc gắn liền với đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng thành, trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, chiến đấu âm nhạc theo suốt con người, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, hò giã gạo, hò kéo pháo hay khúc hát giao duyên v.v.v. Âm nhạc như người bạn tri kỹ của mỗi con người, nó có thể giúp ta giải bày tâm sự, giúp ta bày tỏ niềm vui, nỗi buồn hay thổ lộ tâm tình Không chỉ thế, nó còn có ảnh hưởng tác động lớn đến mỗi con người. Sidney một nhà thơ nổi tiếng của Anh đã từng nói: “Âm nhạc là điều kì diệu nhất kích thích cảm giác”. Thật vậy, Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến và cần thiết với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, xã hội chúng ta tiếp xúc với âm nhạc không chỉ nhằm mục đích giải trí, mà bên cạnh đó là khả năng hiểu và cảm thụ được âm nhạc. Như vậy, việc đưa âm nhạc vào trường học cũng không nằm ngoài mục đích là nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh nói riêng, cũng như khả năng thẩm mỹ của các em về cái đẹp, cái thiện. Vì thế, âm nhạc trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với con người, nhất là đối với trẻ em. Bởi tâm hồn trẻ như một tờ giấy trắng tùy thuộc vào môi trường giáo dục mà tờ giấy ấy có sắc màu khác nhau. Các em rất nhạy bén với những giai điệu lời ca trong sáng. Âm nhạc sẽ gieo vào trẻ những tình cảm tốt đẹp, làm cho đời sống tâm hồn các em phong phú hơn. Với học sinh Tiểu học môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tuy nhiên, âm nhạc trong nhà trường tiểu học với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hóa âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 1 - Trường TH Văn Bân
  2. Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 những kiến thức cơ bản, các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu và nhu cầu âm nhạc. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu giáo dục, ta phải có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của môn âm nhạc trong chương trình tiểu học. Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự tích cực sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Tích cực, sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học là lứa tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính. Đồng thời lứa tuổi này còn mang các đặc điểm tâm lý hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động các em thích vui chơi, thích các trò chơi vui nhộn "Vừa chơi, vừa học" .Mặt khác đối với học sinh tiểu học việc ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ một nội dung, một vấn đề nào đó thì lại rất khó cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "Chóng nhớ, mau quên". Muốn học sinh nhớ được vấn đề nào đó thì ngoài việc thường xuyên phải củng cố, ôn tập về nội dung cần nhớ thì việc tạo cho các em cảm giác hứng thú GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 2 - Trường TH Văn Bân
  3. Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 và say mê với nội dung cần ghi nhớ, chắc chắn rằng các em sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4, 5 nói riêng là lứa tuổi mang đặc điểm nhận thức, tư duy trực quan và cụ thể. Các em không những nhận thức tốt các vấn đề mang tính cụ thể mà còn rất có hứng thú khi khai thác, tìm hiểu các vấn đề mang tính cụ thể, đồng thời các em có nhiều ước mơ. Trong quá trình học âm nhạc, sẽ thiệt thòi cho các em nếu giáo viên không tạo điều kiện để học sinh học tập, rèn luyện và thể hiện sự tích cực tìm hiểu sáng tạo của mình. Dạy âm nhạc để phát huy tính tích cực, sáng tạo có nhiều mức độ, từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở mức độ thấp đến mức độ cao. Vậy, phải dạy như thế nào để phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh? Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp dạy hát phát huy tinh tích cực, sáng tạo của học sinh Tiểu học” 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4,5 bậc Tiểu học nói chung và của trường Tiểu học Văn Bân nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Văn Bân 4. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Phương pháp dạy hát tích cực, sáng tạo trong chương trình âm nhạc lớp 4,5. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống lại một số phương pháp dạy hát ở lớp 4,5 trong chương trình âm nhạc Tiểu học, sưu tầm thêm một số phương pháp khác nhau mà học sinh có thể dễ dàng vận dụng được. - Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng học sinh. Giúp học sinh lĩnh hội được và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo trong cách trình bày và biểu diễn bài hát. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát điều tra - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích tổng hợp. GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 3 - Trường TH Văn Bân
  4. Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 - Phương pháp thống kê. 7. Thời gian nghiên cứu: Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu . GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 4 - Trường TH Văn Bân
  5. Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận: Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn, nội dung chương trình, sách giáo khoa. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người giáo viên. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội. Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với các môn học khác; tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những giây phút thư giãn thoải mái, học mà chơi - chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc. Vậy làm thế nào để các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học hát? Trước hết các em phải nắm được kiến thức về âm nhạc, có sự đam mê, yêu thích môn học này; đồng thời người giáo viên cần tạo cho các em một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong những yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về âm nhạc, tạo điều kiện để các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình. 2. Thực trạng của vấn đề: 2.1. Đặc điểm chung: 2.1.1. Về phía nhà trường: *Thuận lợi: - Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình Tiểu học. - Được sự quan tâm của Nhà trường và Ban giám hiệu. GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 5 - Trường TH Văn Bân
  6. Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 - Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy. *Khó khăn: - Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở Tiểu học thiếu thốn, nhà trường chưa có phòng học chức năng âm nhạc. Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc đã cũ và còn thiếu nhiều. - Sách đọc thêm và tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. 2.1.2. Về phía học sinh: *Thuận lợi: Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn âm nhạc, đặc biệt là phân môn học hát. Học sinh cảm nhận giai điệu của các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn tương đối tốt. *Khó khăn: Đối với học sinh trường Tiểu học Văn Bân nói chung, học sinh lớp 4, 5 nói riêng, mặc dù nằm trên địa bàn xã nhưng đa phần gia đình của các em là nông thôn và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy, với môn âm nhạc cũng không ngoại lệ, học sinh ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, không kích thích các em học tập. 2.2.Mục đích yêu cầu: *Học sinh: - Hát đúng, chuẩn xác giai điệu của các bài hát ở lớp 4, 5. - Hát đúng tính chất bài ca. - Biết hát có vận động phụ họa. - Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau. - Biết biểu diễn trên sân khấu. - Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát. - Tham gia trò chơi tích cực hỗ trợ nhiều cho việc học *Giáo viên: - Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo. GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 6 - Trường TH Văn Bân