Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc thực hiện nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”

doc 16 trang sangkien 9200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc thực hiện nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_viec_thuc_hie.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc thực hiện nền nếp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”

  1. Sở Giáo dục đào tạo thanh Hoá Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Một số biện pháp chỉ đạo nền nếp Giữ vở sạch - viết chữ đẹp của hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thọ Năm học 2007 - 2008 Tiểu luận hoàn thành khoá học - lớp cBQLGD trường tiểu học Người thực hiện: Lê Thị Liên Người hướng dẫn: Thạc sý Lê Hữu Tường Thanh hoá - 2008 Phần mở đầu SKKN Thuộc năm học 2007 – 2008 Thanh Hoá, tháng 3 năm 2007
  2. I. Lý do chọn đề tài: Cố Thủ tướng Pham Văn Đồng đã nói“Nét chữ nết người” Câu nói đó quả là đúng với mọi thời đại. Nhất là hiện nay trong tình hình đất nước không ngừng đổi mới . Ngành giáo dục được đưa lên vị trí hàng đầu. Bậc Tiểu học là nền móng của ngành giáo dục. Việc rèn chữ viết cho học sinh ngay từ ngày đầu tiên cắp sách đến trường là vô cùng quan trọng, điều đó đòi hỏi người giáo viên Tiểu học phải rèn cho học sinh biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp đó là một việc làm không thể thiếu được. Là một cán bộ quản lý, phụ trách chuyên môn trong nhà trường, việc chỉ đạo giáo viên và học sinh “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp “ là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng. Vì vậy tôi dã chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo việc thực hiện nền nếp : “ Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong nhà trường II/ Mục đích nghiên cứu: - Góp phần tăng cường đa dạng hoá các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy là cán bộ quản lý cần có số liệu chính xác, phản ánh đúng chất lượng. Khả năng thực trạng của các đối tượng là: + Giáo viên viết chữ đẹp và trình bày bảng khoa học + Học sinh giữ vở sạch, việt chữ đẹp. - Để công tác quản lý có hiệu quả ban giám hiệu cần: + Đôn đốc, nhắc nhở kiểm tra thường xuyên việc chấm chữa bài của giáo viên. + Phát động phong trào thi đua rèn chữ viết đẹp trong cả giáo viên và học sinh. + Tổ chức thi viết chữ đẹp , đưa kết quà này vào danh hiệu thi đua cuối mỗi kì, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. III/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
  3. Nắm bắt tình hình thực trạng chữ viết, cách bảo quản các loại vở của học sinh, chất lượng hồ sơ sổ sách của giáo viên. - Có biện pháp cụ thể, nhằm từng bước giúp giáo viên và học sinh luyện viết chữ ngày càng đẹp hơn. - Chọn đội tuyển gồm cả giáo viên và học sinh dự thi viết chữ đẹp các cấp - Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo việc giữ vở sạch và viết chữ đẹp. IV/ Đối tượng nghiên cứu: - Chất lượng chữ viết của giáo viên và học sinh qua các đợt kiểm tra: + Hồ sơ sổ sách đối với giáo viên. + Các loại vở quy định đối với học sinh. + Các đề thi viết chỡ đẹp của nhà trường. + Các biện pháp và đưa ra áp dụng. V/ Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào phong trào “ Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” của giáo viên và học sinh trường Tiều học Đông Thọ, Thành phố Thanh Hoá trong năm học 2007-2008. VI/ Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Thống kê tổng hợp báo cáo
  4. Phần nội dung I.Thực trạng chữ viết của học sinh đầu năm học 2007- 2008: Toàn trường có tất cả 544 em học sinh. Kiểm tra vở sạch chữ đẹp đầu năm kết quả như sau: Khối Số HS Loại A Loại B Loại C Ghi chú SL TL SL TL SL TL Khối I Khối II 126 45 35,7% 75 59,5% 6 4,8% Khối III 103 33 32% 65 63,1% 5 4,9% Khối IV 94 30 32% 60 63,8% 4 4,2% Khối V 110 40 36,4% 66 60% 4 3,6% Tổng 433 148 34,2% 266 61,4% 19 4,4% Qua khảo sát chất lượng chữ viết đầu năm của học sinh tỉ lệ vở đạt loại A còn thấp, loại C còn nhiều. Vì vậy tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh trong nhà trường. II. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. 1.Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là chất lượng chữ viết: Chữ viết của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chữ viết của học sinh. Đối với học sinh Tiểu học giáo viên là “ thần tượng” vì vậy chữ viết mẫu của cô là rất quan trọng. Đặc biệt là cách trình bày bảng, cách hướng dẫn học sinh trong các giờ tập viét, chính tả, lời phê của cô trong chấm chữa bài Vì vậy thông qua việc duyệt giáo án, kiểm tra hồ sách sổ sách, công tác dự giờ thăm lớp, quan sát cách trình bày bảng của giáo viên. Tôi đã nhận xét đánh giá kịp thời, để giáo viên có ý thức tự rèn luyện chữ viết cho bản thân và định hướng cho
  5. giáo viên cách rèn chữ viết cho học sinh.Tuyên dương kịp thời những giáo viên có ý thức rèn chữ viết đẹp. Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua trong năm học Ngoài việc rèn cho học sinh giữ vở sạch-viết chữ đẹp, giáo viên còn phải chú trọng đến việc chấm chữa bài thường xuyên cho các em. Việc chấm bài thường xuyên có tác dụng phát hiện những lỗi học sinh hay mắc để sửa chữa, uốn nắn kịp thời và thấy được mức độ tiến bộ của học sinh đén đâu để có biện pháp bồi dưỡng cho đúng đối tượng. Khi chấm bài giáo viên phải có lời phê cụ thể, chữ viết cũng như câu từ trong lời phê phải chẩnmực, chính xác. Mỗi giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phải yêu nghề mến trẻ, phải kiên trì trong việc rèn luyện, uốn nắn cho các em. 2. Cơ sở vật chất: Muốn cho học sinh giữ được vở sạch, viết chữ đẹp thì phải chú trọng đến cơ sở vật chất. Đó là bàn ghế, ánh sáng. Ban giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu với điạ phương mua sắm : Bàn ghế đúng quy cách, có bảng chống loá, phòng học đủ ánh sáng, nhà trường mua sắm đầy đủ đồ dùng dạy học, các tài liệu phục vụ cho việc dạy và học. 3. Đối với phụ huynh học sinh: Sau khi kiểm tra vở sạch chữ đẹp của học sinh đầu năm học tôi đã chỉ đạo cho giáo viên phối hợp với phụ huynh trong kỳ họp đầu tiên của năm học. Yêu cầu phụ huynh: -Mua sắm đầy đủ sách vở, đúng chủng loại ( vở có 5 li rõ ràng, không thấm) Mua đủ đồ dùng học tập: Cặp sách, thước kẻ, bút mực, phấn, bảng Đặc biệt không được cho các em học sinh viết bằng bút bi, chỉ được viết bằng bút mực hoặc bút kim, chỉ viết một màu mực. - ở nhà các em phải có góc học tập riêng (đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng, bàn ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh). -Thường xuyên kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của các em trước khi đến lớp. Tay chân, quần áo, luôn sạch sẽ, gọn gàng.
  6. 4. Rèn cho học sinh cách giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các em hiếu động hay tò mò, thích bắt chước. Đặc biệt là học sinh lớp Một, các em như một tờ giấy trắng. Vì vậy công việc rèn cho học sinh biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp là rất quan trọng và vô cùng khó khăn. Để làm tốt công việc này tôi đã chỉ đạo cho giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ và hướng dẫn cho học sinh những việc làm như sau: Cách bọc bìa, cách dán nhãnvở, sắp xếp vở trong cặp sách, cách để vở, tư thế ngồi học, cách trình bày bài học trong vở, tổ chức thăm quan học tập những bộ vở củađẹp của các năm trước, tổ chức các phong trào thi đua. a. Cách bọc bìa: Khi bọc bìa phải đặt tờ bìa cân đối với bìa vở, dùng các ngón tay cái và tay trỏ miết các mép giấy cho thẳng và sát vào bia vở. Động viên học sinh nên mua bìa bọc làm bằng ni lông vừa dễ bọc lại đẹp, bền và viết luôn nhãn vở trong tờ bìa của vở. b.Cách dán nhãn vở: Nên dùng nhãn vở có keo dán sẵn bóc ra rồi dán vào góc phải trên cùng hoặc dán vào giữa bìa của vở hoặc sách. c.Tư thế ngồi: Tư thế ngồi không chỉ ảnh hưởng đến chữ viết mà còn ảnh hưởng đến một số bộ phận trong cơ thể như: Cong vẹo cột sống, gù lưng, cận thị Vì vậy phải rèn cho các em ngồi đúng tư thế, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 – 30 cm. Tay trái đặt phía trên, bên trái quyển vở. Khi viết để vở nghiêng 15 độ về bên trái, không xê dịch người, không xê dịch vở. d.Cách trình bày bài trong vở: Trong mỗi tiết học giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách trình bày bài sao cho đẹp, khoa học. Nếu các em viết sai chỉ cần gạch nhẹ, không được tẩy xoá. Phải dùng thước kẻ để gạch chân dưới các danh mục và cuối bài học. a.Tổ chức thăm quan, học tập những bạn viết chữ đẹp và những bộ vở đẹp của những năm học trước: Qua mỗi năm học nhà trường lưu giữ những bộ vở đẹp để cho học sinh trong toàn trường được tham qua học tập, cũng có thể giáo viên cho học sinh quan sát và học tập các bạn viết chữ đẹp ngay trong lớp mình. a.Tổ chức phong trào thi đua khen thưởng: Để phong trào giữ vở sạch viết
  7. chữ đẹp ngày càng có chất lượng, ban giám hiệu nhà trường đã phát động các phong trào thi đua như: Tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp giữa các khối lớp. Tuyên dương khen thưởng những lớp đạt tỉ lệ viết chữ đẹp cao và những học sinh viết chữ đẹp nhất. III. Một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh: Viết là một trong bốn kỹ năng của tiếng Việt mà trường Tiểu học phải có nhiệm vụ rèn cho học sinh. A. Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại vở sạch - chữ đẹp trường Tiểu học 1.Vở sạch: 5 điểm ( Đạt mỗi tiêu chuẩn sau cho 1,25 điểm) a/ Vở được đóng, bọc chắc chắn, nhãn vở ghi đúng, đủ nội dung, viết rõ ràng, sạch đẹp. b/ Vở không bị quăn góc, không bị xé, không bỏ trống. c/ Ghi chép, làm bài đầy đủ, đuúng theo quy định. d/ Trình bày sạch sẽ, không tẩy xoá. 1.Chữ đẹp: 5 điểm ( Đạt mỗi tiêu chuẩn sau cho 1,25 điểm ). a Chữ viết đúng mẫu theo QĐ 31 của BGD & ĐT ( Chữ đứng nét đều hoặc chữ sáng tạo ) b. Chữ viết thẳng dòng, đều nét, kích cỡ hợp lý đúng quy định. c.Khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ đúng quy định. d. Mắc không quá 3 lỗi trong một bài chính tả và 1 lỗi trong một bài tập viết. B. Phần đánh giá: 1. Đối với mỗi học sinh: - Điểm 9 đến 10 : Xếp loại A. - Điểm 7 đến dưới 9 : Xếp loại B. - Điểm từ 5 đến dưới 7: Xếp loại C. 2. Xếp loại từng lớp theo yêu cầu sau: -Lớp loại 1 có từ 40% học sinh xếp loại A còn lại là xếp loại B. - Lớp loại 2: có từ 30 đến 39% học sinh xếp loại A; 65% học sinh xếp loại B; 5% học sinh xếp loại C.
  8. Lớp loại 3: Là những lớp có tỉ lệ HS không nằm vào tiêu chuẩn ở loại A và loại B. C. Phương pháp luyện chữ viết cho học sinh: 1. Cách cầm bút và sử dụng bút Tôi chí đạo cho giáo viên hướng dẫn học sinh cách cầm bút đúng quy cách đó là: Cầm bút tay phải, bắng ba ngón tay( ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa giữ bút). Hướng dẫn các em khi viết các ngón tay cầm bút và cổ tay di chuyển bút mềm mại, thoải mái từ trái sang phải. Phải thường xuyên lưu ý không để cho học sinh cầm bút quá thấp ( sát ngòi bút), phải luôn nhắc nhử các em cầm bút vừa tầm ( cách đầu ngòi bút từ 2 - 2,5 cm) Nhắc nhử các em khi đặt bút viết vào vở thì phải kiểm tra bút (viết thử ra vở nháp), tránh tình trạng mực xuống nhiều gây bẩn vở và sau khi ngừng viết phải đậy ngay nắp bút (đề phòng rơi bút hỏng ngòi và giây mực bẩn vở). 1. Luyện chữ viết: Muốn viết đúng, viết đẹp không có cách nào khác là học sinh phải rèn luyện chữ viết. Luyện chữ viết là một việc làm kiên trì, kỳ công và trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên phải hướng dẫn cho học sinh viết đúng hình chữ, đúng cỡ chữ, đúng con chữ và đúng dòng. Trong quá trình viết phải nâng dần tốc độ để đạt yêu cầu quy định. Để có chữ viết đẹp không chỉ chú trọng việc rèn trong vở viết mà còn phải chú ý rèn cho các em viết đẹp, viết đúng trên cả bảng lớp và bảng con. Bảng phải có dòng kẻ. Học sinh viết trên bảng giáo viên có thể kiểm tra dễ dàng hơn và có điều kiện so sánh, tuyên dương và làm mẫu cho cả lớp học tập. Qua đây giáo viên có thể sửa và uốn nắn cho từng cá nhân hoặc cả lớp. Trong việc rèn luyện kỹ năng viết cần trú trọng yêu cầu học sinh nắm được quy trìnhviết chữ từ trái sang phải, thao tác viết chữ viết liền mạch, chú ý khoảng cách giữa các con chữ phải đều nhau, hướng dẫn viết đúng cỡ, đúng mẫu. Giáo viên