Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình hoạt động “Đội viên và nhật ký những bông hoa nhỏ”

doc 13 trang sangkien 01/09/2022 6440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình hoạt động “Đội viên và nhật ký những bông hoa nhỏ”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mo_hinh_hoat_dong_doi_vien_va_nhat_ky.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình hoạt động “Đội viên và nhật ký những bông hoa nhỏ”

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT TĨNH GIA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG “ĐỘI VIÊN VÀ NHẬT KÝ NHỮNG BÔNG HOA NHỎ” Người thực hiện : Nguyễn Hữu Dương Chức vụ : Giáo viên (Tổng phụ trách Đội) Đơn vị công tác : Trường TH Định Hải SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác đội THANH HOÁ NĂM 2013
  2. PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trên tiến trình sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc, với mục tiêu : “ Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định . Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này. Đáp ứng yêu cầu đó, mục tiêu giáo dục đào tạo là đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái, yêu đất nước, yêu CNXH. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên các bậc học cao hơn. Nhiều năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như : Phong trào nghìn việc tốt, Công tác Trần Quốc Toản, phong trào Kế hoạch nhỏ Hoạt động đội còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và được sự dìu dắt của Đoàn TNCSHCM phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1
  3. Là thời đại của những con người “vừa hồng vừa chuyên” như Bác Hồ kính yêu đã dạy. Thực tế cho thấy, ở một số trường Tiểu học hiện nay việc bồi dưỡng nhân cách cho học sinh qua các mô hình hoạt động Đội chưa được chú trọng và không được thực hiện thường xuyên, đều đặn, chưa có chiều sâu hoặc hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức các mô hình chưa được các nhà trường quan tâm chú trọng, họ sợ tốn kém, mất thời gian, công sức, chỉ hoạt động cầm chừng qua loa. Xuất phát từ những lí do trên, việc chọn mô hình hoạt động phù hợp, lôi cuốn được nhiều thanh thiếu nhi tham gia và tham gia tích cực, đồng thời đáp ứng được mục đích giáo dục nhân cách có chiều sâu là rất khó. Vì vậy qua nhiều thời gian nghiên cứu tôi đã chọn mô hình này để triển khai hoạt động. Một mô hình với thời gian hoạt động dài hơi hơn, đồng hành với học sinh lâu hơn, mô hình hoạt động có thể kéo dài trong cả một năm học mà không tốn kém, không phải đầu tư nhiều, nhưng lại tập trung nhiều các lực lượng xã hội quan tâm. Mô hình “ Đội viên và nhật ký những bông hoa nhỏ”, ghi lại những điều tốt, việc tốt, có ý nghĩa mà các em từng thấy, từng làm hàng ngày. 2. Mục đích yêu cầu : Đưa mục tiêu ý nghĩa của hoạt động của Đội gắn liền trong suốt quá trình hình thành và phát triển nhân cách học trong một thời gian dài, có thể sẻ đi với các em cả cuộc đời. Hình thành ở các em các thói quen, việc làm, tư duy luôn hướng về điều tốt. Việc được thường xuyên thực hiện sẻ khắc sâu hơn. Các em sẻ vẫn thực hiện yêu cầu của mô hình hoạt động ngay cả khi các em không ở lớp, không ở trường. Các em có thể hoạt động một mình mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Việc ghi nhật ký không mất nhiều thời gian, sức lực, nhưng mang lại cho các em sự thích thú. Đặc biệt là ghi nhật ký những những điều tốt, việc tốt mà học sinh được chứng kiến, những việc học sinh đã làm. Như vậy sẽ 2
  4. hướng các em đến những điều tốt đẹp, thích làm những điều tốt đẹp, nó trở thành mục tiêu, trở thành lý tưởng sống. 3. Đối tượng nghiên cứu : Liên đội trường Tiểu học Định Hải. 4. phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các khối 3; 4; 5. Trường Tiểu học Định Hải. Thời gian nghiên cứu: - Năm học 2012-2013 5. Tài liệu tham khảo. - Tìm hiểu các mô hình trên trang mạng của HĐĐ các tỉnh trên toàn quốc. - Tìm hiểu tình hình một số Liên đội trong và ngoài huyện. - Tìm hiểu thực tế ở nhà trường và địa bàn dân cư - Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh. - Người TPTĐ cần biết. PHẦN II : NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Thuận lợi : Là liên đội có truyền thống nhiều năm liên tục đạt Liên đội vững mạnh, Chi uỷ, Ban giám hiệu, Hội đồng đội xã và các đoàn thể trong nhà trường quan tâm, ủng hộ và rất chăm lo phát triển công tác đội. Tổng phụ trách và các anh chị phụ trách nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm và sáng tạo trong công tác đội. 3
  5. Các em học sinh đã có nền tảng nền nếp tốt, rất yêu thích tham gia các hoạt động do Đội tổ chức. Khó khăn : Định Hải là địa phương có diện tích rộng, mặt bằng kinh tế chưa phát triển. Là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, tình hình dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Đường từ nhà đến trường ở một số thôn còn khá xa, có những em phải đi tới 3km, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa bão, đặc biệt là địa phương có tuyến đường sắt đi qua hai thôn là thôn 5 và thôn 9 (không có rào chắn). Các em ngoài thời gian học ở trường còn phải phụ giúp bố mẹ việc gia đình (đa số dân cư xã Định Hải làm nông nghiệp) nên ít có thời gian tham gia các hoạt động của nhà trường, của Đội. Nhà trường thực hiện học hai buổi trên ngày nên thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp cũng có phần bị hạn chế II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 1. Thực trạng : Hiện nay các hoạt động phong trào Đội đang thu hút đông đảo các em học sinh tham gia, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học. Mô hình hoạt động của Đội rất phong phú và sinh động tùy vào tình hình, điều kiện của mỗi Liên đội, các hoạt động của Đội góp phần tích cực vào phong trào học tập, các em được vui mà học – học mà vui một cách hài hòa. Các mô hình hoạt động Đội có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ. Trong môi trường của Đội nhân cách trẻ hoàn thiện một cách tự nhiên nhưng được định hướng trở thành công dân tương lai, là chủ nhân của đất nước, những con người hoàn thiện cả về đức và tài. 4
  6. Thực tế việc tổ chức các mô hình hoạt động là rất tốn kém về vật chất, trí lực và thời gian, có thể làm đảo lộn nhiều hoạt động khác của nhà trường. Ở các nhà trường việc triển khai các mô hình hoạt động đều đặn, có sáng tạo là rất ít. Trong một năm học một Liên đội chỉ có thể tổ chức được khoảng một đến hai mô hình hoạt động là nhiều, các mô hình này thường được triển khai vào các dịp lễ, dịp kỉ niệm cố định trong năm học Vậy phần lớn thời gian còn lại như : thời gian ở nhà thứ 7, chủ nhật, thời gian nghỉ tết, thời gian hè các em sẽ hoạt động gì, ai sẽ quan tâm theo dõi, hướng dẫn đánh giá các em. Ta vẫn nghe, vẫn thấy đâu đó những lời nói không hay, những việc làm chưa tốt và những tai nạn không may xảy ra ở lứa tuổi các em. Nguyên nhân là do các em thiếu kĩ năng tự ý thức, tự điều chỉnh bản thân, kĩ năng tự rèn luyện Để hình thành những kĩ năng này chúng ta cần tập, cần tạo, cần hình thành cho các em bằng các mô hình phù hợp, mô hình phải có thới gian gắn bó lâu dài không những ở trường mà còn phải ở mọi nơi, mọi thời điểm. 2. Nội dung : Các em sẽ thực hiện việc ghi lại nhật ký hàng ngày, nhật ký chỉ dành cho ghi những điều tốt, việc tốt mà các em được chứng kiến và những điều, những việc tốt mà các em đã làm. 3. Các giải pháp thực hiện 3.1. Tham mưu với cấp Uỷ, Ban giám hiệu nhà trường để được sự đồng thuận, ủng hộ và chỉ đạo thực hiện mô hình. - Bất cứ hoạt động nào trong nhà trường trước tiên cũng phải được sự đồng thuận ủng hộ của cấp Uỷ đảng, Ban giám hiệu nhà trường thì mới hoạt đọng được. Vì vậy việc tham mưu làm thông xuốt và đạt được sự đồng tình ủng hộ của lãnh đạo là rất quan trọng. Nó là cơ sở để phát triển các bước khi thực hiện mô hình. 5
  7. - Ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách phải nắm rõ được chủ đề, nhiệm vụ và các chương trình hoạt động mà Hội đồng đội huyện hướng dẫn, từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình tình đơn vị trình lên cấp Uỷ đảng, Ban giám hiệu nhà trường để xin ý kiến chỉ đạo hoạt động. 3.2. Triển khai lấy ý kiến bổ sung để hoàn thiện mô hình hoạt động. - Tham khảo ý kiến cụ thể cuả từng Phụ trách đội vào kế hoạch hoạt động của mô hình. Đặc biệt tham khảo ý kiến cụ thể cho kế hoạch trong từng giai đoạn thực hiện, từng nội dung hoạt động. Đặc biệt trong dịp Đại hội Liên đội đầu năm học. - Tham khảo ý kiến đóng ghóp của các đồng nghiệp trong và ngoại nhà trường kể cả các đồng nghiệp ngoài huyện. Để học tập được những ưu điểm, những cách làm hay mà các trường bạn đã làm được, chánh vấp phải những hạn chế, sai lầm đưa hoạt động đạt kết quả cao nhất. - Tham quan các mô hình của các trường bạn để học tập và rút kinh nghiệm. Đặc biệt là các Liên đội có đặc điểm tương đồng với Liên đội mình để học tập. Tích cực tham khảo các mô hình hoạt động được đăng tải trên các trang mạng của Đội trên toàn quốc. 3.3. Giao nhiệm vụ cụ thể cho Phụ trách đội và các thành phần liên quan trong quá trình thực hiện. - Giao nhiệm vụ cụ thể sẽ tăng cường trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các hoạt động. - Ban giám hiệu, Tổng phụ trách và phụ trách đội (giáo viên chủ nhiệm) họp thống nhất nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân cụ thể trong xuốt quá trình thực hiện hoạt động mô hình. 3.4. Đảm bảo chế độ kiểm tra, báo cáo liên tục trong thời gian thực hiện. 6
  8. - Việc duy trì thông tin báo cáo tình hình hoạt động trong xuốt thời gian thực hiện là rất quan trọng, từ đó có thể nắm được tình hình mà có hướng thay đổi, điều chỉnh, khắc phục. - Tổng phụ trách thường xuyên trao đổi thông tin từ giáo viên chủ nhiệm rồi báo cáo với cấp Uỷ, Ban giám hiệu. - Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra thường xuyên việc ghi chép nhật ký của học sinh hàng tuần, hàng tháng và có nhận xét, đánh giá. - Ngoài việc lấy thông tin từ phía học sinh, Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm còn phải lấy ý kiến phản hồi từ phía gia đình và địa phương để đáng giá quá trình ghi nhật ký của học sinh, sự ảnh hưởng hay sự thay đổi từ phía học sinh do việc ghi nhật ký đem lại. Thời gian ở trường và thời gian ở địa phương. Thực hiện thông tin hai chiều liên tục để có hướng điều chỉnh, khắc phục. - Cập nhật thường xuyên và liên tục tình hình của các em giữa nhà trường và phụ huynh, nhà trường với địa phương để có thông tin chính sác việc các em đã làm. 3.5 Hợp tác chặt chẽ với các Đoàn thể và các lực lượng xã hội trên địa bàn dân cư. Việc hợp tác chặt chẽ với các đoàn thể trên địa bàn dân cư là hết sức cần thiết trong quá trình thực hiện các hoạt động. Trong đó Đoàn thanh niên và Hội đồng đội xã là hai đoàn thể có ảnh hưởng lớn đến công tác đội của nhà trường, vừa là lãnh đạo, kiểm tra vừa là phối hợp hoạt đồng và giúp đỡ hỗ trợ các hoạt động đội. Đoàn thanh niên và Hội đồng đội xã trực tiếp hướng dẫn, theo dõi các em trong các hoạt động ngày thứ 7, ngày chủ nhật và cả thời gian sinh hoạt hè.Đồng thời với thế mạnh là người địa phương, là anh em, là hàng xóm các đoàn viên thanh niên ở các chi đoàn thôn dễ dàng nhắc nhở, động viên , khuyến khích các 7