Sáng kiến kinh nghiệm Luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 7

doc 22 trang sangkien 31/08/2022 8960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_luyen_ky_nang_noi_tieng_anh_cho_hoc_si.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Lớp 7

  1. LuyÖn kü n¨ng nãi tiÕng Anh cho häc sinh líp 7 PHẦN MỞ ĐẦU A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế, đặc biệt hơn khi nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức WTO. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Vì vậy nền giáo dục và đào tạo của nước ta cũng đã thay đổi từ mục tiêu giáo dục và đào tạo đến phương pháp dạy và học nhằm đóng góp có hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn lực cho đất nước. Đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, chương trình sách giáo khoa phổ thộng đã có sự thay đổi tích cực: tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực, linh họat của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo giúp hình thành phương pháp, nhu cầu tự học, hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui trong học tập cho học sinh. Ngày nay tiếng Anh chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết. Một thực tế không thể phủ nhận khi học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là học sinh có thể nghe hiểu tốt nhưng điều này không có nghĩa là các có thể nói tốt. “ Tai thính” không tương quan với nói tốt. Mục đích của sử dụng ngôn ngữ là giao tiếp các ý tưởng giữa người với người. Như vậy, nói dường như kỹ năng quan trọng và khó phát triển nhất. Trong nhiều tiết học tiếng Anh học sinh có rất ít cơ hội để thực hành ngôn ngữ, giáo viên tập trung dạy danh mục các đơn vị ngữ pháp - từ vựng. Nhiều học sinh nhớ hàng trăm đơn vị từ vựng và hàng chục quy tắc ngữ pháp nhưng vẫn không thể nói được. Điều này giải thích một phần tại sao sau khi tốt nghiệp số lượng học sinh có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh ở mức độ căn bản chiếm một tỉ lệ rất G/v: Bïi Trung S¬n 1 Tr­êng THCS ChØ §¹o
  2. LuyÖn kü n¨ng nãi tiÕng Anh cho häc sinh líp 7 khiêm tốn. Thực hiện chương trình tiếng Anh cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy, việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng tiếng Anh như một cụng cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Từ yêu cầu bộ môn và thực tế giảng dạy bản thân t«i m¹nh d¹n xin ®­îc tr×nh bµy kinh nghiÖm cña b¶n th©n vÒ “ Luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7” làm nền tảng cho học sinh lớp 8,9 ở những năm sau. Đó là lý do tôi viết đề tài này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh trường THCS, bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, tích cực, chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi viết đề tài này nhằm chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình với các đồng nghiệp về các hình thức luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 7 để góp phần nâng cao kiến thức hiểu biết và chất lượng bộ môn tiếng Anh trong nhà trường. - Tìm hiểu thực trạng dạy học kỹ năng nói. - Xây dựng cơ sở lý luận dạy học môn tiếng Anh về các hình thức luyện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7. - Đánh giá kết quả thực nghiệm và rút ra bài học sư phạm bổ ích. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Do xuất phát từ thực tế dạy và học tiếng Anh của thầy và trò trường tôi nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu giới hạn ở khối 7 theo chương trình sách tiếng Anh 7. B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: I. CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Cơ sở lí luận: Đổi mới phương pháp dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học. Nói cách khác, đổi mới phương pháp G/v: Bïi Trung S¬n 2 Tr­êng THCS ChØ §¹o
  3. LuyÖn kü n¨ng nãi tiÕng Anh cho häc sinh líp 7 dạy học là qúa trình chuyển từ phương pháp thầy thuyết trình, phân tích ngôn ngữ - trò nghe và ghi chép thành phương pháp mới: thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập. Phương pháp dạy học mới sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ vì những mục đích thực tiển và sáng tạo. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất kiến thức đó là cả một vấn đề lớn đối với các bộ môn văn hóa nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng. Ngành giáo dục huyện Văn Lâm đã, đang và sẽ tích cực hướng tới sự hoàn thiện về đổi mới phương pháp dạy học. Đối với việc phát triển kỹ năng nói, lấy ngôn bản hay chủ đề làm đơn vị dạy nói và lấy trước khi nói ( Pre-speaking), trong khi nói ( While-speaking) và sau khi nói ( Post- speaking) làm quy trình chuẩn để rèn luyện những nội dung và ngữ liệu cần thiết để học sinh có thể nói được một chủ đề nào đó sau một tiết học nói. Ngoài ra, để học sinh có thêm cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ căn bản và dần hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ thì giáo viên phải để cho học sinh luyện nói trong các tiết dạy các kỹ năng khác, trong các tiết học kiến thức ngôn ngữ hoặc đơn giản hơn chỉ là những lúc làm nóng bầu không khí lớp học ( Warm – up), lúc kiểm tra miệng hoặc chỉ lúc thầy trò đối đáp bình thường trong lớp học. Tất cả những điều này rất quan trọng nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. 2. Cơ sở khoa học: Việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ được tiến hành cùng với sự đổi mới nội dung ,song công việc này đồi hỏi sự nỗ lực tiến hành một cuộc cách G/v: Bïi Trung S¬n 3 Tr­êng THCS ChØ §¹o
  4. LuyÖn kü n¨ng nãi tiÕng Anh cho häc sinh líp 7 mạng thực sự mà người giáo viên phải thực hiện nhằm thay đổi những quan điểm thói quen không phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ dạy học hiện nay. Mục tiêu của môn Tiếng Anh ở trường THCS là hình thành cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình lớp 6-9 và một khối lượng từ vựng và các cấu trúc cơ bản được thể hiện qua các kĩ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Từng bước hình thành các khả năng giao tiếp cho học sinh. Để đạt được mục tiêu của bài học người giáo viên phải vận dụng nhiều biện pháp có hiệu quả trong hoạt động dạy và học trên lớp. Trong đó phương pháp luyện kỹ năng nói không thể thiếu trong mỗi giờ học ngoại ngữ. 3. Cơ sở thực tế: 3.1. Tình hình thực tế học sinh: Trong những năm qua, theo chương trình và sách giáo khoa mới, phương pháp mới trong dạy và học, đặc biệt hơn là khi bài giảng của giáo viên soạn trên phần mềm trình chiếu PowerPoint sinh động, hấp dẫn, nhiều học sinh được rất yêu thích môn học, năng động hơn trong mọi hoạt động. Tuy nhiên đối tượng học sinh yếu vẫn còn nhiều. Trong khi học nói Tiếng Anh các em gặp rất nhiều trở ngại: các em phải đối diện với giáo viên do đó thấy khó diễn đạt bằng ngôn ngữ, các em sợ mắc lỗi, sợ bị thầy cô chê, xấu hổ khi phải nói trước các bạn trong lớp nhất là khi các em còn thiếu nhiều yếu tố để có thể nói được một cách hữu hiệu và tự tin. Bên cạnh được giáo viên yêu cầu nói về một chủ đề nào đó các em thường không có ý diễn đạt, mặc dù ở một số thời điểm học sinh đã được chuẩn bị một số ý nhưng khi được yêu cầu nói các em dường như bị quên hết. Chính vì vậy, khi nói một điều gì đó bằng tiếng Anh các em thường cảm thấy mình buộc phải nói và do đó không có giao tiếp thực thụ. Một trở ngại nữa là số học sinh trong lớp khá đông ( trên 30 em) nhưng thường chỉ có một học sinh được yêu cầu nói một lần trong nhóm lớn. Điều này có nghĩa là học sinh sẽ có rất ít thời gian và cơ hội để nói. Ngoài ra, khi học sinh có hai phương tiện ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt để sử dụng thì xu hướng tự nhiên là các em sẽ sử dụng phương tiện tốt và dể dàng hơn là tiếng Việt. Đây là hạn chế không dễ khắc phục đặc biệt là các trường ở nông thôn và vùng sâu vùng xa. Điều này G/v: Bïi Trung S¬n 4 Tr­êng THCS ChØ §¹o
  5. LuyÖn kü n¨ng nãi tiÕng Anh cho häc sinh líp 7 khiến cho giáo viên đứng lớp suy nghĩ tìm ra những mô thức tương tác hiệu quả hơn. 3.2. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học: Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư và ngày càng tăng trưởng. Song do sự thiếu đồng nhất trong nhiều năm liền trước nên cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu như: chưa có đủ bộ tranh cho chương trình tiếng Anh 7 ; chưa có phòng học mang tính đặc trưng riêng của bộ môn nên giáo viên chưa thể sắp xếp bàn ghế theo đường hướng người học làm trung tâm, kích thích sự tương tác hay giao tiếp của học sinh như thảo luận, trò chơi ngôn ngữ, phỏng vấn, hỏi - đáp và các hoạt động tự làm việc của các cá thể học sinh và giáo viên khó cố định vị trí của các phương tiện giảng dạy như đèn chiếu, overhead projector, power point để đỡ vận chuyển dễ gây hỏng hóc, mất thời gian lắp ráp. 3.3. Thực trạng dạy học kỹ năng nói tiếng Anh ở Trường THCS Chỉ Đạo: Thực hiện đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi đã chú trọng nhiều đến phương pháp dạy học song trong quá trình thực hiện việc tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh chúng tôi còn dập khuôn với những gì đã được hướng dẫn, thiếu sáng tạo, thiếu linh hoạt nên hiệu quả tiết học chưa cao. Vì vậy chất lượng dạy học môn tiếng Anh chưa được như mong muốn. Theo số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng kỹ năng nói tháng 12 năm học 2014 - 2015, chất lượng kỹ năng nói tiếng Anh ba lớp 7A, 7B, 7C tôi giảng dạy được thể hiện như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tb Yếu Kém 8.0 -10.0 6.5 - 7.9 5.0 - 6.4 2.1 - 4.9 <,= 2.0 7A 32 8 13 7 3 1 7B 33 2 6 15 7 3 7C 29 0 3 13 8 5 + 94 10 22 35 18 9 Tỉ lệ 11% 23% 37% 19% 10% % G/v: Bïi Trung S¬n 5 Tr­êng THCS ChØ §¹o