Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn phương pháp dạy bài ôn tập cuối kì môn Sinh học 9

doc 18 trang sangkien 27/08/2022 7941
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn phương pháp dạy bài ôn tập cuối kì môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_phuong_phap_day_bai_on_tap_cu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn phương pháp dạy bài ôn tập cuối kì môn Sinh học 9

  1. Trường THCS Thiệu Tiến Sáng kiến kinh nghiệm A. Đặt vấn đề I. Lời nói đầu: Sau những năm thay sách giáo khoa và giảng dạy theo phương pháp đổi mới là:" lấy học sinh làm trung tâm" ở các bộ môn nói chung và môn sinh học nói riêng.Qua những đợt tiếp thu chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, các buổi thao giảng cấp cụm và huyện. Trong phương pháp đổi mới đều nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động, sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học. Cụ thể là :"phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học ở THCS ". Nhưng phương pháp tích cực không phải là phương pháp dạy học cụ thể mà là một nhóm phương pháp dạy học, yêu cầu người thầy giáo phải xác định, lựa chọn cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để dạy học đạt hiệu quả cao . Khi ta lựa chọn đúng đắn phương pháp cho từng bài cụ thể, kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học để đạt được hiệu quả cao nhất. Xong nó phụ thuộc vào rất nhiều trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và lòng nhiệt tình của người giáo viên. Trong khi đó không có một bản hướng dẫn mẫu nào làm tiền đề cho giáo viên lựa chọn dạy một bài hay một kiến thức. Vì vậy vấn đề lựa chọn phương pháp dạy học cho những dạng bài cụ thể trong sinh học lớp 9 đặc biệt là những bài ôn tập cuối học kì còn nhiều vấn đề cần quan tâm: Khối lượng kiến thức nhiều, thời gian cho một tiết ôn tập chỉ có 45phút, phương tiện dạy học thiếu Vậy phải làm thế nào để dạy được một tiết ôn tập cuối kì thành công? Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học 9 trong nhiều năm và được dự giờ của đồng nghiệp , tôi thấy rất băn khoăn về vấn đề này và mong muốn được đưa ra một vài suy nghĩ của bản thân mình vào việc trả lời câu hỏi trên, lựa chọn phương pháp dạy kiểu bài ôn tập cuối kì môn sinh lớp 9 mà cá nhân tôi đã trực tiếp giảng dạy trong nhiều năm, giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, đúng, đủ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn sinh học. Vì thế tôi cũng mạnh dạn đưa ra một phần nhỏ của công việc"Lựa chọn phương pháp dạy bài ôn tập cuối kì môn sinh học 9". Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy1
  2. Trường THCS Thiệu Tiến Sáng kiến kinh nghiệm II. Thực trạng của vấn đề 1. Thực trạng: Bộ môn sinh học được học 2 tiết/ một tuần và mỗi kì chỉ có một bài ôn tập với thời lượng là 45phút để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì, còn trong cả kì lại không có một tiết ôn tập nào, đặc biệt là sinh học lớp 9 với lượng kiến thức nhiều và mới, hầu hết các kiến thức lại khó và mang tính chất tư duy trừu tượng cho nên giáo viên tham gia giảng dạy gặp rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức mang tính chất tổng hợp này. - Phương tiện dạy học còn nhiều hạn chế : Thiếu băng hình, thiếu máy chiếu hay đã bị hỏng, tranh không đủ vị trí để treo trong bài dạy ôn tập - Giáo viên còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy bài ôn tập phù hợp với điều kiện của nhà trường.Đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học Vì vậy để lựa chọn được phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, phương tiện dạy học hiện có ở trường , hoàn thành tốt tiết học ôn tập cuối kì với thời lượng 45 phút mà khối lượng kiến thức nhiều như vậy là điều không dễ và cũng không giống nhau đối với mỗi giáo viên của từng trường là khác nhau. 2. Kết quả - hiệu quả của thực trạng trên. - Khi trực tiếp dạy lớp 9A trường THCS Thiệu Tiến năm học 2008-2009. Sau khi dạy xong tiết ôn tập cuối kì I, tôi tiến hành khảo sát, chất lượng cụ thể như : - Tổng số học sinh của lớp 9A:34em + Loại giỏi: 1em chiếm 2,9% + Loại khá: 9em chiếm 26,5% +Loại TB : 12em chiếm 35,3% + Loại yếu: 10em chiếm 29,4% + Loại kém: 2em chiếm 5,9% Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy2
  3. Trường THCS Thiệu Tiến Sáng kiến kinh nghiệm Từ kết quả khảo sát trên tôi thật sự lo lắng đến chất lượng bộ môn của trực tiếp giảng dạy và quyết định phải lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn của mình đảm nhận. B- Giải quyết vấn đề. I. Các giải pháp thực hiện: 1. Lựa chọn, phối hợp các nhóm phương pháp dạy học phù hợp với dạng bài ôn tập cuối học kì. 2. Hướng dẫn cho học sinh cách chủ động học tập hợp tác theo nhóm nhỏ ở nhà cũng như trên lớp. 3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng bài kiểm tra cuối kì để so sánh, đối chiếu . 4. Tổ chức nhận xét đánh giá kết quả , rút kinh nghiệm theo nhóm, tổ sau tiết dạy. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện 1. Giáo viên, xác định, lựa chọn phối hợp các phương pháp dạy học trong tiết học ôn tập cuối kì: Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc nhiều vào phương pháp giảng dạy được giáo viên lựa chọn thực hiện. Cùng một bài ôn tập nhưng với phương pháp thực hiện khác nhau dẫn đến kết quả giờ dạy khác nhau, nên trong thực tế giảng dạy cá nhân tôi đã lựa chọn nhóm phương pháp sau: - Phương pháp dạy học hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ từ 3-4 em - Phương pháp trực quan - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,khái quát và vận dụng vào thực tiễn. Sau khi đã lựa chọn nhóm phương pháp này trong giờ dạy giáo viên phải xác định rõ thời điểm thích hợp vận dụng mỗi phương pháp và sự kết hợp hài hòa giữa chúng trong giờ dạy thì mới đạt hiệu quả cao. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và vốn sống của người thầy. 2. Hướng dẫn cho học sinh cách học tập hợp tác nhóm nhỏ. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy3
  4. Trường THCS Thiệu Tiến Sáng kiến kinh nghiệm a, Hướng dẫn cho học sinh cách chuẩn bị bài ở nhà: - HS đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài ôn tập theo từng phần dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Ngay sau khi học hết mỗi chương của học kì I trong sgk (Ví dụ : Chương I ) giáo viên hướng dẫn cho HS hoàn thành bảng đầu tiên(Bảng 40.1- trang 116 SGk) vào vở bài tập đã kẻ sẵn tương ứng cùng với những câu hỏi ôn tập phù hợp với nội dung kiến thức vừa học. Lần lượt như vậy cho đến hết bài cuối của chương cuối của học kì (Từ chương II – Chương VI) - Sau mỗi chương hướng dẫn cho HS hoàn thành bảng biểu và câu hỏi ôn tập tương ứng thì tiết học tiếp sau đó (Tiết học đầu tiên của chương tiếp theo(Chương II) ) giáo viên cần có sự kiểm tra và hướng dẫn điều chỉnh nhanh kết quả, giúp HS hoàn thiện kiến thức ôn tập cuối kì cho có hệ thống bảng biểu. - Kết thúc bài cuối cùng cả học kì giáo viên tiếp tục hướng dẫn HS chuẩn bị theo nhóm nhỏ ở nhà cụ thể như sau: + Mỗi nhóm HS hoàn thành một bảng biểu cụ thể trong hệ thống kiến thức vào tờ giấy rôki khổ lớn. + Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp trong giờ ôn tập . + Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. b, Tiến hành trên lớp của giờ ôn tập cuối kì: - Giáo viên tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo các nhóm đã chuẩn bị trên giấy rôki khổ lớn. - Giáo viên xác định thời gian cho mỗi nhóm hoạt động, thông báo cho HS biết để khi báo cáo HS cần lựa chọn từ ngữ báo cáo một cách nhanh, gọn, đủ ý đảm bảo thời lượng cho tiết học. - Giáo viên yêu cầu lần lượt đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung kiến thức được phân công trước trên giấy rôki . - Đại diện HS nhóm khác nhận xét bổ sung. Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy4
  5. Trường THCS Thiệu Tiến Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo viên giúp HS hoàn thiện kiến thức bằng cách nhận xét, đánh giá và đưa ra bảng chuẩn kiến thức. - Học sinh cả lớp điều chỉnh nhanh kiến thức đúng vào vở bài tập theo chuẩn kiến thức của giáo viên. 3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Tiếp theo tiết ôn tập cuối kì là tiết kiểm tra cuối kì để đnáh giá kết quả. Vì theo tôi nghĩ bài kiểm tra cuối kì góp phần rất lớn đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kì mà vai trò quan trọng không thể thiếu là chất lượng của bài ôn tập cuối kì. 4. Tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm sau tiết ôn tập cuối kì. Sau mỗi lần giảng dạy kiểu bài ôn tập cuối kì sinh học 9 tôi đều mời tổ chuyên môn tới dự, sau tiết dạy đều có nhận xét, rút kinh nghiệm và được đồng nghiệp đánh giá là dạy tiết ôn tập thành công. III. Các ví dụ cụ thể: 1. Ví dụ 1: bài 40 – Tiết 34 : ôn tập học kì I a- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi thực hiện tiết ôn tập cuối kì I - Khi học xong hết chương I: Các thí nghiệm của Menđen. Bên cạnh nhiệm vụ cá nhân HS là học bài cũ, chuẩn bị cho bài mới tiếp theo của chương II, giáo viên hướng dẫn cho các em hòan thành bảng 40.1- trang 116-SGK Vào vở bài tập đã kẻ sẵn bảng và câu hỏi bài tập; Bài tập: ở cà chua , gen A qui định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: Thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm F1 : 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của phép lai trên. - Học hết kiến thức chương II: Nhiễm sắc thể Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung bảng 40.2 SGK vào vở bài tập đã kẻ sẵn bảng. - Học hết kiến thức chương III: AND và gen Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy5
  6. Trường THCS Thiệu Tiến Sáng kiến kinh nghiệm Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung bảng 40.3 và bảng 40.4 SGK vào vở bài tập đã kẻ sẵn bảng. Các câu hỏi 1,2 sgk- trang 117sgk. - Học hết kiến thức chương IV: Biến dị Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung bảng 40.5 SGK vào vở bài tập đã kẻ sẵn bảng. - Học hết kiến thức chương V: Di truyền học người Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung câu hỏi 3,4 sgk - Học hết kiến thức chương VI: ứng dụng di truyền học Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung câu hỏi 5,6,7 sgk Sau mỗi chương đã hướng dẫn cho HS hoàn thành bảng biểu và nội dung các câu hỏi ôn tập tương ứng, thì tiết học sau đó tôi tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, có nhận xét và hướng dẫn điều chỉnh nhanh, giúp HS hoàn thiện kiến thức . - Kết thúc bài 33 của chương VI giáo viên tiếp tục giao nhiệm vụ mới cho HS như sau: • Chia lớp làm sáu nhóm nhỏ , mỗi nhóm gồm hai bàn và hoàn thành nội dung 1 bảng cùng kiến thức cụ thể có liên quan đến chương trong bài ôn tập vào tờ giấy rôki khổ lớn và cử đại diện các nhóm khác nhận xét bổ sung. • Phân công cụ thể : - Nhóm 1: Bảng 40.1 và bài tập đã giao. - Nhóm 2: Bảng 40.2 - Nhóm 3: Bảng 40.3 và câu hỏi 1,2 - Nhóm 4: Bảng 40.4 - Nhóm 5: Bảng 40.5 và câu hỏi 3,4 - Nhóm 6: Các câu hỏi 5,6,7. b- Tiến hành thực hiện các bước lên lớp: I. Mục tiêu bài học: - HS tự hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị, Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy6