Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kĩ năng sống vào giảng dạy môn Tin học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kĩ năng sống vào giảng dạy môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_ki_nang_song_vao_giang_day_m.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép kĩ năng sống vào giảng dạy môn Tin học
- SKKN Lồng ghép kĩ năng sống vào giảng dạy môn Tin học Lồng ghép kĩ năng sống vào giảng dạy môn Tin học Tác giả: Võ Nhật Trường A. MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi mà xã hội hiện đại đang tác động tới các em từ quá nhiều phía. Trong những năm trở lại đây trẻ em hư hỏng, bỏ nhà đi bụi đời, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và việc bỏ bê học hành ở học sinh hiện nay cũng xảy ra rất nhiều. Độ tuổi trẻ em hư dường như đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một thực trạng đáng buồn, hiện nay khi mà chúng ta chứng kiến các em học sinh đánh nhau, bắt bạn quỳ xuống chỉ vì lỗi nhỏ. Không chỉ ở trường tôi mà các trường khác cũng vậy, cha mẹ, thầy cô có nhắc nhở các em lập tức thể hiện thái độ căng thẳng, chống đối. Trong số các trường THCS trên địa bàn Huyện có không ít các em học sinh cúp tiết, tham gia vào các cuộc chơi bạn bè. Học sinh nữ đi học nhưng lại nhuộm tóc, sơn móng tay, sơn móng chân, ăn mặc sai đồng phục 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. Kỹ năng sống không phải là một vài kỹ năng chúng ta thường nghe mà bao gồm rất nhiều các kỹ năng cần trang bị cho học sinh. Học kỹ năng sống đã được đưa vào các cấp học khác nhau, theo từng độ tuổi, từng cấp học. Nhưng cả người học và người dạy vẫn còn chưa định hình được làm sao cho hiệu quả. Giáo viên cũng không thể tăng số tiết học để giảng bài về kỹ năng sống, mà chủ yếu lồng ghép vào các bài học của một số môn. Thiếu kỹ năng sống các em dễ ứng xử thiếu văn hóa. Thiếu kỹ năng làm chủ bản thân, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực, kỹ năng ứng xử Thiếu kỹ năng sống học sinh khó có thể hình thành thói quen, nhân cách và lối sống tốt trong tương lai. Trẻ em được trang bị kỹ năng sống càng sớm thì càng vững vàng và dễ hoàn thiện bản thân. Những trẻ em từ nhỏ không được trang bị các bài học thiết thực từ bé, hoặc thường xuyên nghe cha mẹ cãi vã nhau, hoặc cha mẹ không có phương pháp giáo dục tối ưu thì thường sai lệch trong suy nghĩ và lối sống. Đặc biệt trong môi trường xã hội hiện nay, có rất nhiều những hiện tượng tiêu cực tác động vào khiến các em không tự làm chủ được bản thân, các em dễ dàng hư hỏng. Việc học kỹ năng sống có vai trò quan trọng đối với học sinh. Chỉ khi được trang bị kỹ năng sống một cách đầy đủ các em mới có thể học và trưởng thành toàn diện về mọi mặt. Giáo dục là một quá trình liên tục, lâu dài và bài bản. Vậy nên hãy dạy các em làm người trước khi thành tài. Và đó cũng là lí do mà tôi chọn đề tài “Lồng ghép kĩ năng sống vào giảng dạy môn Tin học.”. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Học sinh THCS Trường Tam Quan Bắc, các lớp đang giảng dạy: 6A1, 6A2 6A3, 6A4, 7A5, 7A6, 7A7, 9A1, 9A2, 9A3. GV: VõNhật Trường 1 THCS Tam Quan Bắc
- II. Phương pháp tiến hành 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị tăng cường nội dung giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh, bên cạnh các nội dung như Giáo dục đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông đã đề ra từ các năm học trước. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là rất quan trọng, nhất là đối với các học sinh bậc THCS - lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý và dễ gặp phải những khó khăn, thử thách trước khi bước vào cuộc sống. Triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như thế nào để thu hút và mang lại hiệu quả cao đang là vấn đề trăn trở của không ít các trường THCS. Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải có những năng lực thích ứng với những thách thức mà con người thường phải đối đầu. Trong thực tế đã có nhiều minh chứng do thiếu năng lực thích ứng về kỹ năng sống mà con người đã có những hành động tiêu cực hủy hoại cuộc đời, cuộc sống của chính bản thân và người khác. Do đó, giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh THCS trở thành một nhiệm vụ cấp thiết giúp các em thành công, hạnh phúc, đảm bảo chất lượng của cuộc sống. Giáo dục “Kỹ năng sống” là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năng thực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống . Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ. Chính vì vậy, việc lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi là vô cùng cần thiết. Hiện nay có khá nhiều phương pháp và kỹ năng dạy học như phương pháp thảo luận, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp chia nhóm nhưng các em vẫn chán nản không ham muốn học, đôi khi một khái niệm chỉ có vài ba hàng các em cũng không thuộc. Do vậy chúng ta phải có cách thiết kế bài giảng hiện nay như thế nào nhằm mục đích áp dụng phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực ham muốn học hỏi, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, rèn luyện và phát triển năng lực tự học, sáng tạo, nghiên cứu , nghĩ và làm việc một cách tự chủ Đồng thời để thích ứng với sự phát triển tư duy của học sinh trong xã hội mới và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến trong xã hội và trên thế giới. Bên cạnh đó, trong các kỹ năng dạy học mới, vai trò của người giáo viên có sự thay đổi lớn là: “Hướng dẫn học sinh biết tự mình tìm ra hướng giải quyết những vấn đề nãy sinh trong quá trình học tập, biết cách làm việc độc lập, làm việc tập thể. Giáo viên là người định hướng, là người cố vấn giúp học sinh tự đánh giá, cũng như giúp học sinh luôn đi đúng con đường tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức ”. 2
- Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường tôi thấy rằng, để đạt hiệu quả cao trong mỗi tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp linh động, chúng ta phải biết lồng ghép các kỹ năng sống phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi tiết học, học sinh thích thú với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quan trọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiễn trong đời sống xã hội. “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”(Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska) và "Sự Thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó"( Kinixti - Học giả Mỹ). Vậy, kỹ năng sống là gì? Nó một tập hợp các kỹ năng mà con người có được để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kiến thức còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". Theo Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Phùng Khắc Bình, trong tương lai và về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng cập nhật giá trị và hoàn thiện giá trị của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai phải có công việc làm để đảm bảo sự tồn tại của cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đồng thời đó là yêu cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng để nâng cao chất lượng đời sống đó, để đời sống thực sự là “sống” chứ không là “tồn tại”. Trên tinh thần đó phải có một quan điểm, một hướng đi, một mục tiêu cho việc giảng dạy lồng ghép kỹ năng sống vào trong môn tin học. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. A. Quan điểm lồng ghép kỹ năng sống vào trong giảng dạy môn tin học. Thứ nhất: Bám sát những mục tiêu giáo dục kỹ năng sống, đồng thời đảm bảo mạch kiến thức - kỹ năng của giờ dạy tin học. Thứ hai: Tiếp cận giảng dạy kỹ năng sống thông qua tổ chức các hoạt động giảng dạy kết hợp trong nội dung và phương pháp dạy học trên lớp. Nghĩa là thông qua nội dung và phương pháp dạy học để rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 3
- - Chẳng hạn như: khi dạy đến Phần Soạn thảo văn bản ở sách giáo khoa môn tin học lớp 6 thì chúng ta thấy trong cuộc sống có nhiếu việc liên quan đến văn bản như soạn thông báo, viết đơn từ, làm báo cáo, viết báo tường, và đây là những công việc soạn thảo văn bản bằng tay vậy để nhanh hơn thì ta có thể nhờ đến sự trợ giúp của máy tính ngoài cách soạn thảo bằng chữ ra ta còn có thể soạn thảo với nhiều nội dung phong phú khác như bảng biểu, hình ảnh, chữ nghệ thuật, công thức toán, Như vậy qua chương này chúng ta đã rèn luyện cho các em được kỹ năng soạn thảo và trình bày được các đơn từ, báo cáo và những công việc liên quan đến soạn thảo văn bản để ứng dụng cho cuộc sống sau này. - Hay trong chương I: Mạng máy tính và Internet ở sách giáo khoa môn tin học lớp 9. Thì chúng ta biết rằng: Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, Với các kỹ năng sống: tìm kiếm và xử lí thông tin là một kỹ năng quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời. Để tìm kiếm và xử lý thông tin chúng ta cần: - Xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thông tin là chủ đề gì? (ví dụ như ôn thi đại học, giới tính, ). - Xác định các loại thông tin về chủ đề mà mình cần phải tìm kiếm là gì? (ví dụ như đề thi môn toán lớp 8, 9, .) - Xác định các nguồn, các địa chỉ tin cậy có thể cung cấp những loại thông tin đó ( ví dụ: sách, báo, mạng internet, cán bộ các cơ quan, tổ chức có liên quan, bạn bè, người quen ) - Lập kế hoạch thời gian và liên hệ trước với những người có liên quan đến việc cung cấp thông tin. (nếu có) - Chuẩn bị giấy tờ, phương tiện, bộ công cụ để thu thập thông tin (ví dụ: máy tính, máy ghi âm, phiếu hỏi, bộ câu hỏi phỏng vấn, ), nếu cần thiết. - Tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xây dựng. - Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ thống. - Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều, xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống các thông tin đó. Hoặc khi dạy chương trình tin học 9. Sách giáo khoa do NXB giáo dục viết. Ngoài kiến thức trọng tâm ta còn rèn luyện cho các em thêm các kỹ năng sáng tạo, tự làm chủ lấy bản thân, làm việc có trình tự, khoa học, cẩn thận, biết tự tìm tòi sáng tạo, mở rộng các kĩ năng học tập thông qua mạng internet, học trực tuyến, tìm kiếm các tài liệu hỗ trợ học tập, nâng cao kiến thức đáp ứng nhu cầu học và tự học Từ những kỹ năng đó sẽ giúp ích cho các em vững vàng trong tương lai. B./ Một số phương pháp giáo dục kĩ năng sống cụ thể: 1. Kĩ năng động não * Mô tả phương pháp Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp có ít để (lôi ra) một danh sách các thông tin. * Cách tiến hành Có thể tiến hành theo các bước sau: - Giáo viên (GV) nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm. 4