Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh thích đến trường và mỗi ngày đến trường là một niềm vui
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh thích đến trường và mỗi ngày đến trường là một niềm vui", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_de_hoc_sinh_thich_den_truo.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để học sinh thích đến trường và mỗi ngày đến trường là một niềm vui
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến huyện Hoài Nhơn Tác giả sáng kiến: Lê Thị Út Đơn vị: Trường TH số 2 Hoài Tân 1.Tên Sáng kiến: : Làm thế nào để học sinh thích đến trường và “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2017 3 Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Thực trạng của vấn đề trước khi đưa ra giải pháp Hiện nay giáo viên tận dụng mọi thời gian trống trên lớp để dạy học sinh kiến thức về các môn văn hóa khiến học sinh không thích đến trường nhất là học sinh tiểu học. Học sinh không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ học mà các em yêu thích, nội dung giờ học trên lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh, các em không cảm nhận được vấn đề trong chủ đề là vấn đề của chính các em phải giải quyết mà là vấn đề của thầy, cô. Hình thức tổ chức giờ học đơn điệu, nhàm chán, không tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em là những nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh không thích đến trường. 3.2 Những kết quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp Trên đây là kết quả bước đầu của bản thân tôi trong việc áp dụng đề tài: Làm thế nào để học sinh thích đến trường và “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Giúp cho người giáo viên có những định hướng và giải pháp đúng đắn, sâu sắc, triệt để trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường . Phát huy được tinh thần hăng say, sáng tạo của người giáo viên trong công tác giảng dạy và tinh thần chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Qua đó tăng cường sự thân thiện và hiểu biết lẫn nhau giữa thầy và trò nhằm khơi gợi phát huy được sở trường, năng khiếu học tập của mỗi học sinh đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề đối với mỗi thầy cô giáo. Đề tài còn góp phần thiết thực 1
- trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong mỗi nhà trường. Những kết quả đó sẽ là hành trang để tôi tiếp tục phát huy trong những năm tới và khắc phục những nhược điểm mà từ trước đến nay bản thân chưa thể khắc phục được trong công tác chủ nhiệm của mình. Tôi cam đoan những thong tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Xác nhận của cơ quan đơn vị Hoài Tân, ngày 3 tháng 4 năm 2018 Người nộp đơn Lê Thị Út 2
- TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA SÁNG KIẾN Tác giả: Lê Thị Út Đơn vị: Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 1.Tóm tắt sáng kiến: Đề tài : Làm thế nào để học sinh thích đến trường và “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Giúp cho học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập. Trong quá trình học giúp các em tương tác nhau theo tinh thần của phương pháp dạy học tích cực và trường học thân thiện học sinh tích cực. 2. Lợi ích kinh tế- xã hội: Việc áp dụng đề tài: Làm thế nào để học sinh thích đến trường và “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui” từ đầu năm học 2017-2018 đến giữa học kỳ II năm 2017-2018 cho thấy bước đầu đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Học sinh thích đến trường, thích hoạt động cùng bạn bè. Hoài Tân, ngày 3 tháng 4 năm 2018 Người viết Lê Thị Út 3
- 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.1 Lý do chọn đề tài. Hiện nay giáo viên tận dụng mọi thời gian trống trên lớp để dạy học sinh kiến thức về các môn văn hóa khiến học sinh không thích đến trường nhất là học sinh tiểu học. Học sinh không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ học mà các em yêu thích, nội dung giờ học trên lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh, các em không cảm nhận được vấn đề trong chủ đề là vấn đề của chính các em phải giải quyết mà là vấn đề của thầy, cô. Hình thức tổ chức giờ học đơn điệu, nhàm chán, không tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em là những nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh không thích đến trường. Để có giờ học hiệu quả thì quan trọng nhất là giáo viên chủ nhiệm cần linh động, sáng tạo tìm những giải pháp phù hợp với yêu cầu giáo dục. Giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh, không làm cho tiết học căng thẳng hoặc nhàm chán, biết lôi cuốn học sinh vào những hoạt động tích cực trong giờ học. Bên cạnh việc giáo dục về năng lực, phẩm chất, giáo viên nên tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích để các em có thể “ học mà chơi, chơi mà học” như thi đọc thơ, kể chuyện, tìm hiểu về những ngày lễ lớn trong năm, rung chuông vàng, văn nghệ, đố vui để học, vẽ tranh, tặng bạn quà tự làm hay một viên kẹo nhân ngày sinh nhật Những hoạt động này giúp cho các em giải tỏa những cẳng thẳng trong quá trình học tập, là sợi dây gắn kết tình cảm của lứa tuổi học trò. Các thầy giáo, cô giáo nên dành thời gian cho học sinh tự nhận nhiệm vụ và có trách nhiệm với công việc của mình. Cùng với đó, mỗi giáo viên chủ nhiệm nên tham gia vào các hoạt động tập thể của học sinh để thầy trò hiểu nhau hơn. Tổ chức nhiều hình thức cho mỗi buổi học là khoảng thời gian quý giá để cho các em đọc những câu chuyện hay có nghĩa trên sách báo phù hợp với lứa tuổi học trò. Yêu cầu của giáo dục hiện nay là đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người 4
- giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em, lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Do đó tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về quá trình tiếp thu bài, học bài và những hành vi ứng xử, giao tiếp, kĩ năng sống, sự hiểu biết, của học sinh lớp tôi chủ nhiệm tại trường Tiểu học số II Hoài Tân. Vào đầu năm, qua tìm hiểu, trao đổi, kiểm tra về tình hình chung của tất cả các em học sinh trong lớp, tôi nhận thấy: Lớp có một số em chưa tự giác học tập, trong giờ học còn lơ là, ít chú ý, tiếp thu chậm, tự ti, mặc cảm, trầm tính, không năng động, ; Một số em còn hay chọc bạn, đánh bạn; Một số em chưa thực sự ngoan, nói năng còn trống không, chưa lễ phép; Rất nhiều em viết chữ còn sai l ỗi nhiều, chưa đẹp; Trang phục, đồ dùng chưa mua sắm đầy đủ; Đó là thực trạng mà bản thân tôi luôn lo lắng, băn khoăn khi làm công tác chủ nhiệm lớp . Do thực hiện áp dụng đề tài, nên sau hai tuần đầu năm học, qua trao đổi, tìm hiểu, tôi hướng tới một vài số liệu có nội dung chủ yếu sau: Tổng số Số Nội dung tìm hiểu Tỉ lệ học sinh lượng 1)Học sinh chưa tự giác học bài cũ. 12 41,4 2) Học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, chưa đẹp. 18 62,1 3) Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm. 10 34,5 4) Học sinh nói trống không, chưa lễ phép. 17 58,6 5)Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện năng lực – phẩm 16 55,2 29 chất 6)Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, 25 86,2 phong trào . 7)Học sinh biết thương yêu, thân thiện với nhau. 13 44,8 8) Học sinh còn trầm, tự ti, rụt rè. 6 20,7 9) Học sinh có vốn kĩ năng sống hạn chế. 9 31 10) Học sinh hay quên vở, sách, đồ dùng, 6 20,7 Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ học sinh thuộc các nội dung trên chiếm nhiều so với tổng số học sinh của lớp. 5
- Thực tế trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc thực hiện kế hoạch dạy của giáo viên và việc thực hiện nhiệm vụ học của học sinh còn nhiều tồn tại cần khắc phục và đổi mới. - Thứ nhất, về phía người dạy: Phương pháp dạy học còn nặng thuyết trình giảng giải chủ yếu là mô tả tri thức khái niệm, chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng một kế hoạch hoạt động chủ động cho học sinh. Vì vậy dẫn đến chất lượng giảng dạy môn học này còn thấp, hứng thú học tập cũng giảm sút do đơn điệu trong cách thức hoạt động. - Thứ hai, về phía người học: Tồn tại một lối mòn trong tư duy tiếp cận tri thức và kĩ năng mới một cách thụ động một chiều. Thói quen ấy, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Trên cơ sở nhận thức vấn đề, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Làm thế nào để học sinh thích đến trường và “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học trong nhà trường Tiểu học hiện nay. 1.2 Xác định mục đích nghiên cứu. Phương pháp dạy học ở Tiểu học ngày càng được cải tiến theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức - học tập của học sinh. Bên cạnh việc tổ chức cho học sinh tự học, làm việc nhóm, tập luyện nghiên cứu bài học thì việc sử dụng trò chơi và phất triển năng lực – phẩm chất của học sinh trong quá trình dạy học cũng là một cách thức hữu hiệu để kích thích sự tích cực nhận thức của học sinh trên lớp học. Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho người học nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của người dạy. Để có thể vận dụng tối ưu phương pháp này cần phân biệt các mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp đồng thời trong mọi hoạt động giáo viên cần lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Trong xu thế phát triển giáo dục chung của thế giới, UNESCO đề ra bốn trụ cột “Học để biết, học để làm, học cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”. 6
- Bác Hồ kính yêu thuở sinh thời cũng đã nhiều lần căn dặn các thầy cô: “Trong lúc học cần làm cho các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học. Ngoài ra, trong nhiều thập kỷ qua, phần lớn các trường Tiểu học ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy và giáo dục mang tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai học sinh còn có những biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ. Từ đó làm cho học sinh còn những khiếm khuyết về nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu t ự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng, Đồng thời cũng là động lực mong muốn được học, được đi học của các em. Tình hình trên đòi hỏi nhà trường và người giáo viên phải làm thế nào để học sinh thích đi học, để các em yêu trường, mến lớp như ngôi nhà thứ hai của mình? Đó chính là công việc không hề đơn giản mà nhà trường và thầy cô Tiểu học phải thực hiện. Là một giáo viên đang đứng lớp, tôi luôn trăn trở, băn khoăn về vấn đề trên. 1.4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Tôi tập trung nghiên cứu học sinh lớp chủ nhiệm và các lớp khác trong điểm trường để so sánh việc các em thích đến trường và các em thấy mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Qua gần một năm áp dụng sáng kiến, học sinh lớp 5B tôi chủ nhiệm có sự khác biệt so với học sinh trong cùng điểm trường các em hòa nhã, thân thiện, học tập chăm chỉ, biết lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi các em thật sự yêu trường, mến lớp Từ đó tôi trao đổi với giáo viên trong cùng điểm trường, giáo viên chủ nhiệm khối 5, Giáo viên tổng phụ trách Đội, tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng cho sáng kiến của tôi mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát: Quan sát tình hình thực tiễn của học sinh trong mọi hoạt động của các em ở lớp chủ nhiệm và học sinh trong điểm trường An Dưỡng 2. 7