Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm

doc 26 trang sangkien 01/09/2022 10300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_xay_dung_lop_tu_quan_trong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bác Hồ đã từng nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Chúng tôi nghĩ rằng, một thân cây khỏe mạnh phải bắt đầu từ một hạt giống tốt và một mảnh đất thích hợp. Cũng như vậy, một nhân cách đẹp khởi đầu từ một ý thức vững vàng và một môi trường lành mạnh. Xuất phát từ điều đó chúng tôi nhận thÊy, trong hoạt động giáo dục ngoài việc giáo viên giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức của nhân loại thì hoạt động chủ nhiệm lớp cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Khác với hoạt động dạy học, hoạt động chủ nhiệm lớp mang tính giáo dục đạo đức, tác phong, tinh thần tập thể đoàn kết nhằm đạt tới sự phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh và góp phần quan trọng vào "sự nghiệp trồng người". Ở trường THCS, giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Chính vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết người giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức được một đội ngũ Ban cán sự lớp làm tốt công tác quản lí lớp những lúc không có giáo viên chủ nhiệm. Hiện nay, trường chúng ta rất quan tâm đến vấn đề nề nếp tự quản của lớp. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng một trong bốn chức năng chính của mình là tổ chức được một tập thể học sinh hoạt động tự quản, nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mỗi học sinh. Mặt khác, là giáo viên chủ nhiệm, nhà giáo dục và là người lãnh đạo, tổ chức điều khiển, kiểm tra toàn diện cũng như có nghệ thuật ứng xử sư phạm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh thuộc phạm vi lớp của mình phụ trách tôi luôn công bằng, công khai trước học sinh trong việc khen - chê - thưởng - phạt đối với các em. Điều này đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, có ý thức tự quản tốt góp phần vào việc phát triển tập thể lớp, tinh thần tập thể, tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật cũng như các kỹ năng sống cho các em. Thực tế cho thấy rằng, bất cứ một lớp học nào cũng có nhiều học sinh luôn tự ý thức học tập tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn một số phần tử thiếu ý thức học tập: lười học, bỏ tiết, gây mất trật tự, lớp học do tôi chủ nhiệm cũng không là ngoại lệ.
  2. Để xây dựng, đẩy mạnh phong trào tự quản của lớp, khắc phục những yếu kém trong thi đua, giúp lớp tự quản tốt những lúc không có giáo viên chủ nhiệm, tôi chọn “Xây dựng ý thức tự quản trong đội ngũ Cán sự lớp” làm đề tài nghiên cứu. Làm công tác giáo viên chủ nhiệm khá nhiều năm, tôi luôn tìm mọi biện pháp để gần gũi, thân thiện động viên giúp đỡ học sinh trong việc rèn luyện đạo đức, tác phong cũng như lối sống và đã mang lại sự thức tỉnh cho các em học sinh nhất là đối với những học sinh cá biệt, chậm tiến. Để tập thể lớp mình chủ nhiệm tiến bộ, đạt kết quả cao cần phải có nhiều biện pháp giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, giáo viên chủ nhiệm phải là chỗ dựa là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Ngược lại, giáo viên chủ nhiệm sẽ rất vất vả trong quá trình giáo dục học sinh toàn diện về: Đức - trí - thể - mĩ. Vì lẽ đó, ngay từ đầu năm học tôi được nhà trường phân công phụ trách chủ nhiệm lớp 10A3, đây là một lớp đầu cấp các em còn nhiều bỡ ngỡ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về việc tiếp cận học sinh lớp chủ nhiệm. Do đó tôi luôn lo lắng, suy nghĩ phải làm gì, làm thế nào để đưa tập thể lớp vào nề nếp ngày từ đầu, làm thế nào để các em có thể quen với môi trường học tập mới của mình? . Và cuối cùng, tôi cũng đã tìm được phương pháp, tìm được hướng đi từ những kinh nghiệm trong nhiều năm chủ nhiệm cũng như từ những đồng nghiệp của mình . Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm, tích luỹ, chúng tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Kinh nghiệm xây dựng lớp tự quản trong công tác chủ nhiệm. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra những biện pháp có thể xây dựng được một đội ngũ Ban cán sự lớp thật sự có bản lĩnh quản lý lớp những lúc không có giáo viên chủ nhiệm. Hơn thế nữa, nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự quản bằng cách tổ chức hợp lý đội ngũ tự quản để nhiều học sinh được tham gia. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi hạn hẹp của chuyên đề, tôi chỉ xin nêu ra một số biện pháp để xây dựng được một đội ngũ Ban cán sự tự quản tốt cho lớp chủ nhiệm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
  3. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng các phương pháp: thu thập thông tin, phân tích, khái quát vấn đề. V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 01 năm 2014. Trong đề tài nghiên cứu, tôi đã thu thập những thông tin từ lớp chủ nhiệm để đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm. B. PHẦN NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí giáo dục toàn diện học sinh một lớp trên cơ sở quản lí học tập và quản lí sự hình thành, phát triển nhân cách. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Hơn hết, giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Đối với học sinh trung học phổ thông cần xác định rõ vai trò giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho tập thể lớp. Điều này có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm lớp không nên làm thay đội ngũ tự quản của lớp mà chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh của lớp chủ nhiệm. II. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: - Sĩ số lớp khoảng 25 đến 37 học sinh, mật độ vừa để quản lí. - Một số học sinh có tinh thần tự quản khá tốt, độ tuổi tương đương không chênh lệch xa. - Nhiều học sinh có năng lực quản lí lớp, có tinh thần học hỏi cầu tiến, quan tâm đến tình hình thi đua của lớp. - Lớp có tinh thần đoàn kết tốt. - Được sự quan tâm, hỗ trợ tốt của Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên. 2. Khó khăn:
  4. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, vẫn còn tồn tại những khó khăn đó là một số học sinh vẫn chưa tự quản tốt mặc dù giáo viên chủ nhiệm có quan tâm. Các trường hợp lớp chưa tự quản tốt: - Sinh hoạt 10 phút đầu giờ: các em học sinh thường không biết tự ý thức truy bài lẫn nhau thậm chí còn gây ồn ào hoặc trốn ra ngoài ăn quà vặt trong thời gian sinh hoạt 10 phút đầu giờ, - Tiết trống: ban cán sự lớp chưa tổ chức tốt công tác tự quản, ban cán sự bộ môn chưa làm tốt việc hướng dẫn các thành viên của lớp soạn giải bài tập - Lao động: Phó lao động chưa biết cách tổ chức, phân công mang dụng cụ, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong lớp. Vì vậy dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh phải làm nhiều việc, có nhiều học sinh trốn việc đi chơi, - Sinh hoạt lớp: ban cán sự lớp, cán sự bộ môn chưa biết tổ chức tốt một tiết sinh hoạt lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BAN CÁN SỰ TỰ QUẢN LỚP: Từ một số trường hợp lớp chưa thực hiện tốt công tác tự quản nêu trên, giáo viên chủ nhiệm cần có các biện pháp cụ thể sau nhằm giúp lớp xây dựng tốt đội ngũ Ban cán sự tự quản: 1. Tổ chức lớp, xây dựng được đội ngũ Ban cán sự lớp, cán sự bộ môn, tổ trưởng các tổ thực sự có uy tín, nhiệt tình, có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao: Lựa chọn một đội ngũ Ban cán sự lớp, cán sự bộ môn đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể. Có hai cách hình thành: - Giáo viên chủ nhiệm tự lựa chọn trên cơ sở tìm hiểu học sinh. - Tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra trên cơ sở bỏ phiếu kín. Nhưng tốt nhất cần định hướng cho tập thể lựa chọn, biến ý định của mình thành quyết định dân chủ của tập thể học sinh bằng việc xác định tiêu chuẩn lựa chọn. Giáo viên chủ nhiệm cần phân chia lớp thành bốn tổ và mỗi tổ bầu ra tổ trưởng, tổ phó để quản lí tổ, trong đó mỗi tổ đều có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu đều nhau. Hơn nữa, lớp cũng cần bầu ra một phó trật tự, một phó lao động chịu trách nhiệm khâu giữ trật tự và lao động, vệ sinh của lớp. Lớp trưởng giữ vai trò quan trọng trong việc quản lí lớp học. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần lựa chọn cẩn thận. Lớp trưởng phải có học lực khá trở lên, phải được lớp nể trọng bầu chọn, phải nhiệt tình, có tinh thần, trách
  5. nhiệm cao, Lớp phó học tập phải có học lực khá giỏi và nhiệt tình, năng nổ luôn giúp đỡ các bạn, Ban cán sự bộ môn: lựa chọn mỗi môn một hoặc hai học sinh có học lực khá giỏi đảm nhận hướng dẫn lớp soạn bài, giải các bài tập 2. Tổ chức lớp thành một chi đoàn vững mạnh, sinh hoạt đoàn thể tốt: Để lớp trở thành một chi đoàn thật sự vững mạnh, sinh hoạt đoàn thể tốt đạt hiệu quả, lớp cần bầu chọn một đoàn viên thật mạnh dạn, nhiệt tình, năng nổ, học lực từ khá trở lên, luôn luôn tích cực với các phong trào do đoàn trường phát động, thực hiện nghiêm túc những nội quy, những quy định của trường lớp làm Bí thư chi đoàn lớp. 3. Phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên: Giáo viên chủ nhiệm cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban cán sự lớp. Yêu cầu học sinh ghi nhiệm vụ của mình vào sổ tay để ghi nhớ và thực hiện. Cho cán bộ lớp thảo luận, bàn biện pháp thực hiện, định hướng công việc cho từng cán bộ lớp. - Lớp trưởng: Cần nắm rõ tình hình chung của lớp về học tập, đạo dức, nề nếp tác phong để báo cáo trong giờ sinh hoạt hàng tuần. Lớp trưởng phải có sổ theo dõi tình hình học tập và nề nếp của lớp, có thể xây dựng theo mẫu sau: Tuần Ngày Thứ Đi Không phù Nghỉ có Nghỉ Không Không Bỏ Điểm Vi trễ hiệu, bảng phép không thuộc làm bài tiết tốt phạm tên phép bài khác - Bí thư chi đoàn: Cần quan tâm đến các phong trào thi đua do đoàn trường phát động; chú ý, nhắc nhở, đôn đốc các thành viên trong lớp hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định; có ý kiến đề cử thêm những học sinh tiến bộ, có phẩm chất đạo đức tốt phát triển đoàn, cần có sổ ghi chép và theo dõi hoạt động của chi đoàn lớp. - Lớp phó học tập: Quan tâm theo dõi việc học của lớp, những khó khăn trong học tập, tinh thần học tập, phát biểu của lớp.