Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý

doc 40 trang sangkien 13342
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_trong_cong_tac_boi_duong_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý

  1. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa Lý LỜI NÓI ĐẦU Chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng HSG cũng như người trồng hoa. Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu. Nhưng đâu phải khi nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ. Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiết trời, một sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây không trổ bông. Có đồng nghiệp nói với tôi rằng, Học sinh giỏi chỉ là “thiên bẩm”. Là người trực tiếp giảng dạy đã nhiều năm ở phổ thông, với tôi không nghĩ như vậy. Năng khiếu và tri thức văn hóa nói chung phải được bồi đắp theo năm tháng, gắn liền với sự nhạy bén của tố chất cá nhân. Người thầy phải là “chất xúc tác” trong quá trình biến đổi chất, người quản lí là nguồn động lực tiếp sức định hướng cho cả thầy và trò. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi CNH-HĐH và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người, phát triển cả về số lượng và chất lượng,trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết bắt đầu từ mục tiêu đào tạo của nghành là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện: có phẩm chất năng lực, có tri thức và kỹ năng, có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập sáng tạo. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên những người làm công tác giáo dục ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng cơ bản, thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn cũng rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Xong để có được sản phẩm học sinh giỏi ở các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, người giáo viên phải dày công nghiên cứu, trang bị cho học sinh về phương pháp học tập, về kiến thức kỹ năng tốt nhất phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng địa phương. Môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích,nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là hết sức khó khăn.Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không mấy hứng thú khi được chọn môn GV:Dương Thị Dung Trang 1 Trường THCS Phan Bội Châu
  2. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa Lý Địa lí để dự thi. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh học sinh cho rằng đây là môn phụ nên ít khi được quan tâm, hoặc khí thấy con em mình đầu tư vào môn Địa lí cũng lấy làm khó chịu và thậm chí tỏ thái độ không đồng tình. Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn gấp bội, đòi hỏi cả Thầy và Trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao.Học sinh giỏi môn Địa lí không giống như học sinh giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi môn Địa lí lại càng không phải là giỏi thuộc các bài Địa lí là được mà các em phải có kiến thức các bộ môn khoa học tự nhiên như; Toán, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các môn học này. Đặc biệt là bộ môn Toán học . Đối với học môn Địa Lí số học sinh tham gia thi hầu hết là các học sinh có năng lực học tập chưa cao như các môn khác hoặc các em bị loại từ các đội tuyển khác, độ thông minh thấp , thậm chí ý thức học tập chưa cao, kỹ năng tính toán yếu. Trong năm đầu tiên (2005-2006) bồi dưỡng học sinh giỏi do chưa có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nên kết quả đạt được không cao . Nhưng vào những năm sau với sự tin tưởng của BGH nhà trường tôi vẩn được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý Trường THCS Phan Bội Châu và tôi đã đã đạt được những kết quả đáng tự hào so với các trường trong huyện và các trường huyện khác và xem đây là bộ môn truyền thống, là bộ môn thế mạnh của nhà trường . Do vậy bằng những kinh nghiệm của bản thân mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý tôi mạnh dạn đưa hết những kinh nghiệm của bản thân mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để các bạn đồng nghiệp tham khảo đồng thời qua sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi cũng muốn được sự đóng góp hơn nữa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để bản thân tôi nói riêng và trường của tôi nói chung sẽ có những thành tích cao hơn nữa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý GV:Dương Thị Dung Trang 2 Trường THCS Phan Bội Châu
  3. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa Lý I/ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài: 1.1Cơ sở lý luận : Ở nước ta Việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước vì như Thân Nhân Trung đã nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên nguyên khí suy thế nước xuống ” Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định" Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển" điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ương. Nghị quyết TW VIII " phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Nghị quyết TW IV " Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Mục tiêu đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người năng động sáng tạo". “Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn” Trích kết luận của hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 9. Ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên Thế giới, vấn đề dạy học và chất lượng dạy học nói chung, dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Như vậy với kết luận “Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mủi nhọn” Trích kết luận của hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương Đảng khóa 9. Thì giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước ,là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng ,toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng . Hiện nay cùng với các nhà trường thuộc các cấp học bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà còn quan tâm đúng mức đến chất GV:Dương Thị Dung Trang 3 Trường THCS Phan Bội Châu
  4. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa Lý lượng giáo dục mũi nhọn. Đó là công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lí Môn Địa lí có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về Tự nhiên – Kinh tế – Xã hội và những kỹ năng kỹ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống , đặc biệt là kỹ năng về bản đồ mà không một môn học nào đề cập tới. Và còn có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành những con người có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ, có văn hoá, có hiểu biết kỹ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Địa lý nói riêng và các môn học khác nói chung .Với mục tiêu giáo dục: Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài hàng năm trường THCS Phan Bội Châu nói riêng và tất cả các trường trên cả nước nói chung để đáp ứng mục tiêu giáo dục dưới sự chỉ đạo của Đảng trong công tác giáo dục, phòng giáo dục huyện Krông Buk, trường THCS Phan Bội Châu luôn luôn đón đầu những kế hoạch để vạch ra những kể hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi như: Đối với phòng giáo dục : Đào tạo học sinh mũi nhọn luôn là mục tiêu phấn đấu của phòng giáo dục được đưa ra hàng năm trong phương hướng nhiệm vụ của phòng để đạt được điều đó hàng năm Phòng giáo dục đã triển khai tới tất cả các trường trong huyện qua các công văn . Phòng giáo dục hàng năm thường xuyên thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo dục của tất cả các trường để thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục nhằm tạo ra nền tảng cho việc lựa chọn học sinh giỏi bộ môn. GV:Dương Thị Dung Trang 4 Trường THCS Phan Bội Châu
  5. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa Lý Cứ 3 năm một lần trường tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, chọn ra những giáo viên dạy tốt tham gia dự thi giáo viên dạy gỏi cấp Tỉnh để từ đó Phòng giáo dục lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, phương pháp giảng dạy tốt và có nhiều kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh. Đối với trường THCS Phan Bội Châu. Đào tạo học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng luôn được BGH nhà trường quan tâm và điều này được thể hiện rõ trong các nghị quyết của đại hội CNVC hàng năm, qua các chỉ tiêu phấn đấu được đưa ra trong phương hướng nhiệm vụ của nhà trường. Nhà trường khuyến khích giáo viên có nhiều sáng kiến trong công tác chuyên môn, trong việc đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên học hỏi trao đổi lẩn nhau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đây là một nền tảng cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường luôn chủ động, đón đầu các kế hoạch trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi tránh gây sức ép quá lớn cho thầy và trò. Nhà trường luôn chú trọng những chương trình tập huấn cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi qua các chuyên đề để giáo viên có sự trao đổi lẩn nhau đặc biệt là trong các tham luận Đại hội công nhân viên chức. Nhà trường chọn ra đội ngũ giáo viên ưu tú nhất để tham gia giảng dạy bồi dưỡng cho các em . Nhà trường mua những đầu sách nâng cao và các trang thiết bị để đầu tư cho công tác bồi dưỡng và động viên khuyến khích bằng việc khen thưởng, động viên kịp thời, ghi danh thầy cô giáo và học sinh đạt nhiều thành tích. Song trên thực tế ở bậc học phổ thông từ trước tới nay quan niệm vẫn cho rằng bộ môn Địa lí là môn học phụ. Một phần do thiếu giáo viên dạy Địa lí nên ở nhiều trường hiện phân công giáo viên dạy bộ môn khoa học xã hội sang dạy chéo ban, nên chất lượng giảng dạy thấp. Giáo viên lên lớp chủ yếu đọc cho học sinh chép bài vì vậy hầu hết học sinh đều không thích học và không có hứng thú học, khi học lại chủ yếu là học vẹt để đối phó với giáo viên khi kiểm tra. Hàng GV:Dương Thị Dung Trang 5 Trường THCS Phan Bội Châu