Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động thư viện tại trường Tiểu học Tình Cương

doc 10 trang sangkien 10520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động thư viện tại trường Tiểu học Tình Cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_thu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động thư viện tại trường Tiểu học Tình Cương

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Thư viện trường học là một công tác quan trọng của ngành giáo dục. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học và quá trình nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông tuỳ thuộc nhiều vào công tác thư viện trường học bởi vì thư viện nhà trường là nơi bổ sung, cung cấp những tư liệu cần thiết cho giáo viên và học sinh. Đối với học sinh, nếu làm tốt công tác thư viện trường học sẽ tạo ra một môi trường giáo dục vô cùng thuận lợi để từ đó các em có thể tự mình khám phá ra bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách và rèn luyện cho mình phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo. Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt động của thư viện ở nhà trường là một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu, trở thành một nhiệm vụ quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. Thư viện trường học hỗ trợ và tăng cường các mục tiêu giáo dục như đã được phác thảo trong nhiệm vụ của trường học và chương trình giảng dạy. Phát triển và duy trì ở trẻ em thói quen và hứng thú trong việc đọc, nghiên cứu và thói quen đến thư viện trong suốt cuộc đời của trẻ. Tạo cơ hội để người đọc có kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để có kiến thức, hiểu bài, làm giàu trí tưởng tượng và thư giãn. Giúp học sinh tiếp cận với các nguồn thông tin địa phương, khu vực, quốc gia, toàn cầu và tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với các ý tưởng, kinh nghiệm và quan điểm đa dạng. Tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén và hiểu biết về văn hóa, xã hội. . Thư viện trường Tiểu học Tình Cương đã tổ chức các "câu lạc bộ học tập" như thế nào, hiệu quả ra sao? Tôi xin giới thiệu một kinh nghiệm nhỏ trong quá trình tổ chức các hoạt động thư viện của bản thân tại trường tiểu học Tình Cương mà tôi thấy đạt hiệu quả thiết thực và lôi cuốn được nhiều học sinh cũng như giáo viên tham gia. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức. Thư viện luôn đồng hành cùng con người với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển của khoa học, bảo tồn và phát huy văn hóa. Đối với xã hội học tập ngày nay, tầm quan trọng của thư viện chưa hề bị giảm đi. Với sự trỗi dậy mạnh mẽ
  2. của công nghệ thông tin và truyền thông, thư viện vẫn không mất đi những giá trị nhân văn của mình, chỉ là thay đổi vai trò để thích ứng. Rõ ràng rằng lịch sử văn bản từ lâu đã có câu trả lời, từ khi sách còn ở dạng thô sơ nhất cho đến ngày nay là những phiên bản tinh vi. Nên chăng giờ đây chúng ta hãy nhìn vào những bài học kinh nghiệm mà một số nước đã trải qua. Nhìn ra các nước với nền giáo dục tiến bộ, thư viện chưa bao giờ tách biệt với dạy và học. Sự phát triển của giáo dục luôn song hành cùng sự phát triển của ngành thông tin - thư viện . Nhận thức về tầm quan trọng của tri thức, họ đã không “bỏ rơi” thư viện trong chiến lược phát triển giáo dục của mình. Như vậy, có thể đúc kết rằng, nhận thức đều có tác động rất to lớn đến sự nghiệp phát triển của thư viện. II. Thực trạng của vấn đề. Trường TH Tình Cương đóng trên địa bàn xã Tình Cương, một xã miền núi của huyện Cẩm Khê. Trong những năm gần đây nhà trường đã có cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ cho hoạt động dạy và học. Thư viện nhà trường có đủ sách, báo, tài liệu phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên, học sinh. Năm 2011 thư viện nhà trường đạt Thư viện Xuất sắc. Dưới sự chỉ đạo của BGH, thư viện trường tiểu học Tình Cương đã thực hiện nhiều biện pháp để sách đến với tay bạn đọc, gần hơn với bạn đọc; tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn nhằm lôi cuốn người đọc, có tác dụng thiết thực hơn trong công tác rèn luyện và giáo dục học sinh như: Biên soạn thư mục; điểm báo hàng tuần, điểm sách hàng tháng; đọc sách hàng ngày, giới thiệu sách theo chuyên đề; đọc và làm theo sách báo; sáng tác sách báo và đặc biệt là tổ chức các hình thức thi tìm hiểu sách; "câu lạc bộ học tập" nhằm thoả mãn nhu cầu đọc sách của học sinh trong điều kiện sách báo nhiều, đồng thời định hướng cho các em cách đọc sách, sử dụng tư liệu đúng mục đích, có hiệu quả và làm theo sách. Tuy nhiên học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi vẫn còn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số ít học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách báo Học sinh chưa có phương pháp, chưa hứng thú đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách. Một bộ phận học sinh chưa rèn được thói quen đọc sách, báo hoặc còn thờ ơ với sách báo; còn lúng túng trong việc tìm sách, còn ngại đến với thư viện và đọc sách còn chưa hiệu quả.
  3. Từ thực trạng đọc sách như trên, việc có những hoạt động tích cực gây hứng thú cho các em là điều rất cần thiết. Chính vì vậy tôi chọn giới thiệu một mô hình "câu lạc bộ học tập" mà bản thân tôi đã thực hiện trong rất nhiều các hoạt động nhằm lôi cuốn được người đọc đến với thư viện, đến với sách. III. Các biện pháp tiến hành. 1. "Câu lạc bộ học tập" là gì? "Câu lạc bộ học tập" là một trong những biểu hiện cụ thể của hình thức thi vui đọc sách, một hình thức sinh hoạt văn hoá có tính cộng đồng, rất phù hợp với những buổi giáo dục tập thể và quan hệ chặt chẽ với các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh; có tác dụng hệ thống hoá, củng cố kiến thức, rèn trí nhớ và khả năng diễn đạt cho học sinh. Mục đích chính là để nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh trong nhà trường. 2. Hình thức thể hiện của "Câu lạc bộ học tập" Hình thức câu lạc bộ học tập được thể hiện ở hai hình thức cơ bản sau: "Câu lạc bộ học tập" theo chủ đề. Đây là hình thức tổ chức mỗi tháng một lần. Nội dung các câu lạc bộ học tập này tập trung vào một vấn đề nổi bật, là trọng tâm hoạt động chủ điểm của từng tháng. VD: - Tháng 10 về truyền thống phụ nữ Việt Nam. - Tháng 11 về truyền thống tôn sư trọng đạo. - Tháng 12 về truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam "Câu lạc bộ học tập" bộ môn. Đây là hình thức tổ chức hàng tuần (2tuần/lần), nội dung tập trung giải quyết những vấn đề đặt ra ở từng môn học cụ thể hay từng mảng hiểu biết tự nhiên xã hội cụ thể phù hợp với kiến thức cửa từng khối lớp và thời gian học tập chính khoá từng tháng, từng kỳ. Câu lạc bộ học tập do BGH nhà trường trực tiếp chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian tiến hành . Người tổ chức là cán bộ phụ trách thư viện. Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, chi đoàn thanh niên và cán sự lớp phụ trách học tập cùng phối hợp thực hiện. 3. Tổ chức "Câu lạc bộ học tâp" như thế nào? 3.1. Công tác chuẩn bị. Công bố thể lệ, nội dung, mục đích ý nghĩa của "câu lạc bộ học tập": Việc này được tiến hành ở đầu tháng hoặc từ cuối tháng trước và có thể trình bày miệng hoặc trên bảng tin, cán bộ thư viện thống nhất với tổng phụ trách đội để
  4. thực hiện. Nếu là hình thức "câu lạc bộ học tập bộ môn" thì phần này sẽ thông báo ở đầu tuần trước đến đầu tuần học sau mới cho thực hiện. đây là công việc có tầm quan trọng đặc biệt vì nó tạo ra cho người tham gia chương trình có thời gian để tìm tài liệu, ghi chép suy nghĩ thấu đáo về cuộc thi, để đến khi có câu hỏi cụ thể nêu ra là có phương án trả lời chính xác theo yêu cầu của BGK. Chuẩn bị tư liệu: Đây là công việc của cán bộ thư viện và các GV bộ môn, thậm chí cả GV chủ nhiệm và hàng ngũ cán sự lớp. Học sinh sẽ tìm đến thư viện để tìm tài liệu, ngoài nhu cầu đọc sách thường ngày, các em con có nhu cầu đọc để phục vụ cho việc tham gia câu lạc bộ như đã thông báo. Hướng dẫn tìm sách, báo, hướng dẫn cách đọc, cách ghi chép, tích luỹ kiến thức để trước mắt phục vụ cho cuộc thi, sau là để làm giầu cho vốn tri thức của mình. Đó là việc cần làm của cán bộ thư viện, của các thầy cô giái đối với các em. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án sử dụng trong cuộc thi: Việc này thực hiện nhờ sự phối kết hợp giữa cán bộ thư viện với tổng phụ trách đội, GV bộ môn, GV chủ nhiệm lớp. Ở đây có sự phân công theo lớp trực tuần hoặc theo từng môn học để không bị chồng chéo các ý kiến hoặc nhiều câu hỏi quá mà thời lượng giành cho cuộc thi có giới hạn. Chuẩn bị các điều kiện khác cần thiết phục vụ cho cuộc thi: * Thời gian: Thời gian tổ chức "câu lạc bộ học tập" thường được nhà trường bố trí vào 2/3 hoặc 3/4 giờ chào cờ đầu tuần. * Bàn ghế, bục nói cho người điều khiển chương trình, cho ban giám khảo, cho giáo viên như thường lệ, tăng âm loa đài lọ hoa, khăn trải bàn, bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm, đồng hồ theo dõi thời gian phần việc này thường do lớp trực tuần, chi đoàn đảm nhận. * Các tiết mục văn nghệ minh hoạ cho chương trình: Phần này do các lớp cử những học sinh có năng khiếu ca nhạc tập luyện để trình bày theo sự điều khiển của chương trình. * Phiếu ghi yêu cầu phần quà của chương trình hoặc có thể có loại phiếu ghi câu hỏi của chương trình ghim trên cành thông có trang trí nhẹ nhàng, đẹp mắt (nếu chương trình không cần phải tuân theo trình tự nào cả) * Một số quyển vở học sinh hay những chiếc bút bi phần này nhà trường trích từ quỹ thư viện để mua. 3.2. Cách thực hiện. Người điều khiển chương trình: Có thể là cán bộ thư viện hoặc học sinh lớp trực tuần tuỳ theo hình thức câu lạc bộ học tập chủ điểm hay bộ môn.
  5. Ban giám khảo: Là thành viên của tổ thư viện như đã nêu trên, chỉ bố trí gọn nhẹ 1-2 người. Biên bản cuộc thi được ghi ở sổ ghi biên bản họp tổ thư viện có kẻ bảng rõ ràng trong việc ghi điểm, đánh giá xếp loại lớp và có chữ ký của các thành viên trong ban giám khảo. * Tiến trình một cuộc thi: Sau đây là một ví dụ cụ thể "câu lạc bộ học tập" tháng 12 hướng về kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân - phân môn Lịch sử lớp 4-5 (người điều khiển chương trình: cán bộ thư viện) Lời dẫn chương trình: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ điểm "câu lạc bộ học tập" tháng 12 hướng về kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân - phân môn Lịch sử lớp 4-5. Giới thiệu đại biểu, thành phần. Giới thiệu chung về chương trình: thể lệ, hình thức, cách đánh giá Nội dung câu hỏi và đáp án trả lời: + Câu hỏi 1: Tên gọi đầu tiên của nước ta là gì? Tên gọi ấy gắn với thời kỳ lịch sử nào? Kể tên một số truyền thuyết mà em biết ở thời kỳ đó? Đáp án: Tên gọi đầu tiên của nước ta là Văn Lang, gắn với thời đại Hùng Vương (2879 đến 258 trước công nguyên). Một số truyền thuyết thời kỳ này là: Con Rồng cháu Tiên; Phù Đổng Thiên Vương; Sơn Tinh Thuỷ Tinh + Câu hỏi 2: Hãy kể tên một số triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam từ thời kỳ Ngô Quyền? Đáp án: Nhà Ngô (năm 938); Nhà Lý (1010 - 1224); Nhà Trần (1225 - 1400); Nhà Hồ (1400- 1407); Nhà Lê (1427-1789); Nhà Nguyễn. + Câu hỏi 3: Em biết gì về nhân vật Ngô Quyền? Đáp án: Ngô Quyền quê ở Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội ngày nay. Ông đã tập hợp lực lượng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, ông lên ngôi vua năm 939 lấy hiệu là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa . + Câu hỏi 4: Em hãy kể tên một số anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược? Đáp án: Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Kơ-pa Kơ-lơng, Hồ Văn Miên + Câu hỏi 5: Em hãy kể tên một số Di tích lịch sử ở Tỉnh Phú Thọ, huyện Cẩm Khê mà em biết? Giới thiệu sơ lược về một di tích đó.