Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm soạn giáo án điện tử và dạy trình chiếu ở Tiểu học

doc 28 trang sangkien 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm soạn giáo án điện tử và dạy trình chiếu ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_soan_giao_an_dien_tu_va_da.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm soạn giáo án điện tử và dạy trình chiếu ở Tiểu học

  1. Phßng gi¸o dôc yªn thµnh Tr­êng tiÓu häc mỸ thµnh === kinh nghiÖm So¹n ga§T vµ d¹y tr×nh chÕu ë tiÓu häc Họ và tên Nguyễn Đình Thư 2011 – 2012 1
  2. KINH NGHIỆM SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ DẠY TRÌNH CHIẾU Ở TIỂU HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khó khăn và thách thức. Chính vì thế việc đào tạo nguồn nhân lực về CNTT là rất quan trọng và cấp thiết. Trong quyết định số 81/2001/QD- TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai cuộc vận động "Năm học ứng dụng CNTT trong giảng dạy" ở tất cả các cấp trường từ đại học, cao đẳng cho đến THPT, THCS,TH và cả bậc học mầm non. Hơn bao giờ hết Giáo dục và Đào tạo cần phải đẩy mạnh nhanh chóng hội nhập, phát triển ứng dụng CNTT không chỉ để bắt kịp sự phát triển của thế giới mà còn có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong tiến trình hội nhập toàn cầu . Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của bộ giáo dục và của sở giáo dục và đào tạo, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy ba năm nay. Mặc dù giáo án điện tử chưa trở thành một cuộc cách mạng học đường, thế nhưng giờ học với giáo án điện tử đã tạo ra một không khí khác hẳn với giờ dạy truyền thống, cho dù phương tiện kĩ thuật chỉ hỗ trợ cho việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn , giáo viên phải biết phối hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn mà không làm mất đi, hoặc làm sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. Vì vậy tôi chọn đề tài : “Kinh nghiệm soạn giáo án điện tử và dạy trình chiếu ở Tiểu học” với mục đich tổng kết một vài kinh nghiêm nhỏ trong quá trình soạn giáo án điện tử hầu giúp cho bản thân củng cố lại những kiến thức của mình đồng thời giúp cho các đồng nghiệp có thêm những tham khảo nhỏ cho quá trình giảng dạy của mình. 2
  3. II. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Những thuận lợi và khó khăn khi soạn và dạy giáo án điện tử : a) Thuận lợi: Ở trường chúng tôi – trường Tiểu học Mỹ Thành – là một trường vùng nông thôn, từ năm 2009, trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã nhiều lần động viên thầy cô giáo trong trường tiếp cận dần với công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử và dạy trình chiếu. Đến năm 2010, như đã nói trên, nhà trường đã tổ chức một lớp học về giáo án điện tử cho thầy cô giáo trong trường học tập và làm quen với giáo án điện tử. Khóa học tuy chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, nhưng qua đó đa số thầy cô giáo trong trường cũng có cái nhìn tổng quan về việc soạn và dạy giáo án điện tử, nó không còn xa lạ với họ và bản thân họ cảm thấy tự tin lên rất nhiều. Đặc biệt, trong năm hoc 2010-2011 trường Tiểu học Mỹ Thành chúng tôi có 5 giáo viên thi GVDG cấp huyện và hơn 10 giáo viên dự thi GVDG cấp trường đều dùng GAĐT và đều thực hiện thành công; đưa tổng số hơn 50 tiết dạy trong năm học bằng GAĐT. Trong năm hoc 2011-2012 nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc đưa công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Hiện tại, ở trường chúng tôi đã có được 8 máy vi tính do trường mua sắm và 4 máy tính xách tay của cá nhân. Phòng máy vi tính được trang bị hệ thống Internet đầy đủ. Tuy máy vi tính chưa đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các lớp, nhưng chúng tôi vẫn tận dụng những điều kiện này để soạn và góp ý xây dựng các giáo án điện tử cho nhau. Trong trường chúng tôi có một số trang Web là thành viên của Violet như: trang Web của tôi Nguyễn Đình Thư (Violet//ndthu) ; trang Web của Nguyễn Văn Đỉnh( Violet//dthu2009) là một trong những thành viên tích cực của mạng giáo dục với nhiều bài giảng phong phú mà chúng tôi từng dạy và tạo lập. b) Khó khăn: • Đối với nhà trường: - Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong trường là rất lớn. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn được nghiên cứu, đánh giá và rút kinh nghiệm vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó. 3
  4. - Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa có sự phân biệt rõ ràng với các tiết dạy không ứng dụng công nghệ thông tin. - Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được các trường tiểu học thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu. • Đối với giáo viên: - Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học lý thuyết là một điều mà các giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhièu thời gian chuẩn bị mà đó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh. Để có một bài giảng hay giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn. - Thực ra muốn soạn một tiết dạy thật sự có hiệu quả thì người giáo phải có kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm Powerpoint. Tuy nhiên, số giáo viên chuyên sâu về kĩ thuật tin học ở mỗi trường còn rất ít, giáo viên chưa được tập huấn nhiều về thiết kế bài giảng giáo án điện tử nên gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, trường tôi vẫn còn nhiều giáo viên vẫn còn phải phổ cập về Tin học. - Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên còn hạn chế. Có thể thấy sự đam mê sáng tạo ứng dụng CNTT ở các giáo viên trẻ nhưng điều đó khó có thể thấy ở những giáo viên đã có tuổi thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong. - Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. - Để trình chiếu giáo án điện tử phụ thuộc rất nhiều về thiết bị điện tử và thiết bị nghe nhìn như: Điện; đĩa CD hay USB; âm thanh ( loa, miro ); máy tính kết nối mạng • Đối với học sinh: Một số HS chỉ tập trung trên màn hình chưa lắng nghe giáo viên giảng. Lâu nay HS đã quen được thầy cô giảng dạy dưới hình thức giảng – đọc – chép ( PP cổ truyền ) thì nay các em như được đi trên mây, trên gió. Nhiều em chưa kịp hiểu rõ chữ trên màn hình đang muốn nói điều gì thì nó đã biến mất. 4
  5. Sau một thời gian học hỏi, soạn và dạy bẳng giáo án điện tử, bản thân tôi thấy việc soạn một giáo án bình thường dạy ở lớp không còn là chuyện khó khăn như lúc ban đầu. Tuy nhiên, do đa số giáo viên trong ngành giáo dục tiểu học, nhất là các trường nông thôn như chúng tôi, sự hiểu biết còn hạn chế thì những điều này rất thiết thực và gần gũi. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số việc đã làm và đã đem lại những kết quả khả quan, mong một phần nào giúp được các giáo viên đang bước đầu làm quen với việc soạn, giảng bằng giáo án điện tử bằng Powerpoint. 2. Những cách thức soạn và dạy giáo án điện tử : a) GV cần chuẩn bị: - Ý tưởng bài giảng - Bố cục bài dạy, mục tiêu cần đạt (kiến thức, kỹ năng, bài tập) - Các kỹ năng cần chú trọng - Thông tin nào đã có, thông tin nào cần tìm? Ở đâu ? - Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet Sắp xếp bố cục giờ dạy cho hợp lý, không quá lạm dụng nhưng cũng phải đầy đủ, tận dụng được các thông tin đã thu thập được từ Internet. Sử dụng các công cụ, chương trình phần mềm (power point, photostory, photoshop, webpage, flasher, Violet ) để tạo dựng bài giảng phong phú. Bài giảng có sự đan xen hình ảnh, âm thanh hợp lý, liều lượng vừa phải, có những câu hỏi đòi hỏi sự sáng tạo. Phương pháp lấy người học làm trung tâm được sự hỗ trợ triệt để của bài giảng tích hợp CNTT sẽ thực sự có hiệu quả thông qua hình ảnh, câu hỏi, giảm tối đa các công đoạn viết; học trò tập trung vào hình ảnh và thực hành. Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những đoạn phim minh họa với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng của giáo viên có thể thu hút sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Ví dụ: - Tiết lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ có minh họa phim tư liệu về cuộc chiến với đạn pháo, bom rơi, âm thanh rền trời 5
  6. - Tiết địa lý về các ngành kinh tế công nghiệp, học sinh được xem hình ảnh sản xuất với những âm thanh rộn ràng, tất bật ở nhà máy, xí nghiệp. - Giờ học âm nhạc về đàn bầu, màn hình hiện ra cận cảnh cây đàn và người nghệ sĩ ngồi gảy nên những âm điệu thánh thót, du dương Với những hình ảnh, âm thanh sống động như thế, khỏi phải nói là các em hứng thú như thế nào. Không những thế, ngay cả giáo viên cũng được “nhàn” hơn trong việc truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên, để có được một tiết học 40 phút như vậy, người giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Thực tế cho thấy, để có sự đồng bộ về ứng dụng CNTT trong tất cả các trường nói chung và các cấp học, giáo viên nói riêng lại là vấn đề rất khó vì trình độ tin học của giáo viên thực sự chưa cao. Để chuẩn bị cho một bài giảng đạt mức chuẩn, giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng rồi mất đến hai ba ngày thiết kế mới hoàn thành, đó là chưa kể đến việc phải thiết kế hình ảnh cho thích hợp trong bài giảng. Ngoài kiến thức căn bản về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn. Về thực chất, giáo án điện tử là một giáo án có thêm các yếu tố điện tử như: - Bài thuyết trình Powerpoint với các lời giảng phụ theo. - Phần mềm biểu diễn hỗ trợ - Chuẩn bị cho giờ giảng điện tử. - Máy tính cần có ổ CD, loa, mic, màn chiếu, máy chiếu , - Các thao tác kĩ năng điện tử mà học sinh cần có. b) Các bước soạn một bài dạy bằng giáo án điện tử: Bước 1: Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp: Xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học. Gọi tên một vài loại bài thích hợp với giáo án điện tử cho tất cả các môn học là một điều khó. Tuy nhiên, theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định là nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không. Một là mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide 6