Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác Đội trong trường học

doc 23 trang sangkien 31/08/2022 8060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác Đội trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_cong_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác Đội trong trường học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRÀ ÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN HIỆP A ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐỘI TRONG TRƯỜNG HỌC NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN NGỌC HẠNH CHỨC VỤ: TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong quá trình giáo dục, bên cạnh việc học trên lớp các em còn có thời gian hoạt động vui chơi giải trí, giúp cho các em thoải mái hơn, học tập tốt hơn. Bên cạnh việc giải trí còn giúp cho các em hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức cho học sinh. Điều đó có nghĩa là không thể thiếu hoạt động Đội ở trường học. Công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức có tính chất tự quản, tự nguyện
  2. lấy hoạt động giao lưu làm phương tiện để rèn luyện tích cách, tình cảm, kĩ năng giao tiếp, phương pháp học tập, hiểu được nhiều về lịch sử dân tộc, về Đảng, Đoàn, về Bác Hồ, Nắm được nguồn gốc hình thành Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các anh hùng trẻ tuổi của dân tộc. Thông qua hoạt động Đội nhằm hình thành cho các em nhân cách con người xã hội chủ nghĩa. Từ những ý kiến đó, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã và đang phát triển trong nhà trường. Tuy nhiên, công tác Đội trong trường học hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, có Liên đội chỉ hoạt động cầm chừng, hoạt động cho có hình thức. Bên cạnh cũng có nhiều Liên đội hoạt động tích cực do đó thu hút các em tham gia, các cấp chính quyền và Hội phụ huynh học sinh ủng hộ nhiệt tình. Phong trào Đội có kết quả thu hút nhiều lực lượng tham gia góp phần không nhỏ vào mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Phải chăng những kết quả đạt được hay chưa đạt được trong công tác Đội ở trường học còn phụ thuộc vào nhiều lí do khác? Có phải do hoạt động Đội không phong phú, thiếu hấp dẫn, không đồng bộ, giáo viên Tổng phụ trách Đội chưa gần gũi các em? Từ những suy nghĩ trên, đứng trước nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi đào tạo một con người toàn diện. Tôi cảm thấy cần phải đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của Đội và các biện pháp phối hợp giữa Tổng phụ trách Đội với Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, rút ra những bài học thực tiễn để hạn chế những khuyết điểm trong công tác Đội ở trường học. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này. II/ Mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ lòng nhiệt huyết của bản thân để phục vụ tốt công tác Đội trong trường học. Đề tài “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác Đội trong trường học” nhằm làm sáng tỏ nội dung hoạt động của công tác Đội, biện pháp phối hợp giữa Tổng phụ trách Đội với Ban giám hiệu nhà trường và các Đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Trên cơ sở đó rút ra được những bài học kinh nghiệm về nhận thức, các cách tổ chức hoạt động trong trường học. III/ Phương pháp nghiên cứu: Đối chiếu kế hoạch hoạt động của nhà trường theo từng học kì, năm học, kế hoạch cụ thể từng tháng. Nghiên cứu hồ sơ sổ sách để làm rõ biện pháp phối hợp hoạt động của Hội đồng sư phạm với công tác Đội. Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Tìm hiểu quan điểm của Ban giám hiệu đối với hoạt động Đội, những biện pháp phối hợp, chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với hoạt động Đội.
  3. Đối với giáo viên phụ trách: Giúp giáo viên hiểu thêm vai trò công tác Đội ở trường học, hiểu được bầu không khí chung của nhà trường về công tác Đội là rất quan trọng và cần thiết. Đối với học sinh: Nhằm hiểu thêm ý thích của các em đối với hoạt động Đội và tác dụng của công tác Đội đối với việc học tập và rèn luyện đạo đức tác phong cho các em. PHẦN II: NỘI DUNG I/ Hệ thống lí luận hoạt động Đội trường học: 1/ Giáo dục không chỉ là dạy học: Quá trình giáo dục thực hiện chức năng chung trong việc hình thành nhân cách toàn diện và trao đổi học vấn, giáo dục tính tình, phát triển nhân cách. Mục tiêu chung của giáo dục là đào tạo ra con người toàn diện. Điều đó có nghĩa là hình thành và phát triển nhân cách học sinh phù hợp với nhu cầu của xã hội, cần tổ chức các hoạt động tương ứng để giúp các em đạt tới tri thức, thẩm mỹ, học tập có khoa học, có phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh không thể hình thành và phát triển đơn giản bằng những giờ lên lớp mà phải được hình thành và phát triển bằng cách kết hợp các loại hình hoạt động đa dạng, phong phú. Các loại hình này thể hiện ở hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, tham quan, Mọi hoạt động trên phải có ý nghĩa thiết thực và được phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục. Tất cả các loại hình hoạt động đều rất cần thiết, đó là nội dung hoạt động của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. 2/ Hoạt động Đội là những phương thức giáo dục chủ yếu: Tổ chức Đội ra đời và hoạt động gắn chặt vào việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Phương thức hoạt động Đội là sự bổ sung cần thiết, có hiệu quả cho phương thức giáo dục thông qua sự kết hợp giữa học và hành, vui chơi bổ sung kiến thức cho học tập. Phương thức hoạt động của Đội là sự bổ sung cần thiết cho phương thức hoạt động giảng dạy và giáo dục. 3/ Một số yêu cầu chủ yếu của hoạt động Đội: Tổ chức Đội đảm bảo yêu cầu thực tiễn của địa phương, phù hợp yêu cầu nhận thức, mục tiêu giáo dục cũng như tính tự quản, tự nguyện của học sinh. Hoạt động Đội được Đoàn thanh niên định hướng qua từng nội dung hoạt động cụ thể. II/ Thực trạng và phân tích thực trạng: 1/ Thực trạng: Qua nội dung và phương pháp thực hiện chương trình hoạt động Đội ở nhà trường trên cơ sở đối chiếu kế hoạch chỉ đạo của Hội đồng Đội huyện Trà Ôn, Liên đội đã đạt được những thành tích đáng kể trong năm qua:
  4. - Biện pháp thực hiện khá phong phú, phù hợp lứa tuổi, điều kiện thuận lợi của địa phương. - Có kế hoạch thực hiện rõ ràng, nêu rõ mục đích, yêu cầu. - Có sự kết hợp chặt chẽ giữa Tổng phụ trác Đội với Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. - Tham gia các hội thi đạt kết quả cao. 2/ Phân tích thực trạng: Trường đưa ra nhiều hình thức hoạt động, hoạt động thường xuyên, liên tục, hoạt động theo chủ điểm để nhằm giáo dục đạo đức , đảm bảo cho học sinh có thời gian tham gia sinh hoạt Đội, tham gia tốt các phong trào hoạt động ở trường, phong trào do Phòng giáo dục cũng như Hội đồng Đội cấp trên tổ chức. Hoạt động giáo dục đạo đức, nhà trường luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Thứ hai đầu tuần trong giờ chào cờ thường xuyên nhắc nhỡ các em thực hiện tốt lối sống văn minh, tham gia tốt phong trào từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, Cuối năm học có 100% Đội viên xếp loại hạnh kiểm Tốt, không có em nào xếp loại Khá hay Cần cố gắng. Hoạt động Đội: đây là hoạt động thường xuyên, Ban chỉ huy Liên – Chi đội sinh hoạt theo định kì, hướng dẫn các em nắm được các bài trống của Đội, thực hiện tốt các thao tác nghi thức Đội, thực hiện tốt kĩ năng sinh hoạt tập thể, Trường có xây dựng đủ các đội mẫu tham gia tốt các hội thi do Ngành tổ chức. Tham gia tốt các phong trào: Đây là hoạt động trọng tâm của nhà trường với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phong phú. Từng Chi đội xây dựng Chi đội mạnh, tham gia truy bài đầu giờ, tổ chức thi đua giữa các Chi đội (có sơ tổng kết hàng tuần, tháng). Tổ chức tốt phong trào kế hoạch nhỏ như: Nuôi heo đất, thu gom giấy vụn, lon bia, đồ nhựa, gây quĩ Đội thu hút các em tham gia. Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, giúp cho các em rèn luyện về thể chất cũng như tinh thần góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những nội dung hoạt động trên, bản thân tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao chất lượng công tác Đội trong trường học bản thân người Tổng phụ trách phải: - Bản thân người Tổng phụ trách phải biết yêu nghề, mến trẻ.
  5. - Phải có năng khiếu, nhiệt tình trong công tác và phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. - Nắm vững nội dung, chương trình công tác của Hội đồng Đội cấp trên, của Ngành giáo dục và tình hình thực tế của đơn vị mình công tác. - Tham mưu và phối hợp tốt với Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phụ trách lớp với các Đoàn thể trong và ngoài nhà trường. - Hiểu được ý thích của các em trong hoạt động Đội. - Tổ chức nhiều hoạt động mới lạ thu hút các em tham gia hoạt động và tham gia vào tổ chức Đội. Trên đây là một số kinh nghiệm về việc nâng cao hoạt động công tác Đội của bản thân rút ra được trong thời gian qua, rất mong được sự đóng góp của Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm nhà trường để cho công tác Đội ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Ý kiến của Hội đồng sư phạm nhà trường
  6. ĐỀ TÀI TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC ĐỘI TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2007 – 2008 I/ Phần mở đầu : Trong quá trình giáo dục, bên cạnh việc học trên lớp các em cần có thời gian hoạt động vui chơi giải trí, giúp cho các em thoải mái hơn, học tập tốt hơn. Bên cạnh việc giải trí còn giúp các em hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức cho học sinh. Điều đó có nghĩa là không thể thiếu hoạt động Đội trong trường Tiểu học. Công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức có tính chất tự quản, tự
  7. nguyện, lấy hoạt động giao lưu làm phương tiện rèn luyện tính cách, tình cảm, kĩ năng giao tiếp, phương pháp học tập, tìm hiểu nhiều về lịch sử dân tộc, nắm được nguồn gốc hình thành Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các anh hùng trẻ tuổi của dân tộc . II/ Những sáng kiến trong công tác Đội : Biện pháp phối hợp giữa TPT Đội với Ban giám hiệu và các đoàn thể khác . 1/ Nhận thức : Đội là một tổ chức của thiếu niên nhi đồng có tính chất và đặt thù riêng, có mục đích rõ ràng về truyền thống Cách mạng, truyền thống tôn sư trọng đạo và góp phần giáo dục các em thành con ngoan trò giỏi. Đội còn góp phần quản lí học sinh, củng cố nâng cao kỉ cương nền nếp trường học, đặc biệt là tạo không khí vui chơi sinh hoạt lành mạnh cho các em ham thích đến trường, thi đua học tốt. Đội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hoàn thiện nhân cách học sinh. Vì vậy hoạt động Đội có vai trò quan trọng trong nhà trường. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh còn là một đoàn thể quần chúng nhỏ tuổi trong và ngoài nhà trường. Ngay từ khi thành lập Đảng, Bác Hồ đã xác định được tầm quan trọng của tổ chức này. Điều đó chứng tỏ công tác Đội không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của nhà trường. Bản chất của con người là tổng hoá các mối quan hệ xã hội, muốn giáo dục học sinh trở thành con người mới, phát triển toàn diện, ngoài việc giáo dục trong các giờ học chính khoá, việc giáo dục thông qua các hoạt động Đội là rất cần thiết. Nếu làm tốt công tác này, học sinh sẽ tiếp thu tri thức trong sách vở và thực tế cuộc sống phong phú hơn. Từ những nhận thức trên, tôi rút ra được cách thức phối hợp với Ban giám hiệu và các đoàn thể trong công tác Đội như sau: 2/ Các mối quan hệ : a/ Mối quan hệ cộng tác với Ban giám hiệu nhà trường : - Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo, giúp đỡ Tổng phụ trách thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, Ban giám hiệu và Tổng phụ trách Đội còn thống nhất qui định làm việc với nhau. - Đầu năm học, Tổng phụ trách Đội dựa vào kế hoạch của Hội đồng đội Hội đồng Đội Huyện, dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường để soạn thảo kế hoạch hoạt động của Liên đội. Sau đó kế hoạch này sẽ được Ban giám hiệu duyệt, góp ý thống nhất đưa vào kế hoạch của trường. - Hàng tháng, Ban giám hiệu duyệt kế hoạch của Tổng phụ trách Đội và đưa vào kế hoạch tháng phổ biến cho cả trường. - Hàng tuần, Tổng phụ trách kết hợp với Ban giám hiệu đề ra kế hoạch và sinh hoạt vào thứ hai đầu tuần.