Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn 7 cho học sinh trung bình và yếu

doc 17 trang sangkien 05/09/2022 7920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn 7 cho học sinh trung bình và yếu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giang_day_mon_ngu_van_7_ch.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn 7 cho học sinh trung bình và yếu

  1. A- Đặt vấn đề: I/- Mở đầu: Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn là một trong những hình thức phương pháp giảng dạy mới phù hợp xu hướng phát triển của thời đại. Ngữ văn lớp 6, 7 được Bộ Giáo dục và Đào tạo thay sách được 2 năm. Trước tình hình chung người dạy môn Ngữ văn và học sinh khi tiếp cận phương pháp giảng dạy mới còn lúng túng trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương theo phương pháp tổng hợp: Tích hợp 3 phân môn Tập làm văn - Văn và Tiếng Việt. Chính vì vậy mà kết quả đem lại, chưa thực sự khả quan, chưa phù hợp xu hướng phát triển của xã hội. 1- Thực trạng: Qua việc tiếp nhận sáng tạo các tác phẩm văn chương của học sinh thì một trong vấn đề đặt ra cho chúng ta là đội ngũ giảng dạy nhìn góc độ chủ quan thì số ít giáo viên chưa thuần thục với phương pháp dạy mới còn mang tình khái quát chưa cụ thể và rõ ràng ở từng tiết bài và lượng kiến thức của mỗi tác phẩm và nhiều khi vận dụng hướng dẫn học sinh chưa đem lại kết quả cao đặc biệt trong chương trình thay sách của Bộ Giáo dục. Sự khác nhau giữa cách soạn sách phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn - Văn giữa sách cũ và sách mới khác xa nhau hoàn toàn cả về nội dung lượng kiến thức (kênh chữ và kênh hình). Sách mới viết theo hướng tích cực hoá học sinh, học sinh tự học, tự tìm tòi sáng tạo để đào sâu suy nghĩ để phù hợp với việc thay sách lấy học sinh làm trung tâm. Trước sự bùng nổ lượng thông tin, nhìn chung trong xu hướng mới phát triển chung của thời đại, yêu cầu người dạy và người học phải làm việc một cách tích cực khoa học, sáng tạo, phải chịu khó tìm tòi, khơi những thông tin trên kênh chữ và hình. 1
  2. Sau 2 năm dạy Ngữ văn 6, 7 theo đổi mới phương pháp dạy học việc dạy theo phương thức tích hợp giữa 3 phân môn Tập làm văn - Văn - Tiếng Việt. Dưới cái nhìn tổng thể số lượng học sinh học lực trung bình và yếu chưa biết cách tiếp cận tác phẩm văn học. Bởi điều kiện học tập phương pháp giảng dạy thiết bị còn thiếu và hạn chế. Đặc biệt học sinh ở những trường vùng xa trung tâm điều kiện quan tâm đến giáo dục của cha mẹ học sinh còn rất ít. Học sinh còn làm việc nhà quá nhiều chiếm 2/3 thời gian của chúng, học sinh chỉ được học 4 tiếng trên lớp. Đa số không chuẩn bị chu đáo, thời gian giành cho việc học rất ít. Song phương pháp mới đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị dành thời gian nhiều. Chúng rất ham chơi chưa xác định rõ vai trò của việc học là rất quan trọng. Đây chính là khó khăn bước đầu rất nan giải, là giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy tôi luôn trăn trở để làm sao có những phương pháp hướng dẫn tích cực nhất, lôi kéo học sinh say mê môn Ngữ văn và đặc biệt học sinh học lực trung bình yếu. 2- Kết quả: Qua việc khảo sát ở học kỳ II (2004-2005) tôi thấy số lượng học sinh khá giỏi ít mà trung bình và đặc biệt yếu chiếm 30%. Làm cách gì để xoá 30% yếu khi khảo sát môn Văn ở trường là một trong nhiệm vụ mà yêu cầu đặt ra của người dạy như tôi phải suy nghĩ. Năm học 2005-2006 tôi được chuyên môn phân dạy môn Văn 7, tôi đã mạo muội áp dụng phương pháp giảng dạy mới theo hướng tích cực và sáng tạo suy nghĩ của bản thân. Đã đem lại kết quả báo cáo ở học kỳ I, trong lớp mà trước kia môn Ngữ văn không nói là yếu thì học sinh khá giỏi đạt rất ít học là không có trong cả năm học. 3- Để công việc đạt hiệu quả: Tôi xin phép được đưa ra đề tài và một vài kinh nghiệm khi giảng dạy và tiếp cận môn "Ngữ văn 7 phương pháp tích hợp của 3 phân môn Tập làm văn - Văn - Tiếng Việt cho học sinh trung bình và yếu cụ thể qua tiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch". 2
  3. B- Giải quyết vấn đề: I/- Các giải pháp thực hiện: Một vài phương pháp để dạy tốt tiết Ngữ văn "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch cho học sinh lực học trung bình và yếu" Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong vấn đề dạy học và học môn Ngữ văn 7 đặc biệt bài các tiết dạy văn học cổ nước ngoài nhìn chung việc đưa tiết bài chương trình Ngữ văn 7 có nặng về kiến thức và hoàn toàn mới về thể loại văn học Việt Nam. Đặc biệt hơn học sinh có lực học trung bình và yếu sẽ là vấn đề không thể nói là khó của người dạy học sinh. Sau một thời gian đào sâu suy nghĩ, giáo viên cần chuẩn bị nội dung sau khi hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm: Tĩnh Dạ Tứ 1- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thân thế sự nghiệp văn chương: a) Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Lý Bạch: Ngoài kiến thức sách giáo khoa, giáo viên cần hiểu, nắm chắc hơn nữa về cuộc đời và sự nghiệp văn chương hoàn cảnh ra đời bài thơ "cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh". Lý Bạch là nhà thơ lãng mạng, thiên tài "Tính chất lãng mạn trong thơ Lý Bạch được thể hiện rõ rệt nhất ở hai khía cạnh say rượu và cầu tiên học đạo". Tại sao lại gọi ông là nhà thơ lãng mạn, trước tiên chúng ta cần dạy thuật ngữ "lãng mạn" là gì? cho học sinh hiểu. Lý bạch là người kế thừa tư tưởng Lão Trang về mặt nhận thức đối với quy luật tự nhiên. Ông không bằng lòng nhắm mắt đưa chân để cho con quay tạo xoay vầnm đến đâu. Ông luôn luôn vùng vẫy và để cướp lấy thời gian, ông khuyên con người luôn vui say cho thoả đáng, ông một nhà triết lý với đời, một tinh thần phản kháng hoặc một giọng mỉa đời kín đáo. - Bên cạnh đó những tác phẩm của ông mang tính hiện thực lúc bấy giờ. Ông sống vào khoảng thời đại Thịnh Đường, bên cạnh cái vẻ hưng thịnh của đời 3
  4. Đường thì vẫn còn tồn tại những cảnh đời đau thương ngang trái. Vua chúa hoang dâm vô đạo, qua lại tham tàn bạo lực, ức hiếp dân lành, bạc đãi nhân tài, hiệp sỹ. Lý Bạch là nhà thơ trẻ yêu nước có nhiều hoài bão lớn, gặp phải cảnh đời như vậy nên ông rất chán ghét, thường lấy rượu làm vui, thơ ông thoát ra một giọng u buồn, bất mãn khinh miệt công danh. Đứng trước cảnh đời giàu nghèo khác nhau Lý Bạch đã thay mặt cho tầng lớp trí thức tiến bộ tỏ ý khinh công danh và ghẻ lạnh với cuộc đời phú quý. Như vậy là sự thách thức đối với giai cấp thống trị. b) Hoàn cảnh sáng tác: Nhiều bài thơ ông sáng tác trong tâm trạng đấu tranh day dứt vì thơ ông chủ yếu là lãng mạn và hiện thực. Ông có 50 bài cổ phong, tiêu biểu là bài Trương Tiến Tửu, Mộng du Thiên Mu, Ngâm và Tây thượng Liên Sơn. Giáo sư: Nguyễn Khắc Phi đã nhận xét: "Đại bộ phận thươ Lý Bạch là thơ trữ tình. Qua đó có thể dựng lại hình ảnh, tâm tư của một tri thức có hoài bão, có tài năng sống trong điều kiện một chế độ chuyên chế". Qua đây ta thấy rõ Lý Bạch là nhà thơ vĩ đại, một trong hai ngôi sao chói lọi nhất trong thời Đường. ông đã kế thừa và phát huy truyền thống lãng mạn tốt đẹp của dân ca Trung Quốc và của các nhà thơ lớn đặc biệt là Khuất Nguyên. Trong thơ ông lý tưởng tự do, tinh thần phản kháng và tính cách anh hùng đều được phát triển cao độ. Ông được đời sau gọi là "nhà thơ tiên" không phải vì ông đã sống một cuộc đời lãng mạn mà thơ ông có chí khí ngang tàng, phong cách thanh tao có lúc siêu phàm thoát tục như Đỗ Phủ nói: "Hạ bút thì kinh mưa động gió Câu thơ thành thi quỷ khốc thần sầu" Có thể nói cuộc đời của Lý Bạch gắn liền xã hội đương thời lúc bấy giờ. Một tâm hồn lãng mạn thanh cao đã sản sinh nhiều tác phẩm nổi tiếng có giá trị hiện thực sâu sắc. Những tác phẩm của ông đã giành những đòn mạnh mẽ vào 4
  5. bộ mặt xã hội phòng kiến đương thời, sự gắn bó cuộc đời thơ cách mạng đã đem đến âm hưởng rất thú vị giữa cuộc đời đầy sóng gió. Các ý tưởng cách mạng của ông lúc bấy giờ là phản áh cuộc sống chân thực bức trang quê hương sống động. Thể hiện trong cuộc sống tình yêu của tác giả. trong tư tưởng nhân văn trong sáng đầy nhân hậu thanh tao. Được sáng tác nhiều bài trong tâm trạng đấu trang day dứt như vậy. Thơ ca Lý Bạch căn bản là lãng mạn nhưng đồng thời cũng có bao hàm nhiều yếu tố hiện thực. Ông kết hợp chủ nghĩa lãng mạn với chủ nghĩa hiện thực một cách tài tình sau Khuất Nguyên. Trong cách nói khoa trương và nhân cách hoá phóng đại của nhà thơ không thoát ly cơ sở hiện thực, lời tuy quá những tả mối sầu dằng dặc của con người dưới chế độ phong kiến. Ông là nhà thơ lãng mạn nhưng về mặt lý luận thơ ca, ông là người kế thừa chủ nghĩa "Phục cổ cách tân" của Trần Tứ Ngang đời sơ Đường. Ông cực lực phê phán chủ nghĩa hình thức và thơ ca uỷ mị của lực Triểu và đề cao văn học có nội dung lành mạnh của Khuất Nguyên, Tào Thục, Tạ Linh Vân, Tá Điểu, Dẫu Tín, Bảo Triều. Trong các bài thơ của ông có thiên nhiên và hoá cỏ cây, song vẫn mang âm hưởng ấm nồng lạnh cảm xúc nhân ái của con người, hoa lá nỗi niềm tâm sự luôn vươn tới sự thanh tao. Thơ Lý Bạch thể hiện đúng con người của ông, con người đó đáng thương hay đáng ghét, không phải đến bây giờ vấn đề mới được đặt ra. Trong bài thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ có viết: Người đời đều muốn giết Riêng ta luống thương tài Trong một bài thơ khác Đỗ Phủ có khuyên Lý Bạch nên cảnh giác đối với bọn quan ô lại: 5
  6. Sông sâu, sóng nước, không bờ Giữ mình chớ để sa cơ, thuông luồng Chính vì giai cấp thống trị ghét bỏ Lý Bạch cho nên nhân dân lao động rất mến ông đặt ra nhiều truyền thuyết tốt đẹp về đời sống của ông. Họ mời ông về nhà múa hát để tiễn ông. Ông được coi như bậc đàn anh Đỗ Phủ. Thơ Lý Bạch ai đương Phiêu nhiên tài tử, hiên ngang hơn người. ảnh hưởng thơ của ông đối với người đời thật là lớn - ở đời Tưởng, Pháp Têôphin Gochie - Bôđôlerơ. Trong thơ ca Việt Nam chúng ta, ảnh hưởng của Lý Bạch rất lớn. 2- Hướng dẫn cụ thể học sinh địc và tìm hiểu tác phẩm: a) Hướng dẫn học sinh thuộc văn bản cả chữ Hán - Việt: * Chữ Hán: Sáng tiền minh Nguyệt quang Nghi thị địa thương sương Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương * Dịch nghĩa: ánh trăng sáng đầu giường Ngỡ là sương mặt đất Ngẩng đầu ngắm trăng sáng Cúi đầu nhớ quê hương * Dịch thơ: Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ quê hương (Tương Như) 6
  7. Với đối tượng học sinh trung bình yếu việc tiếp cận tác phẩm văn chương là vô cùng khó khăn vì vậy giáo viên hướng dẫn học sinh đọc học những từ khó, từ Hán Việt sang Tiếng Việt. 1. Tĩnh Im lặng 11. Địa Đất 2. Dạ Đêm 12. Thượng Trên 3. Tứ ý tứ hoặc cảm nghĩ 13. Sương Sương 4. Sàng Giường 14. Cử Cất lên, nâng lên 5. Tiên Trước 15. Đầu Đầu 6. Minh Sáng 16. Vọng Trông xa 7. Nguyệt Trăng 17. Đê Cúi 8. Quang ánh sáng 18. Tư Lo nghĩ, nhớ 9. Nghi Ngờ 19. Cố Củ 10. Thị Là 20. Hương Làng Sau khi cho học sinh lập bảng ở nhà và học thuộc lòng các từ đã dịch ra tiếng Việt để thấy được sự khác nhau giữa phiên âm và bản dịch. Người dịch đôi khi để phù hợp cho ăn khớp hoặc cho nó vần, hoặc là tuỳ thuộc vào sự cảm nhận hiểu biết chữ Hán của người dịch dẫn đến sự sai lệch hoặc đôi khi là sự nhầm lẫn nào đó giáo viên đưa câu hỏi để học sinh trả lời tự tìm hiểu ở nhà. Câu 1: Hãy so sánh 21 từ trong bản phiên âm và bản dịch thơ có nét gì khác nhau. Học sinh phải tìm được sự khác nhau như sau: Phiên âm Thơ Đầu đề bài thơ là cảm nghĩ trong đêm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩch yên tĩnh Từ: Sàng Đầu Ngữ: ánh trăng rọi Ngữ: ánh trăng sáng Từ: Ngỡ Từ: Ngờ Từ: Thượng, là Từ: Trên, phủ Câu: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Câu: Nâng đầu lên trông trăng sáng 7