Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản môn Vật lí lớp 11 cơ bản

doc 18 trang honganh1 15/05/2023 4741
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản môn Vật lí lớp 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tu_lam_cac_thi_nghi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản môn Vật lí lớp 11 cơ bản

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HĨA SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HĨA GD & ĐT HƯỚNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “HƯỚNG DẪNSÁNG HỌC KIẾNSINH TỰ KINHLÀM CÁC NGHIỆM THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN MƠN VẬT LÍ LỚP 11 CƠ BẢN” VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MƠN VẬT LÍ Lĩnh vực/Mơn: Vật Lí TênLĩnh tác giả:vực/Mơn: Trần VậtThị Lí Hải GV Tên mơn: tác giả:Vật Trần Lí Thị Hải GV mơn: Vật Lí Đơn vị cơng tác: Trường THPT Hướng Hĩa Đơn vị cơng tác: Trường THPT Hướng Hĩa NĂM HỌC 2019-2020
  2. MỤC LỤC PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích của đề tài 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết 2 2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 2 PHẦN B: NỘI DUNG 3 I. Cơ sở lý luận khoa học 3 1.1. Khái niệm hứng thú - Hứng thú học tập mơn vật lý 3 1.2. Vai trị của hứng thú và hứng thú học tập 3 1.3. Tổng quan về thí nghiệm vật lý 4 1.3.1. Vai trị của thí nghiệm vật lý 4 1.3.2. Vai trị của thí nghiệm vật lý tự tạo trong quá trình dạy học 5 1.3.3. Hạn chế của thí nghiệm vật lý tự tạo 6 1.3.4. Các tiêu chuẩn của dụng cụ thí nghiệm vật lý tự tạo 6 II. Hướng dẫn học sinh làm các thí nghiệm đơn giản mơn vật lý 11 cơ bản 6 2.1. Bài 7. Dịng điện khơng đổi. Nguồn điện 6 2.2. Bài 10: Ghép các nguồn thành bộ 7 2.3. Bài 13. Dịng điện trong kim loại 9 2.4. Bài 14: Dịng điện trong chất điện phân 10 2.5. Bài 34: kính thiên văn 13 III. Kết quả thực hiện 14 IV. Kết luận – Kiến nghị 15 4.1. Kết luận 15 4.2. Kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo 16
  3. PHẦN A . PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài " Làm thế nào để kích thích hứng thú học tập của học sinh" Đĩ là sự trăn trở của những người làm giáo dục, đặc biệt là ở giáo dục THPT. Vì ở lứa tuổi đang trưởng thành này cĩ rất nhiều mối quan tâm khác thu hút các em hơn việc học tập. Trong thời đại cơng nghệ thơng tin phát triển như hiện nay thì sự thu hút của cơng nghệ số lớn hơn rất nhiều so với phấn trắng, bảng đen. Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho giáo viên trong giai đoạn hiện nay là cần quan tâm nhiều đến việc hình thành và bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh bằng phương pháp dạy học mới mẻ, phù hợp và thực sự cĩ hiệu quả. Vật lý là một mơn khoa học thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy và học tập mơn vật lý, thí nghiệm là một khâu cĩ vai trị rất quan trọng. Nĩ khơng chỉ làm tăng tính hấp dẫn của mơn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức lí thuyết đã học và rèn luyện kĩ năng thực nghiệm của học sinh, điều quan trọng hơn nữa là việc sử dụng thí nghiệm trực quan từng bước tạo cho học sinh một trực giác nhạy bén đối với các hiện tượng vật lí. Thí nghiệm vật lý gĩp phần tích cực hĩa hoạt động nhận thức của học sinh. Qua quá trình giảng dạy vật lí ở trường THPT Hướng Hĩa với chất lượng đầu vào khá thấp, tơi thường được phân dạy các lớp cơ bản cĩ nền tảng kiến thức khơng vững. Việc truyền thụ kiến thức vật lí cho học sinh là một điều hết sức khĩ khăn. Tơi nhận thấy rằng: với các tiết học cĩ sử dụng thí nghiệm biểu diễn, học sinh tỏ ra hứng thú và hiểu bài hơn. Các hiện tượng và quá trình Vật lý được đề cập trong sách giáo khoa Vật lý phổ thơng thường rất gần gũi với chúng ta và luơn xảy ra trong đời sống hàng ngày. Vì thế, để tái tạo lại hoặc để kiểm chứng lại chúng khơng địi hỏi cần cĩ những dụng cụ phức tạp, tinh vi. Với tất cả sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, tơi đã khơng ngừng tìm tịi học hỏi để làm và hướng dẫn học sinh tự làm các dụng cụ thí nghiệm qua các vật liệu đơn giản dễ kiếm 1
  4. Nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiêm tự làm, làm tăng hứng thú, tạo niềm vui khi thành cơng trong học sinh . Đồng thời kích thích tính tích cực, độc lập và phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập. Thơng qua các thí nghiệm tơi cịn hướng dẫn các em nên sử dụng các vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện với mơi trường như đèn Led, pin tự chế Với những lý do trên và từ kinh nghiệm trong thực tế tơi chọn đề tài: " Hướng dẫn học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản mơn Vật lý lớp 11 cơ bản" II. Mục đích của đề tài Khai thác và sử dụng các thí nghiệm biểu diễn, thực hành hướng dẫn học sinh chế tạo các dụng cụ và làm các thí nghiệm đơn giản nhằm kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng năng lực tự học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh gĩp phần nâng cao chất lượng học tập mơn vật lý của học sinh lớp 11. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Sách giáo khoa vật lý 11 cơ bản. - Học sinh khối 11. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm trong chương trình vật lí 11 THPT. IV. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết Nghiên cứu chiến lược giáo dục, Nghị quyết Trung Ương, các tạp chí chuyên ngành về dạy học và đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT. Nghiên cứu vai trị của thí nghiệm trong dạy và học mơn vật lý. Nghiên cứu kỹ sách giáo khoa vật lý 11 và các thiết bị thí nghiệm tối thiểu cĩ trong phịng thí nghiệm vật lý. Nghiên cứu về tâm lý học, giáo dục học và lý luận dạy học bộ mơn về vấn đề tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 2
  5. Nghiên cứu chế tạo các dụng cụ và thí nghiệm vật lý. Tiến hành giảng dạy thực tế trên lớp, quan sát, đánh giá hoạt động, kết quả học tập của học sinh trong các tiết dạy cĩ sử dụng thí nghiệm vật lý. PHẦN B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận khoa học 1.1. Khái niệm hứng thú - Hứng thú học tập mơn vật lý Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đĩ vừa cĩ ý nghĩa đối với cuộc sống vừa cĩ khả năng mang lại khối cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Hứng thú Học tập mơn vật lý: Là sự yêu thích, ham học, cĩ cảm giác phấn chấn khi tiếp xúc mơn học, phát triển tối đa trí tuệ, sức sáng tạo, tích cực tự nghiên cứu, tìm tịi dưới sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy. Là những thái độ cĩ tính chất tích cực của học sinh, làm cho kết quả dạy học cĩ chất lượng, khơng gây căng thẳng. 1.2. Vai trị của hứng thú và hứng thú học tập Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu, hứng thú là một trong những hệ thống động lực của nhân cách. Trong bất kỳ hoạt động nào, nếu cĩ hứng thú làm việc con người sẽ cĩ cảm giác dễ chịu , nĩ là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đĩ. Ngược lại nếu khơng cĩ hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ khơng đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi khơng cĩ hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ khơng cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Vì vậy việc tạo hứng thú là điều cực kỳ quan trọng, nĩ làm cho các em hăng say với nhiệm vụ học tập của mình. Đối với mơn vật lý, cĩ hứng thú các em sẽ cĩ tinh thần học bài, tìm thấy cái lý thú, cái hay trong mơn học, khơng cảm thấy khơ cứng, khĩ hiểu nữa. Từ đĩ tạo niềm tin say mê học tập, đồng thời nĩ làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn. 3
  6. 1.3. Tổng quan về thí nghiệm vật lý 1.3.1. Vai trị của thí nghiệm vật lý Thí nghiệm được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học từ khâu đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức, kĩ năng mới, củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Thí nghiệm gĩp phần vào việc phát triển tồn diện học sinh. Thơng qua tiến hành thí nghiệm, học sinh hiểu được bản chất của các hiện tượng, định luật, quá trình vật lý khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Thí nghiệm tạo mơi trường và cơ hội để học sinh quan sát và đưa ra những dự đốn, những ý tưởng mới, nhờ đĩ hoạt động nhận thức của HS sẽ được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển. Thí nghiệm là phương tiện gĩp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Thơng qua việc tiến hành thí nghiệm, học sinh cĩ cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, gĩp phần thiết thực vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. Thí nghiệm cịn là điều kiện để HS rèn luyện những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập, tính tị mị, ham hiểu biết của học sinh, làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức, khơi dậy ở các em sự nhu cầu khám phá những điều mới, những điều bí ẩn và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những thí nghiệm mới. Đĩ cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của họ được tích cực hơn. Thí nghiệm vật lý là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đĩ gĩp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh, phát huy vai trị cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong cơng việc của các em. Thí nghiệm vật lí gĩp phần làm đơn giản hố các hiện tượng và quá trình vật lí, tạo trực quan sinh động nhằm hỗ trợ cho tư duy trừu tượng, giúp cho học 4
  7. sinh tư duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trong tự nhiên xẩy ra vơ cùng phức tạp, cĩ mối quan hệ đan xen với nhau, do đĩ khơng thể cùng một lúc phân biệt những tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như khơng thể cùng một lúc phân biệt được ảnh hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Thí nghiệm vật lý gĩp phần làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên cứu của từng hiện tượng và quá trình, giúp học sinh dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp thu bài. 1.3.2. Vai trị của thí nghiệm tự tạo trong quá trình dạy học 1.3.2.1. Vai trị của thí nghiệm tự tạo đối với giáo viên Trợ giúp giáo viên cĩ đồ dùng dạy học để xây dựng các mơ hình dạy và học tích cực phù hợp với phương pháp đặc trưng của bộ mơn là phương pháp thực nghiệm Chủ động tìm và lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp, với thiết bị do giáo viên và học sinh tự làm khác phục được khĩ khăn về cơ sở vật chất, hạn chế việc học chay, dạy chay. Đa dạng hĩa việc tổ chức giờ học vật lí bằng các phương pháp khác nhau 1.3.2.2 Vai trị của thí nghiệm tự tạo đối với học sinh Cĩ khả năng rèn luyện cho học sinh tính tự lực, ham học, thích ứng với hồn cảnh, tính sáng tạo, khát vọng cải tạo thiên nhiên. Giúp học sinh giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Tăng cường mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành. Cĩ thể tạo ra tình huống cĩ vấn đề trong lớp học, thí nghiệm do học sinh tiến hành sẽ tạo cho học sinh cĩ cơ hội, tình huống phải suy nghĩ những vấn đề cần giải quyết. Kích thích hứng thú cho học sinh. Giúp học sinh thu thập xử lí thơng tin. Gĩp phần rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh Đặc biệt, do những ưu điểm nổi trội của thí nghiệm tự tạo nên giáo viên cĩ thể tổ chức cho hoc sinh tự tiến hành thí nghiệm qua đĩ các em được quan sát trực tiếp các hiện tượng và các quá trình Vật lí được đề cập trong bài. 5