Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

doc 10 trang sangkien 6980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochieu_pho_voi_viec_doi_moi_sinh_hoat_chuyen_mon_o_truong_tieu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học

  1. Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học === === = A.Đặt vấn đề I/ Cơ sở lí luận Mỗi một thày cô giáo đều hiểu được rằng sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường nhất là trong trường Tiểu học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng . Bởi tổ chuyên môn là một tổ chức quan trọng nhất đảm bảo chức năng dạy và học tốt nhất trong mỗi nhà trường Tiểu học .Khi đó tổ chuyên môn sẽ là cầu nối ,sẽ là một bộ phận thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đổi mới nội dung chương trình ,phương pháp dạy học của mỗi nhà trường trong mỗi giai đoạn nhất định . Vì thế sinh hoạt chuyên môn có ý nghĩa cực kì quan trọng nhằm giúp cho mỗi giáo viên ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học hoàn thành tốt nhiệm vụ ,kế hoạch mà mỗi nhà trường đã đặt ra . II/ Cơ sở thực tiễn Thực tiễn cho thấy hiện nay việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ chưa thực đi vào nền nếp , còn mang nặng tính hình thức .Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn còn theo lề lối cũ : Cùng nhau chép đầu bài của các môn học hoặc chép bài soạn của nhau hoặc chép bài soạn trong sách hướng dẫn , Đa số thời gian là dành cho việc trao đổi tâm tình cá nhân hoặc nói chuyện phiếm ,rất ít thời gian dành cho việc bàn chuyên môn . Thời điểm bàn bạc chuyên môn cao trào nhất chỉ khi phong phanh có kiểm tra hoặc khi hội giảng . Mỗi tổ sinh hoạt chuyên môn một buổi khác nhau nên rất ít khi có dịp cho giáo viên các tổ trao đổi thảo luận về chuyên môn .Đôi khi với ban giám hiệu do có thể bận việc không cùng trao đổi với giáo viên nên còn thả nổi để cho các tổ tự xoay xở về công tác này hoặc ít quan tâm đến các buổi sinh hoạt chuyên môn , công tác quản lí lỏng lẻo do đó chất lượng sinh hoạt chuyên môn chưa cao. === === = Bùi Thị Hồng - 1- Tiểu học Vũ Tiến
  2. Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học === === = III/ Phạm vi giới hạn đề tài : Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài : “Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học ” trong phạm vi với trường Tiểu học Vũ Tiến – thời gian một năm B. Giải quyết vấn đề I/ Những việc đã làm Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm then chốt có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy học ở bất kì thời điểm nào .Chính vì điều đó mà ngay đầu năm học tôi đã xây dựng một kế hoach chỉ đạo hoạt động sinh hoạt chuyên môn thật tỷ mỷ với sự nhất trí của ban giám hiệu đặc biệt là của đồng chí hiệu trưởng .Căn cứ vào tình hình thực tiễn và năng lực của giáo viên tôi tham mưu với hiệu trưởng trong việc sắp xếp chuyên môn của trong giáo viên sao cho phù hợp với năng lực của họ để giúp họ phát triển hết khả năng của mình trong hoạt động chủ lực này . Khi tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn tôi tổ chức cho họ thảo luận để thống nhất từng nội dung .Đồng thời cho các tổ khối đăng kí là gương điển hình trong công tác này .Trong cả quá trình các buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu phó trực tiếp tổ chức và tham gia hội thảo cùng với tổ .Việc sinh hoạt chuyên môn diễn ra hàng tuần trong sự kiểm tra đôn đốc của hiệu phó và có sự nhận xét về tinh thần ,thái độ ,ý thức làm việc của mỗi tổ viên được kịp thời chấn chỉnh ngay sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn . Cuối mỗi kì đều có động viên khen thưởng và đây là một trong các tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm của nhà trường .Để tiến hành các công việc đó tôi có một hệ thống các biện pháp sau . II/ Hệ thống các biện pháp : 1) Tuyên truyền trong cán bộ giáo viên –công nhân viên toàn trường : === === = Bùi Thị Hồng - 2- Tiểu học Vũ Tiến
  3. Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học === === = Tôi nhận thấy mục đích của sinh hoạt chuyên môn là để xây dựng mối quan hệ thân thiện giúp đỡ và học tập lẫn nhau giữa các giáo viên và nhân viên trong trường ,mặt khác nhà trường có mạnh hay không là phần lớn do phong trào chuyên môn mạnh ,đội ngũ những người thực thi có trình độ tay nghề chắc chắn ,do đó chúng tôi đã tạo ra một không khí thi đua sôi nổi giữa các tổ chuyên môn bằng các hình thức thi đua dạy tốt ,nâng cao chất lượng giờ học say mê trong công tác chuyên môn ngay từ đầu năm học .Qua những lần trao đổi trực tiếp hoặc qua các buổi họp hội đồng sư phạm tôi chú trọng đến việc giáo dục nâng cao ý thức tự giác của mọi người ,hướng cho hoạt động sinh hoạt chuyên môn đi vào ổn định có nền nếp ,giáo viên chuyên tâm với công tác chuyên môn , say sưa bàn luận về các vấn đề thiết kế bài học : từ nội dung đến phương pháp ,phương tiện và ngay cả việc thời gian cho từng hoạt động ,đồ dùng dạy học được đưa ra như thế nào cũng là vấn đề được thảo luận chu đáo .Khi thấy việc tuyên ttruyền của mình đã có hiệu quả tôi tiến hành bước 2. 2) Xây dựng các gương điển hình Trong buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tiên của năm học tôi đẫ tổ chức cho giáo viên thảo luận đi đến thống nhất nền nếp sinh hoạt chuyên môn ,thống nhất những nội dung cơ bản trọng tâm của trong buổi sinh hoạt chuyên môn .Sau khi đã thống nhất những nội dung chính tôi gợi ý để mỗi giáo viên tự đăng kí với tổ phấn đấu điển hình ở mức độ nào về trong hoạt động này và về bộ môn sẽ đi vào chuyên sâu xuyên suốt năm học .Trong toàn trường tôi giúp các tổ tự đăng kí là tổ điển hình tiên tiến trong sinh hoạt chuyên môn . ( Cả trường có 5 tổ trong đó tổ phấn đấu là tổ tiên tiến : 2, 3 và tổ 4 ; tổ xuất sắc : tổ 1 , 5 và tổ hành chính ) . Để === === = Bùi Thị Hồng - 3- Tiểu học Vũ Tiến
  4. Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học === === = các hoạt động chuyên môn diễn ra đều khắp tôi đã thống nhất lại việc thiết kế bài giảng trên lớp với từng bộ môn cũng như chỉ tiêu cho việc thiết kế này . ở mỗi bộ môn tôi cùng giáo viên trong tổ đọc kĩ mục tiêu cần đạt của tiết học cũng như căn cứ vào các đối tượng học sinh mỗi lớp để đưa ra nội dung và phương pháp dạy học phù hợp .Đây là một việc tương đối khó khăn bởi vậy mục tiêu này được giáo viên bàn khá kĩ càng do đó các giáo viên bàn luận nhiều .Đặc biệt với phần kiến thức khó giảng mỗi giáo viên giỏi của tổ lúc này đã phát huy hết năng lực sở trường của mình cùng với hiệu phó xây dựng và thống nhất phương pháp ,phương tiện dạy học để nội dung đó đến với học sinh được dễ dàng hơn và giáo viên cũng dễ dạy hơn tự tin , chủ động hơn trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh .Với mỗi tổ khối căn cứ vào tình hình ,năng lực giáo viên khi xây dựng kế hoạch tôi dự kiến tổ chức chuyên đề một đến hai môn trong một buổi học .( Khi thực hiện cũng có khi tôi cho giáo viên thảo luận xem môn nào hiện họ cảm thấy còn lúng túng về phương pháp thì bao giờ tôi cũng ưu tiên để môn học đó được tổ chức chuyên đề trước ) . Trước khi thực hiện khác với mọi năm tôi không cùng với người thực hiện chuyên đề thống nhất nội dung kiến thức cơ bản ,trọng tâm ,các phương pháp ,phương tiện dạy học ,cách thức tổ chức từng hoạt động cho học sinh , mà để người dạy tự nghiên cứu và thực hiện .Sau khi dự chuyên đề mỗi giáo viên đều phải nêu ý kiến của mình về tiết dạy .Việc nhận xét tôi hướng cho giáo viên không chỉ nhận xét về phương pháp ,phương tiện hay cử chỉ lời nói của người dạy mà trọng tâm là xem học sinh lớp đó nhận thức mọi hoạt động mà giáo viên hướng dẫn có phù hợp không ,kết quả ra sao ,có giải pháp nào cho việc tổ chức hoạt động cho học sinh một cách tích cực hơn không giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn và có hiệu quả hơn không ?Qua việc dự giờ này bản thân mỗi giáo viên học tập được gì ở người bạn đồng nghiệp của mình ? === === = Bùi Thị Hồng - 4- Tiểu học Vũ Tiến
  5. Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học === === = Tôi đặc biệt nhấn mạnh và chú trọng tới việc tổ chức chuyên đề bởi thông qua sự trao đổi thẳng thắn ,những ý kiến đa dạng mà giáo viên nào cũng được phát biểu sẽ giúp cho tôi hiểu được về nhận thức của mỗi người từ đó tôi ngầm giúp họ vững vàng hơn trong chuyên môn .Đồng thời qua đó cũng là để rèn luyện đức tính thân thiện ,cởi mở ,học tập lẫn nhau giữa các giáo viên trong một nhà trường giúp cho khả năng giao tiếp của họ ngày càng phong phú ,mạnh dạn . Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn bao giờ tôi cũng phân công tổ trưởng là người chủ trì và định hướng cho họ nội dung sinh hoạt chuyên môn theo tuần sao cho phù hợp với từng tuần ,từng tháng . VD : Đối với khối 1 : Ngay từ những buổi sinh hoạt đầu tiên với môn Tiếng việt tôi chú trọng nội dung thảo luận :Phát huy tính tích cực của học sinh trong phần hình thành âm khóa ,luyện đọc , như thế nào ? Tổ chức trò chơi tìm tiếng mới ngoài bài ra sao mà hiệu quả lại cao ? Dùng tranh ảnh để minh họa hay là để khai thác nội dung ? Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập như thế nào để giảm bớt thời gian cho học sinh khi sử dụng , không để học sinh ngồi nghịch đồ dùng thì cần phải có biện pháp gì ? đưa ra một vài tình huống nếu học sinh chưa tìm thấy âm như giáo viên yêu cầu thì khi đó giáo viên phải làm gì ?vv Mỗi lớp mỗi giáo viên đưa ra ý kiến của mình và tôi cùng giáo viên tháo gỡ ,không áp đặt một ý kiến nào cho chung các lớp mà mỗi lớp học ở lớp kia để rút ra kinh nghiệm tổ chức cho lớp mình để đạt hiệu quả cao . Tùy thời điểm mà nội dung sinh hoạt chuyên môn được thiết kế khác nhau song tôi đã chú ý bao giờ cũng đón đầu trước khi thực hiện để khi thực hiện công việc đạt kết quả cao hơn giúp cho yêu cầu “cần”của giáo viên đứng lớp . === === = Bùi Thị Hồng - 5- Tiểu học Vũ Tiến
  6. Hiệu phó với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học === === = 3) Thường xuyên kiểm tra ,đôn đốc hoạt động sinh hoạt chuyên môn : Khi việc sinh hoạt chuyên môn đã dần đi vào nền nếp thì vai trò của người hiệu phó lúc này chưa phải đã xong mà phải tăng cường kiểm tra , đôn đốc ,có như vậy hoạt động này mới có kết quả cao .Càng gần những kì ôn tập càng cần những ngày sinh họat chuyên môn có chất lượng và hiệu quả .Người hiệu phó cần xây dựng kế họach kiểm tra của mình thật chu đáo từ nội dung kiểm tra đến thời gian tiến hành ,người thực hiện cùng để cho hoạt động chuyên môn ngày càng đi vào ổn định nền nếp . 4) Xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng cho hoạt động sinh hoạt chuyên môn : Trong bất kì một hoạt động nào thì đây cũng là một việc làm khích lệ được phong trào một cách khá tích cực . Trong ban giám hiệu được thống nhất chế độ khen thưởng kịp thời về tinh thần ,thái độ ,ý thức ,lòng tận tụy say mê với nghề nghiệp thể hiện qua việc thảo luận trong các buổi chuyên môn từ đó làm căn cứ đánh giá mỗi giáo viên qua từng chặng ,từng đợt thi đua của trường . 5) Đánh giá kết quả : Đánh giá kết quả trong công tác sinh hoạt chuyên môn là một việc làm không thể thiếu bởi nó rất quan trọng . Từ việc đánh giá này mỗi người hiệu phó mới điều chỉnh được các biện pháp của mình trong việc quản lý ,điều hành sinh hoạt chuyên môn được tốt hơn. Qua mỗi lần đánh giá cũng sẽ giúp cho mỗi giáo viên phải tự điều chỉnh bản thân ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng với công tác giảng dạy của mình trong từng bộ môn với từng khối lớp .Việc đánh giá được chúng tôi thực hiện công bằng , công khai , dân chủ .Như vậy sẽ làm cho các phong trào của nhà trường đi lên ,mọi kế hoạch mới được thực hiện suôn sẻ . === === = Bùi Thị Hồng - 6- Tiểu học Vũ Tiến