Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Tiểu học ghi nhớ bảng nhân, chia bằng hai bàn tay

doc 20 trang sangkien 11102
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Tiểu học ghi nhớ bảng nhân, chia bằng hai bàn tay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_ghi_nho_bang_nh.doc
  • docBIA SKKN.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Tiểu học ghi nhớ bảng nhân, chia bằng hai bàn tay

  1. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU I . Bối cảnh của đề tài 2 II . Lý do chọn đề tài . 2 III . Phạm vi nghiên cứu 2 IV . Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG I . Cơ sở lý luận . 3 II . Thực trạng của vấn đề 3 III . Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề 3 Quy ước chung . 3 Các bảng nhân 4 1 . Bảng nhân 2 4 2 . Bảng nhân 3 5 3 . Bảng nhân 4 6 4 . Bảng nhân 5 7 5 . Bảng nhân 6 8 6 . Bảng nhân 7 9 7 . Bảng nhân 8 10 8 . Bảng nhân 9 11 Các bảng chia 12 1 . Bảng chia 2 12 2. Bảng chia 3 13 3 . Bảng chia 4 14 4 . Bảng chia 5 15 5 . Bảng chia 6 16 6 . Bảng chia 7 17 7 . Bảng chia 8 18 8 . Bảng chia 9 19 PHẦN KẾT LUẬN 20 I . Những bài học kinh nghiệm 20 II . Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm 20 III . Khả năng ứng dụng, triển khai 20 1
  2. PHẦN MỞ ĐẦU I . BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI : Bậc tiểu học, học sinh được học rất nhiều môn học, trong đó có môn toán. Môn toán ở tiểu học là một trong những môn học quan trọng, bởi nó là nền tảng cho học sinh học các môn học khác ở các bậc học sau này. Môn toán ở tiểu học gồm nhiều kiến thức khác nhau, trong đó kiến thức cơ bản nhất là bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Những năm qua tôi được phân công dạy lớp 2, khi đó học sinh mới chuyển từ lớp 1 sang nên khi học về phép nhân, phép chia do thói quen làm tính cộng, trừ, các em thường đếm bằng ngón tay. Vì lẻ đó tôi cứ thắc mắc mãi tại sao phép cộng, phép trừ đếm ngón tay để tính được còn phép nhân, chia thì không ? II . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Xuất phát từ câu hỏi tự đặt ra ở trên và nhằm giúp học sinh vận dụng thói quen đếm ngón tay trong việc tính toán nên tôi viết ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Giúp Học sinh tiểu học ghi nhớ bảng nhân, chia bằng hai bàn tay” (Không tính trường hợp học sinh không đủ 10 ngón tay). III . PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Như đã nói ở trên, do được phân công giảng dạy lớp 2, nên tôi chỉ nghiên cứu ở phạm vi lớp 2B. Tuy nhiên bài viết này áp dụng được cho các lớp 2-3-4-5. IV . ĐIỂM MỚI TRONG PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Chương trình, sách giáo khoa không có hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ bảng nhân, chia. Đối tượng học sinh mỗi năm mỗi khác và nhiều trình độ khác nhau. Nghiên cứu trong lớp cũng như việc tự học ở nhà của học sinh. Phần lớn học sinh đều vận dụng được đề tài này. 2
  3. PHẦN NỘI DUNG I . CƠ SỞ LÝ LUẬN : Dựa trên thói quen đếm ngón tay trong việc làm tính cộng, trừ của học sinh và dựa vào trực quan để giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân, chia để vận dụng vào làm tính. II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ : Do trí nhớ của học sinh tiểu học đặc biệt là các lớp đầu cấp ít khi được bền vững nên các em rất dễ quên các kiến thức đã học nhất là bảng nhân, chia. Và cũng có một số em học vẹt, mặc dù đọc thuộc lòng rất rành mạch nhưng khi hỏi một phép nhân, chia bất kì thì lại lúng túng không trả lời được hoặc phải nhẩm lại ngay từ phép tính đầu tiên trong bảng nhân, chia đó dẫn đến việc mất nhiều thời gian khi làm bài tập. III . CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Qui ước chung :Trước khi cho học sinh vận dụng 2 bàn tay để ghi nhớ bảng nhân, chia cần cho học sinh ghi nhớ qui ước chung như sau : Hai bàn tay lật ngửa, các ngón tay là vị trí ngón, bắt đầu từ ngón cái của tay trái là 1, ngón trỏ là 2, ngón giữa là 3 , ngón áp út là 4, ngón út là 5; sang tay phải bắt đầu từ ngón út là 6, ngón áp út là 7, ngón giữa là 8, ngón trỏ là 9 và ngón cái là 10. Vị trí ngón chính là thứ tự trong các bảng nhân và cũng là kết quả của các bảng chia 3 8 2 4 7 1 9 5 6 1 10 Trái Phải 3
  4. A . CÁC BẢNG NHÂN : 1 . BẢNG NHÂN 2 : -Cho học sinh đếm thêm 2 và ghi nhớ theo các ngón tay, bắt đầu từ tay trái là 2-4-6- 8-10, sang tay phải là 12-14-16-18-20 (là kết quả của bảng nhân 2) theo các vị trí ngón như ở qui ước chung. 2 3 8 Vị trí 4 7 ngón 9 16 6 4 6 5 14 1 8 18 10 12 2 10 20 Kết quả Trái Phải -Cách đọc bảng nhân 2 : Miệng đọc 2 nhân 1 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ nhất- ngón cái trái) bằng 2 (2 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 2); miệng đọc 2 nhân 2 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ hai-ngón trỏ trái) bằng 4 (4 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 2); .; miệng đọc 2 nhân 10 (chỉ vào vị trí ngón thứ 10-ngón cái phải) bằng 20 (20 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi đếm thêm 2). -Ví dụ : Học sinh làm phép tính 2 x 6 = thì chỉ việc chỉ vào ngón thứ 6 (ngón út-tay phải) và biết sẽ bằng 12 (dựa vào ghi nhớ cách đếm thêm 2). 4
  5. 2 . BẢNG NHÂN 3 : -Cho học sinh đếm thêm 3 và ghi nhớ theo các ngón tay, bắt đầu từ tay trái là 3-6-9- 12-15, sang tay phải là 18-21-24-27-30 (là kết quả của bảng nhân 3) theo các vị trí ngón như ở qui ước chung. 2 3 7 8 Vị trí 4 9 ngón 9 12 5 6 24 6 21 27 1 15 18 3 10 30 Kết quả Trái Phải -Cách đọc bảng nhân 3 : Miệng đọc 3 nhân 1 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ nhất- ngón cái trái) bằng 3 (3 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 3); miệng đọc 3 nhân 2 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ hai-ngón trỏ trái) bằng 6 (6 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 3); .; miệng đọc 3 nhân 10 (chỉ vào vị trí ngón thứ 10-ngón cái phải) bằng 30 (30 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi đếm thêm 3). -Ví dụ : Học sinh làm phép tính 3 x 9 = thì chỉ việc chỉ vào ngón thứ 9 (ngón trỏ-tay phải) và biết sẽ bằng 27 (dựa vào ghi nhớ cách đếm thêm 3). 5
  6. 3 . BẢNG NHÂN 4 : -Cho học sinh đếm thêm 4 và ghi nhớ theo các ngón tay, bắt đầu từ tay trái là 4-8- 12-16-20, sang tay phải là 24-28-32-36-40 (là kết quả của bảng nhân 4) theo các vị trí ngón như ở qui ước chung. 3 8 Vị trí 2 4 7 ngón 9 12 6 32 8 16 5 28 1 24 36 20 4 10 40 Kết quả Trái Phải -Cách đọc bảng nhân 4 : Miệng đọc 4 nhân 1 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ nhất- ngón cái trái) bằng 4 (4 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 4); miệng đọc 4 nhân 2 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ hai-ngón trỏ trái) bằng 8 (8 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 4); .; miệng đọc 4 nhân 10 (chỉ vào vị trí ngón thứ 10-ngón cái phải) bằng 40 (40 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi đếm thêm 4). -Ví dụ : Học sinh làm phép tính 4 x 3 = thì chỉ việc chỉ vào ngón thứ 3 (ngón giữa- tay trái) và biết sẽ bằng 12 (dựa vào ghi nhớ cách đếm thêm 4). 6
  7. 4 . BẢNG NHÂN 5 : -Cho học sinh đếm thêm 5 và ghi nhớ theo các ngón tay, bắt đầu từ tay trái là 5-10- 15-20-25, sang tay phải là 30-3540-45-50 (là kết quả của bảng nhân 5) theo các vị trí ngón như ở qui ước chung. 3 8 Vị trí 2 4 7 ngón 9 15 6 40 10 20 5 35 1 30 45 25 5 10 50 Kết quả Trái Phải -Cách đọc bảng nhân 5 : Miệng đọc 5 nhân 1 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ nhất- ngón cái trái) bằng 5 (5 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 5); miệng đọc 5 nhân 2 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ hai-ngón trỏ trái) bằng 10 (10 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 5); .; miệng đọc 5 nhân 10 (chỉ vào vị trí ngón thứ 10-ngón cái phải) bằng 50 (50 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi đếm thêm 5). -Ví dụ : Học sinh làm phép tính 5 x 5 = thì chỉ việc chỉ vào ngón thứ 5 (ngón út-tay trái) và biết sẽ bằng 25 (dựa vào ghi nhớ cách đếm thêm 5). 7
  8. 5 . BẢNG NHÂN 6 : -Cho học sinh đếm thêm 6 và ghi nhớ theo các ngón tay, bắt đầu từ tay trái là 6-12- 18-24-30, sang tay phải là 36-42-48-54-60 (là kết quả của bảng nhân 6) theo các vị trí ngón như ở qui ước chung. 3 8 Vị trí 2 4 7 ngón 9 18 6 48 12 24 5 42 1 36 54 30 6 10 60 Kết quả Trái Phải -Cách đọc bảng nhân 6 : Miệng đọc 6 nhân 1 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ nhất- ngón cái trái) bằng 6 (6 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 6); miệng đọc 6 nhân 2 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ hai-ngón trỏ trái) bằng 12 (12 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 6); .; miệng đọc 2 nhân 10 (chỉ vào vị trí ngón thứ 10-ngón cái phải) bằng 60 (60 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi đếm thêm 6). -Ví dụ : Học sinh làm phép tính 6 x 8 = thì chỉ việc chỉ vào ngón thứ 8 (ngón giữa- tay phải) và biết sẽ bằng 48 (dựa vào ghi nhớ cách đếm thêm 6). 8
  9. 6 . BẢNG NHÂN 7 : -Cho học sinh đếm thêm 7 và ghi nhớ theo các ngón tay, bắt đầu từ tay trái là 7-14- 21-28-35, sang tay phải là 42-49-56-63-70 (là kết quả của bảng nhân 7) theo các vị trí ngón như ở qui ước chung. 3 8 Vị trí 2 4 7 ngón 9 21 6 56 14 28 5 49 1 42 63 35 7 10 70 Kết quả Trái Phải -Cách đọc bảng nhân 6 : Miệng đọc 7 nhân 1 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ nhất- ngón cái trái) bằng 7 (7 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 7); miệng đọc 7 nhân 2 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ hai-ngón trỏ trái) bằng 14 (14 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 7); .; miệng đọc 7 nhân 10 (chỉ vào vị trí ngón thứ 10-ngón cái phải) bằng 70 (70 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi đếm thêm 7). -Ví dụ : Học sinh làm phép tính 7 x 9 = thì chỉ việc chỉ vào ngón thứ 9 (ngón trỏ-tay phải) và biết sẽ bằng 63 (dựa vào ghi nhớ cách đếm thêm 7). 9
  10. 7 . BẢNG NHÂN 8 : -Cho học sinh đếm thêm 8 và ghi nhớ theo các ngón tay, bắt đầu từ tay trái là 8-16- 24-32-40 sang tay phải là 48-56-64-72-80 (là kết quả của bảng nhân 8) theo các vị trí ngón như ở qui ước chung. 3 8 Vị trí 2 4 7 ngón 9 24 6 64 16 32 5 56 1 48 72 40 8 10 80 Kết quả Trái Phải -Cách đọc bảng nhân 8 : Miệng đọc 8 nhân 1 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ nhất- ngón cái trái) bằng 8 (8 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 8); miệng đọc 8 nhân 2 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ hai-ngón trỏ trái) bằng 16 (16 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 8); .; miệng đọc 8 nhân 10 (chỉ vào vị trí ngón thứ 10-ngón cái phải) bằng 80 (80 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi đếm thêm 8). -Ví dụ : Học sinh làm phép tính 8 x 4 = thì chỉ việc chỉ vào ngón thứ 4 (ngón áp út- tay trái) và biết sẽ bằng 32 (dựa vào ghi nhớ cách đếm thêm 8). 10
  11. 8 . BẢNG NHÂN 9 : -Cho học sinh đếm thêm 9 và ghi nhớ theo các ngón tay, bắt đầu từ tay trái là 9-18- 27-36-45 sang tay phải là 54-63-72-81-90 (là kết quả của bảng nhân 9) theo các vị trí ngón như ở qui ước chung. 3 8 Vị trí 2 4 7 ngón 9 27 6 72 18 36 5 63 1 54 81 45 9 10 90 Kết quả Trái Phải -Cách đọc bảng nhân 9 : Miệng đọc 9 nhân 1 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ nhất- ngón cái trái) bằng 9 (9 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 9); miệng đọc 9 nhân 2 (tay chỉ vào vị trí ngón thứ hai-ngón trỏ trái) bằng 18 (18 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi tập đếm thêm 9); .; miệng đọc 9 nhân 10 (chỉ vào vị trí ngón thứ 10-ngón cái phải) bằng 90 (90 là kết quả mà các em đã ghi nhớ khi đếm thêm 9). -Ví dụ : Học sinh làm phép tính 9 x 7 = thì chỉ việc chỉ vào ngón thứ 7 (ngón áp út- tay phải) và biết sẽ bằng 63 (dựa vào ghi nhớ cách đếm thêm 9). 11