Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Lịch sử bằng Sơ đồ tư duy

pdf 17 trang sangkien 05/09/2022 8583
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Lịch sử bằng Sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot_phan_mon_l.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 học tốt phân môn Lịch sử bằng Sơ đồ tư duy

  1. MỤC LỤC STT NỘI DUNG Trang Phần 1: Đặt vấn đề 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2
  2. 2.1 Cơ sở lý luận 2 2.2 Thực trạng dạy Lịch sử tại trường Tiểu học Xuân Lẹ 2 2.3 Các biện pháp đã áp dụng vào dạy Lịch sử Lớp 4 3 2.3.1 Các bước chuẩn bị của thầy và trò 3 2.3.2 Kiểm tra bài cũ bằng Sơ đồ tư duy 4 2.3.3 Dạy bài mới có ứng dụng Sơ đồ tư duy 4 2.3.4 Dùng sơ đồ tư duy cho bài ôn tập 8 Kết quả đạt được 9 3 Kết luận và kiến nghị 10
  3. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Lịch sử lớp 4 là một phân môn của môn “Tự nhiên và xã hội lớp 4”. Mục tiêu được xác định là: Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: + Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX. + Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta. Quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau; Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; Nhận biết đúng các sự kiện lịch sử; Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ ; Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Vậy dạy như thế nào? Học như thế nào để tái hiện lịch sử, để học sinh yêu thích lịch sử và nắm được quá trình dựng nước và giữ nước cùng những biến cố của dân tộc ta? đây là mong muốn và trăn trở của các thầy cô giáo. Sau khi trường Tiểu học Xuân Lẹ được thụ hưởng dự án SEQAP thì tập thể giáo viên chúng tôi được tập huấn các kĩ thuật dạy học tích cực trong đó tôi nhận thấy kĩ thuật dạy học “Sơ đồ tư duy” rất phù hợp trong dạy học phân môn Lịch sử. Tôi mạnh dạn áp dụng vào dạy Lịch sử lớp 4 trong năm học 2013 – 2014 đến nay và nhận thấy đạt kết quả rất tốt: Học sinh ghi nhớ tốt hơn, nắm chắc được các nhân vật lịch sử điển hinh cùng mốc thời gian tương ứng. Đặc biệt học sinh rất hứng thú học Lịch sử. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử nói chung và Lịch sử 4 nói riêng, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Lịch sử bằng Sơ đồ tư duy”. Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng đạt hiệu quả tích cực đáng ghi nhận trong dạy Lịch sử lớp 4. 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua đề tài này, tôi muốn tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử 4, trên cơ sở đó tôi sử dụng kĩ thuật dạy học mới giúp học sinh lớp 4 học tốt môn lịch sử theo hướng tích cực giúp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn lịch sử và nâng cao hiểu biết về kĩ thuật dạy học mới để đưa chất lượng dạy học môn Lịch sử có kết quả cao.
  4. Với đề tài này, tôi nghiên cứu và áp dụng dạy thử nghiệm ở khối lớp 4 tại trường Tiểu học Xuân Lẹ bắt đầu từ năm học 2013 – 2014. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu lý thuyết (kĩ thuật sơ đồ tư duy), thực nghiệm, đối chiếu, so sánh, tổng kết. 1.3.Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này tôi nghiên cứu ứng dụng việc ứng dụng kĩ thuật dạy học tích cực – Kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy trong phân môn Lich sử, từ đó tổng kết cách thực hiện và nhân rộng việc ứng dụng kĩ thuật vào dạy Lịch sử giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử và đạt kết quả cao trong học tập. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp: - Điều tra, khảo sát thực tế dạy Lịch sử tại đơn vị trường Tiểu học Xuân Lẹ - Nghiên cứu lý thuyết về kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy - Thống kê, xử lý số liệu - Thực nghiệm 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận Sơ đồ tư duy (lược đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Đặc biệt, sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ theo một cách riêng, do đó việc lập sơ đồ phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Cơ chế hoạt động của sơ đồ tư duy là chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương và giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu, nhớ sâu. 2.2. Thực trạng dạy phân môn Lịch sử lớp 4 tại trường Tiểu học Xuân Lẹ Với thực tế của nhà trường là trường vùng giáo dục gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên thường xuyên thiếu, nhà trường đã cố gắng phân công nhóm giáo viên dạy lớp 4 là những người nắm vững nội dung và phương pháp phù hợp với lớp 4 và có kinh nghiệm qua nhiều năm dạy lớp 4, 5. Tuy nhiên, chất lượng cuối năm chưa cao, số học sinh đạt kết quả hoàn thành tốt còn thấp, vẫn còn nhiều học sinh chưa nhớ được các sự kiện lịch sử tiêu biểu, các nhân vật lịch sử và không kết nối, không xâu chuỗi được các sự kiện lịch sử, đặc biệt là các em rất mau quên
  5. các sự kiện, các nhân vật đã học. Kết quả kiểm tra định kì cuối kì 2 của phân môn Lịch sử trong năm học 2012- 2013 như sau của khối 4 như sau: Điểm kiểm tra định kì cuối kì 2 Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm dưới 5 10% 15% 65% 10% Một số giáo viên cũng áp dụng cách dạy linh hoạt nhưng chủ yếu vẫn là học sinh làm việc với sử liệu sau đó thảo luận cặp hoặc nhóm rồi báo cáo kết quả thảo luận. Việc kiểm tra bài cũ vẫn chủ yếu thiên về việc yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng phần tóm tắt cuối bài đã học. Với cách dạy học này học sinh không hứng thú với môn Lịch sử là điều dễ hiểu. Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn nhà trường đã nhiều lần sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm với mục đích tìm cách dạy như thế nào để học sinh hứng thú học Lịch sử. Chỉ sau khi nhà trường được tập huấn các kĩ thuật dạy học tích cực theo dự án SEQAP tôi nhận thấy kĩ thuật này rất phù hợp với môn Lịch sử nên tôi mạnh dạn áp dụng. 2.3. Các biện pháp đã áp dụng vào dạy Lịch sử 4 2.3.1. Các bước chuẩn bị của thầy, trò - Giáo viên nghiên cứu và nắm vững kĩ thuật dạy học “Sơ đồ tư duy”: Muốn áp dụng được thì giáo viên phải được tập huấn hoặc tự học và tham khảo các đồng nghiệp về kĩ thuật này để làm chủ kĩ thuật. - Sử dụng thành thạo phần mềm imindmap 5 để vẽ sơ đồ tư duy: Muốn vẽ được sơ đồ tư duy và trình chiếu hoặc vẽ các sơ đồ tư duy rồi in ra sử dụng trong các hoạt động dạy thì giáo viên phải sử dụng thành thạo phần mềm vẽ sơ đồ. Đây là một phần mềm rất nặng máy, khởi động khá lâu và người sử dụng phải biết lưu dưới dạng file ảnh để có thể dán sang word. - Hướng dẫn học sinh làm quen và học cách vẽ sơ đồ tư duy với sơ đồ tư duy qua các bước: Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu sơ đồ tư duy bắt đầu từ bài lịch sử lớp 4 đã học trước đó được giáo viên vẽ sẵn. Chú ý là học sinh phải được chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như giấy A4, giấy bìa, bút màu, bút chì sẵn sàng cho việc vẽ sơ đồ. Bước 2: Cho học sinh tập thiết kế sơ đồ tư duy dạng đơn giản bằng cách cho học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy do thầy vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung
  6. Việc cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy nên được tổ chức vào các buổi chiều để học sinh có đủ thời gian thực hành. Học sinh cần được trao đổi cách vẽ sơ đồ cùng nhau, đồng thời nhắc học sinh sử dụng màu sắc hợp lý cùng việc có thể dán tranh ảnh loại nhỏ liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử để cho người đọc dễ nhớ, dễ nhận ra đối tượng. Bước 3: Học sinh thực hành vẽ trên giấy A4, giấy bìa, bảng nhóm thể hiện nội dung của một bài cụ thể đã học, chú ý chỉ viết những nội dung chính, ngắn gọn, khi trình bày phát triển thêm. 2.3.2. Kiểm tra bài cũ bằng Sơ đồ tư duy Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường đơn giản là yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằngcách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi hoặc đọc thuộc lòng phần tóm tắt cuối bài trước. Giáo viên sẽ đánh giá, nhận xét mức nắm kiến thức của các em đồng thời khuyến khích và nhắc nhở thêm các em. Cách làm này dẫn đến phần lớn học sinh “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Việc dùng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin. Ví dụ: Trước khi dạy bài 13 “Nhà Trần và việc đắp đê”, thay vì việc yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi hoặc đọc thuộc lòng phần tóm tắt của bài trước tôi treo bảng phụ có sẵn sơ đồ tư duy còn thiếu thông tin cho học sinh hoàn thành rồi hs đó nêu lại nội dung bài trước theo sơ đồ:
  7. Học sinh được mời lên đã điền khá đầy đủ nội dung của bài “Nhà Trần thành lập”, sau đó một em đứng tại chỗ nhìn vào sơ đồ nói được rõ ràng nội dung chính của bài học trước. 2.2.3. Dạy bài mới có ứng dụng Sơ đồ tư duy - Với học sinh lớp 4, khả năng độc lập làm việc để hoàn thành sơ đồ tư duy chưa cao, tôi để các em hoạt động theo hình thức học nhóm. Sau khi giáo viên giao nhiệm vụ, các nhóm làm việc với sử liệu rồi vẽ sơ đồ tư duy, giáo viên phải chú ý hướng dẫn các nhóm hoạt động chậm và các nhóm còn phân vân với các ý hoặc từ khóa cũng như nhóm viết các ý quá dài. - Sau khi sơ đồ hoàn thành, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm. - Giáo viên hướng dẫn lớp thảo luận để bổ sung cho hoàn thiện sơ đồ để chốt lại kiến thức bài học. - Giáo viên sẽ dùng sơ đồ tư duy chuẩn bị trước đó để củng cố lại kiến thức và cho một học sinh nhắc lại. Ví dụ dạy bài Nước ta cuối thời Trần, tôi đã dùng sơ đồ dưới đây để rút ra nội dung bài học: Dưới đây là một kế hoạch bài học minh họa việc kiểm tra bài cũ và dạy bài mới có ứng dụng Sơ đồ tư duy: