Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt Tập đọc nhạc

doc 14 trang sangkien 8980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt Tập đọc nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_tap_doc_nhac.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt Tập đọc nhạc

  1. Giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. o0o A. Sơ yếu lý lịch Họ và tên: Phạm ánh Ngọc Ngày tháng năm sinh: 25/ 05/ 1985 Năm vào ngành: 2007 Chức vụ : Giáo viên âm nhạc, Phó tổng phụ trách đội Đơn vị công tác: Trường TH Thanh Văn – Thanh Oai – Hà Nội Trình độ chuyên môn: Trung cấp âm nhạc Hệ đào tạo: Trung cấp sư phạm âm nhạc Bộ môn giảng dạy: Môn Âm nhạc Năm học 2008 - 2009 Phạm ánh Ngọc – Trường tiểu học Thanh Văn 1
  2. Giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc B. Nội dung của đề tài I.Tên đề tài “Giúp học sinh học tốt Tập đọc nhạc” II. Lý do chọn đề tài 1.Nhận thức về vai trò và nhiệm vụ của việc dạy môn Âm nhạc Âm nhạc là một nội dung trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học, và quan trọng hơn nó là một “phương tiện giáo dục”hấp dẫn mang tính đặc thù. Vì là môn học đặc thù riêng nên để dạy tốt môn học này trong nhà trường tiểu học đòi hỏi giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm, phải có những suy nghĩ sáng tạo, chủ động tìm ra những phương pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cao. Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh có thêm một số “vốn liếng” bài hát, kỹ năng ca hát, kỹ năng thực hành tập đọc nhạc, giúp các em nâng cao lòng ham thích nghệ thuật Âm nhạc, xây dựng và hình thành thị hiếu thẩm mĩ Âm nhạc tốt, có thói quen ca hát từ đó tạo nên năng lực nhạy bén trong quá trình tiếp thu sự phát triển về trí tuệ và tình cảm gần gũi thân thiện với tất cả mọi người xung quanh. Mặt khác, tìm xem trong học sinh có năng lực về mặt nào nhiều nhất để điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp cho sự phát triển mạnh với năng lực ấy của học sinh. Có như vậy mới giúp được tất cả học sinh phát triển được năng lực của mình đến mức tối đa, đảm bảo cho mọi khả năng của học sinh nắm bắt được công cụ quan trọng góp phần đào tạo nhân tài ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 2. Cơ sở thực tế Đối với học sinh ca hát là một hoạt động hấp dẫn, những lời ca hay, những từ ngữ đẹp, những giai điệu phong phú của các vùng miền, cùng với sự đa dạng của bài hát làm cho tâm hồn của các em được thêm mở rộng. Tiếng hát của các em là tiếng Phạm ánh Ngọc – Trường tiểu học Thanh Văn 2
  3. Giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc nói của tình cảm, là mối dây liên hệ cới cộng đồng trong môi trường mới, là phương tiện để các em tự giáo dục. Về mặt sinh lý khi ca hát các em được hít thở sâu hơn từ đó có tác dụng trực tiếp cho sự hô hấp, tuần hoàn, thần kinh được hưng phấn, dây thanh quản được vận động một cách tự nhiên giúp các em có tiếng nói trong trẻo, đẹp đẽ và truyền cảm. Tuy nhiên cho đến nay có nhiều người vẫn cho rằng giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông chỉ cần dạy hát mà không nhất thiết phải thanh toán nạn “mù chữ” nhạc cho học sinh. Họ cho rằng đọc nhạc là rất khó, chỉ có những em có năng khiếu mới học được. Nhận thức điều đó không đúng, nó sẽ dẫn học sinh của chúng ta tới thụ động trong đời sống âm nhạc của bản thân. Đọc được nhạc các em sẽ tự mình hát được những bài hát phổ thông từ đó sẽ phát triển được trí tưởng tượng, óc sáng tạo nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tạo thói quen thích nghe nhạc và hoạt động âm nhạc. Bộ môn âm nhạc nhằm giáo dục những phẩm chất, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh góp phần đào tạo các em trở thành những con người phát triển toàn diện. 3. Cơ sở lý luận Qua ba năm giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy tình trạng chung trong việc học tập đọc nhạc của các em học sinh là rất yếu. Đa phần các em không đọc được bất cứ nốt nhạc nào trên khuông nhạc hay trên bài hát , cách gõ đệm cho một bài hát chưa chủ động còn dựa vào sự làm mẫu của giáo viên . Ngoài ra giáo viên dạy nhạc khác vẫn còn coi nhẹ tiết Tập đọc nhạc. Sau khi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường tiểu học Thanh Văn, tôi thấy tình trạng coi nhẹ giờ Tập đọc nhạc thực sự đã thấm sâu vào tư tưởng của mọi người, với lý do này tôi suy nghĩ mình cần phải cải cách suy nghĩ của mọi người, bởi tôi cho rằng tiết học tập đọc nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc học âm nhạc của học sinh.Nhờ có giờ học này mà học sinh được củng cố lại kiến thức âm nhạc đã học ở những giờ trước, bởi trong hầu hết tiết Tập đọc nhạc bao giờ cũng được lồng thêm với phần Ôn tập bài hát, các em sẽ đựơc Phạm ánh Ngọc – Trường tiểu học Thanh Văn 3
  4. Giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc ôn lại lời ca, giai điệu bài hát , các loại gõ đệm trong bất kỳ một bài hát nào. Cùng với đó là mở rộng sự hiểu biết về âm nhạc. Ví dụ: - Tại sao nhìn vào bản nhạc lại hát được bài hát? - Tại sao nốt nhạc có những cách viết khác nhau? - Khóa son là gì? - Nhịp là gì? - Khuông nhạc là gì? - Tại sao khi nghe nhạc lại cảm nhận được tâm trạng buồn, vui, ? Ngoài những lý do trên tiết học này còn hỗ trợ cho các bộ môn khác như: Toán (sẽ giúp học sinh khả năng tính nhẩm, tư duy độc lập) – Tiếng Việt (sẽ giúp học sinh phân tích tóm tắt nội dung bài văn, thể hiện suy nghĩ của mình trong các bài Tập làm văn) – Thể dục (giúp các em tập đúng động tác cũng như đúng nhạc) Đối với học sinh lớp 4, 5 việc cung cấp những kiến thức âm nhạc và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc là rất cần thiết. Xuất phát từ vị trí của giáo dục tiểu học là đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Xuất phát từ nhiệm vụ dạy học góp phần chung vào việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh, thông qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với các em. Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học của bậc Tiểu học và chương trình nội dung sách giáo khoa của Bộ giáo dục. Với những ý nghĩ này, qua những năm giảng dạy, khảo sát tình hình học tập của học sinh tôi đã thực hiện đề tài “ Giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc” III. Phạm vi – Thời gian thực hiện đề tài 1/ Phạm vi: Khối 4, 5 trường TH Thanh Văn. 2/ Thời gian thử nghiệm là: Năm học 2008- 2009, 2009 - 2010. Phạm ánh Ngọc – Trường tiểu học Thanh Văn 4
  5. Giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc 2/ Thời gian thực hiện là: Năm học 2010 – 2011 (Từ tháng 09/2010 đến hết HKI năm học 2010-2011). C. Quá trình thực hiện đề tài * Khảo sát thực tế 1/ Tình hình thực tế khi chưa thực hiện Đầu năm học 2008 – 2009 Được nhà trường phân công giảng dạy môn âm nhạc. Tôi thấy muốn làm tốt đề tài này cần phải điều tra nắm bắt được kiến thức chung của học sinh về môn âm nhạc: - Khả năng thực hiện bài hát: Nhìn chung đã hát đúng giai điệu bài hát . - Khả năng gõ đệm bài hát: Chưa biết chính xác mình đang gõ đệm theo loại hình nào( gõ đệm theo tiết tấu, nhịp hay phách). - Lý thuyết âm nhạc: Chưa biết khoá son, khuông nhạc, âm hình nốt nhạc, tên nốt nhạc trên khuông nhạc, cách gõ các câu tiết tấu (khối 4) do lớp 3 chưa có giáo viên chuyên môn dạy. Nói chung sau 2 tháng khảo sát, tôi nhận thấy tình trạng học Tập đọc nhạc của học sinh trong trường là yếu. 2/ Số liệu điều tra trước khi thực hiện Khối Thể hiện bài hát Gõ đệm Lý thuyết âm nhạc 4 75% 20% 5% 5 78% 25% 15% * Nguyên nhân: - Do chưa có giáo viên âm nhạc chuyên trách. - Do các em không hứng thú trong việc học Tập đọc nhạc. - Do suy nghĩ coi đây là bộ môn phụ không quan trọng. - Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy bộ môn chưa đủ. Phạm ánh Ngọc – Trường tiểu học Thanh Văn 5
  6. Giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc Từ những nguyên nhân trên tôi đã có những suy nghĩ và đề ra được một số biện pháp cụ thể khi giảng dạy như sau: 3/ Biện pháp thực hiện: Sau khi nhận giảng dạy bộ môn âm nhạc, tôi đã đề ra cho mình quyết tâm phải nâng cao kiến thức âm nhạc cho học sinh về biểu diễn và lý thuyết âm nhạc. Tôi đã tìm hiểu phương pháp giảng dạy âm nhạc trong trường tiểu học và nắm chắc trọng tâm môn âm nhạc. Từ đó tôi nhận ra rằng muốn phát triển kiến thức âm nhạc cho học sinh phải kết hợp 2 yếu tố: + Có phương pháp giảng dạy khoa học. + Tinh thần trách nhiệm – lòng nhiệt tình đối với học sinh. Các bước tiến hành : 1/ Làm quen với học sinh. Tìm hiểu cụ thể ý thức, học lực của từng em thông qua giáo viên chủ nhiệm và kết quả năm học trước. 2/ Tôi nghĩ rằng, khi giảng dạy một bài hoặc phần kiến thức nào đó thì đòi hỏi giáo viên phải làm tốt các khâu như: - Chuẩn bị bài soạn - Chuẩn bị đồ dùng giảng dạy - Tiến hành bài giảng trên lớp. A. Chẩn bị bài soạn Đối với phần ôn bài hát -Ôn lại giai điệu. -Cho hs biểu diễn. -Hát múa phụ họa. Đối với phần tập đọc nhạc - Giới thiệu bài tập đọc nhạc. - Tập nói tên nốt nhạc. - Luyện cao độ - Luyện tập tiết tấu. - Tập đọc từng câu ngắn Phạm ánh Ngọc – Trường tiểu học Thanh Văn 6
  7. Giúp học sinh học tốt tập đọc nhạc - Tập đọc cả bài. - Ghép lời ca - Củng cố kiểm tra. B.Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Đàn, bộ gõ. - Tranh ảnh minh họa bài hát. - Tranh vẽ khuông nhạc, khoá son, âm hình nốt nhạc, tên nốt nhạc trên khuông nhạc, giá trị trường độ của từng hình nốt nhạc. - Hình các nốt nhạc. C. Tiến hành bài giảng trên lớp C.1: Bước đầu ôn tập bài hát yêu cầu học sinh hát đúng lời ca, giai điệu: (học sinh nghe đàn khi giáo viên tấu, yêu cầu học sinh hát đúng theo tiếng đàn), biết hát kết hợp gõ đệm theo phách qua 2 tuần và biết gõ đệm theo nhịp, phách trong 4 tuần tiếp theo. Sau khi đã giới thiệu các cách gõ đệm cho một bài hát, để củng cố kiến thức đã học, giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi phân biệt các cách gõ đệm đó(để học sinh phân biệt 3 cách gõ đệm nhịp, phách, tiết tấu giáo viên nên dùng một bài hát cùng một tốc độ học sinh sẽ dễ dàng nhận ra nhịp: gõ đệm ít nhất, tiết tấu: gõ đệm nhiều nhất, còn lại là phách: thói quen khi hát có vỗ tay). Qua 6 tuần ngoài biết hát kết hợp gõ đệm khi biểu diễn, yêu cầu học sinh biết hát có phụ hoạ ( Giáo viên hướng dẫn một số động tác cơ bản,chủ yếu phát huy tính sáng tạo của học sinh qua từng bài hát) hoặc biết trình bày bài hát theo hình thức: Tốp ca, song ca, tam ca, lĩnh xướng hoà giọng, đơn ca C.2: Tập đọc nhạc: Giáo viên dạy như một bài hát mới. Khi luyện tiết tấu cần giới thiệu cho học sinh các âm hình tiết tấu trong bài ( Đen, trắng, đơn .), hướng dẫn học sinh cách đọc tiết tấu bằng số( Đen= 1, đơn: phách mạnh là số 1, phách nhẹ là số 2, trắng= 1,2 số 2 ngân giữ tay). Giáo viên nên tìm câu nhạc có trong những bài hát đã học lồng vào câu tiết tấu để học sinh thực Phạm ánh Ngọc – Trường tiểu học Thanh Văn 7