Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc

doc 4 trang sangkien 8000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_am_nhac.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc

  1. Mở đầu ý nghĩa của môn âm nhạc Thông qua các bài hát nhạc, giáo dục các em những tình cảm đạo đức trong sáng phẩm chất tốt đẹp phát triển năng lực, trí tuệ. Giúp các em hát thuộc đúng âm điệu, những bài hát phù hợp đúng độ tuổi. Qua đó tạo cho các em thói quen hát tập thể, hát đúng, đồng đều và hoà giọng. Giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao thấp, dài ngắn được ghi bằng những ký hiệu phổ thông. Phát triển năng lực tai nghe và năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua tập hát, tập đọc nhạc, ghi chép nhạc. Giúp các em có hiểu biết về mối quan hệ và tác dụng của âm nhạc với đời sống, một số hiểu biết thông thường về các vấn đề âm nhạc, qua những mẫu chuyện và bài đọc thêm. II. Lý do chọn đề tài - Âm nhạc là một năng khiếu, tuy việc dạy nhạc không nhằm đào tạo các em trở thành những người hoạt động về âm nhạc chuyên nghiệp, những người làm nghề âm nhạc sau này. Qua môn học trẻ em được hoạt động, được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc, tất cả cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc, tối thiếu để góp phần cùng các môn học khác, giáo dục nhân cách làm cho nội dung học tập trong nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng hài hoà các hoạt động học tập của trẻ em. III. Cơ sở thực tiễn: 1. Khó khăn: Năm học 2005 - 2006 khối lớp 1 có 53em. Trong đó: Lớp 1A có 30 em Lớp 1B có 23 em Nhìn chung về học sinh được sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, nên việc giáo dục văn hoá âm nhạc và việc cảm thụ âm nhạc của các em là hết sức mới mẻ. 1
  2. Nhận thức và trình độ dân trí ở đây chưa đầy đủ, kinh tế khó khăn nên học sinh chưa có điều kiện tiếp xúc với âm nhạc và cấp học dưới dẫu giáo các em chỉ theo hình thức “cô hát trước trò hát theo”. Vậy nên việc cảm thụ âm nhạc ở các em được tiếp xúc với môi trường là rất khó khăn. Về đồ dùng học tập còn thiếu: Ví dụ: Sách giáo khoa của học sinh và đồ dùng trực quan, tranh ảnh minh hoạ của giáo viên còn thiếu dẫn đến việc cảm thụ âm nhạc của các em rất khó khăn. 2. Thuận lợi: Trường tiểu học Thọ Dân là một ngôi trường sắp được nhà nước công nhận là “Trường chuẩn Quốc gia” mức độ1. Vậy nên được các cấp lãnh đạo rất quan tâm, về phương tiện giảng dạy tương đối đầy đủ như: Đàn oócgan, và các nhạc cụ khác Thuận lợi cho học sinh cảm thụ âm nhạc, - Học sinh của trường rất ngoan, chăm chỉ, các em đều thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường. 3) Qua khảo sát thực tế đầu năm: Lớp 1A: 30 em Đạt yêu cầu 29 em = 96,6% Chưa đạt yêu cầu 1 em = 4,4% Lớp 1B: 23 em Đạt yêu cầu 22 em = 95,5% Chưa đạt yêu cầu 1 em = 4,5% IV. biện pháp thực hiện 1) Giáo viên: - Trong các tiết mục âm nhạc để giúp học sinh cảm thụ âm nhạc tốt, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau: + Giáo viên không dạy chay mang tính lý thuyết xuông mà phải có đầy đủ các đồ dùng dạy học như : Đàn oóc gan, song loan, trống, tranh minh hoạ, để gây hứng thú cho việc học âm nhạc của các em được tốt hơn. + Khi dạy hát, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời ca phải đọc theo hình tiết tấu của từng câu hát. 2
  3. + Hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp phách, tiết tấu lời ca. + Hát kết hợp với một số động tác múa đơn giản nhằm tránh nhàm chán. + Tổ chức trò chơi bằng các hình thức sau: Nhận dạng tiết tấu của từng câu hát. Ví dụ: Thầy có tiết tấu sau đây, em này cho thầy biết tiết tấu này thuộc câu hát nào ở trong bài học mà chúng ra đã học - Giáo viên dùng dong loan gõ: . - Học sinh trả lời ở trong câu hát: Em yêu bầu trời xanh xanh. Hoặc giáo viên dùng âm bằng các màu sắc Ví dụ: . Xanh xanh xanh xanh vàng đỏ - Giúp các em hiểu luật giao thông đường bộ qua thiết tấu, màu xanh bước đi, màu đỏ dừng lại 2) Học sinh: - Thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên như : Tư thế hát, ngồi hát, cách lấy hơi, ngân nghỉ ở cuối mỗi câu hát. - Gõ đệm tiết tấu lời ca, hát không gào thét, không bẹt tiếng, khàn giọng, hát đồng đều. - Phân biệt âm thanh cao thấp trong đàn và giai điệu lời ca. - Biết hát kết hợp với một vài động tác phụ hoạ cho giáo viên hướng dẫn phù hợp với từng câu hát. - Có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập. V. kết quả thực hiện: Cuối năm học 2005 - 2006 Lớp 1A có 30 em đạt yêu cầu 30 em = 100% Lớp 1B có 23 em đạt yêu cầu 23 em = 100% VI. Bài học kinh nghiệm: - Qua một năm thực hiện bản thân rút ra bài học sau: 1) Muốn đạt được kết quả tốt, bản thân là một người giáo viên dạy bộ môn. luôn duy trì tốt các yêu cầu đặt ra của môn học. 3
  4. 2) Luôn luôn phấn đấu trong quá trình giảng dạy, trong từng giờ dạy, phát huy hết khẳ năng, năng lực của người thầy “tất cả vì học sinh thân yêu”, để tạo ra cho thế hệ học sinh cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất nhằm trang bị cho học sinh một rình độ âm nhạc tối thiểu, làm cho tâm hồn các em trong sáng hơn để học tập thật tốt các môn học khác. VII. Những kiến nghị; - Để phát huy tốt kinh nghiệm giảng dạy, đề nghị nhà trường hoàn thiện về cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của môn học như : Phòng chức năng, một số tranh ảnh cần thiết để phục vụ tốt cho việc dạy và học âm nhạc. - Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với gia đình. Năm học tới trang bị cho học sinh đầy đủ sách giáo khoa bộ môn để tiện cho việc học và cảm thụ âm nhạc ở học sinh tốt hơn. Thọ Dân, ngày tháng .năm 2006 Người viết Hoàng Anh Dũng 4