Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện

doc 21 trang sangkien 05/09/2022 8782
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_y_thuc_su_dung_dien_an_toan_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện

  1. SKKN: Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện môn công nghệ 8 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, môn CN lớp 8 trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật, cơ khí, kĩ thuật điện. Trên tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, thể hiện sự liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp gắn liền với cuộc sống lao động sản xuất của mỗi người mỗi gia đình mỗi địa phương cũng như trên cả nước. Công nghiệp điện năng là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống. Nhờ điện năng năng suất lao động được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống, thúc đẩy cách mạng khoa học kĩ thuật. Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và và sinh hoạt thì vấn đề an toàn khi vận hành và sử dụng điện càng trở nên cần thiết vì những sự cố, tai nạn điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm. Pháp lệnh Bảo hộ lao động cũng đã quy định: ( mọi người lao động có tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện đều phải được học tập, huấn luyện để có hiểu biết về sự nguy hiểm của dòng điện và biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện). Trong thực tế đã có những trường hợp chỉ vì một sơ xuất nhỏ trong quản lí vận hành và sử dụng điện năng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tai nạn đe dọa tính mạng con người, gây hư hỏng hoặc làm tan rã hệ thống điện, gây thiệt hại lớn về người và tài sản kinh tế xã hội. Hàng năm cả nước xảy ra khoảng 400, 500 vụ tai nạn do điện, làm 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương. Năm 2008, 38,1% các vụ cháy xuất phát từ lý do chập điện, trong khi cháy do liên quan đến xăng dầu, khí đốt chỉ chiếm 35,4% gây nên những tổn thất khó lòng tính đếm. Vì vậy giáo dục ý thức an toàn điện vừa là mục tiêu của ngành điện là nhận thức cần thiết với người sử dụng điện và là những nhận thức không thể thiếu đối với học sinh THCS khi học kĩ thuật điện, Đặc biệt với HS đang sinh sống học tập trên địa bàn xã Cẩm Tân một xã miền núi của huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá. Đây chính là lý do để tôi chọn đề tài “ Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện” GV: Phạm Thị Thắm – Trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thủy – Thanh Hóa 1
  2. SKKN: Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện môn công nghệ 8 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm khẳng định việc giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn là cần thiết. Nó trang bị cho HS ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản gia đình các em và cho toàn xã hội khi sử dụng điện năng. III. BẢN CHẤT CẦN ĐƯỢC LÀM RÕ Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Học sinh khối lớp 8, Trường THCS Cẩm Tân, Huyện Cẩm Thuỷ, Tỉnh Thanh Hoá. - Chương VI: An toàn điện - Môn công nghệ lớp 8. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Đọc tài liệu để hệ thống hóa lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu thực tế. 2. Phương pháp điều tra viết. Làm một số trắc nghiệm điều tra ý thức sử dụng điện an toàn ở HS 3. Phương pháp quan sát đàm thoại. 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Đề tài này tôi dự kiến kế hoạch nghiên cứu trong thời gian một năm học: - Từ tháng 03/2011 đến tháng 11/2011: Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu liên quan. - Từ tháng 9/2011: Điều tra mức độ hiểu biết về an toàn khi sử dụng điện của học sinh và các kĩ năng sơ cứu nạn nhân tai nạn điện. - Từ tháng 11/2011 đến tháng 12/2012: Tiến hành nghiên cứu, đưa ra phương pháp giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện. - Từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2012 : Hoàn thành đề tài . GV: Phạm Thị Thắm – Trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thủy – Thanh Hóa 2
  3. SKKN: Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện môn công nghệ 8 PHẦN II: NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận: Khoa học hiện nay đã phân tích đầy đủ các tác hại của dòng điện khi đi qua cơ thể con người. Những tai nạn điện thường xảy ra là do hồ quang điện gây bỏng và do dòng điện truyền qua cơ thể người ( điện giật). Các trường hợp trấn thương nặng hoặc tử vong khi sử dụng điện năng là rất nhiều, phần lớn là do bị điện giật: • 76,4% tai nạn xảy ra ở điện áp dưới 1000V • 23,6% tai nạn xảy ra ở điện áp trên 1000V *Khi phân loại các nạn nhân tai nạn do điện giật thấy rằng: - Những nạn nhân làm việc trong ngành điện bị điện giật chiếm: 42,2% - Những nạn nhân không có chuyên môn về điện bị điện giật chiếm: 57,8% * Khi phân loại nạn nhân bị điện giật theo nguyên nhân thấy rằng: + Tai nạn do chạm trực tiếp vào vật mang điện hay các phần có dòng điện chạy qua trong đó có: - Chạm vào dây dẫn điện không phải do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện. - Chạm vào dây dẫn điện do yêu cầu công việc phải tiếp xúc với dây dẫn điện. - Đóng nhầm điện lúc đang sửa chữa kiểm tra hệ thống mấy móc và TBĐ. + Tai nạn do chạm vào các bộ phận bằng kim loại của thiết bị có mang điện áp trong đó có : -Thiết bị có nối đất. -Thiết bị không có nối đất. +Tai nạn do chạm phải vật không phải là kim loại có mang điện áp (tường, nền nhà các vật cách điện) trong đó có: - Bị chấn thương do hồ quang lúc thao tác đóng ngắt mạch điện hoặc TBĐ. - Bị chấn thương do cường độ điện trường cao ở môi trường hay tram biến áp cao áp, siêu cao áp. Như vậy phần lớn các trường hợp bị tai nạn về điện là do chạm phải vật mang điện, dẫn điện hoặc do vật có điện áp xuất hiện bất ngờ, những tai nạn này GV: Phạm Thị Thắm – Trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thủy – Thanh Hóa 3
  4. SKKN: Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện môn công nghệ 8 thường xảy ra đối với những người không có chuyên môn và xảy ra ở các mạng điện có điện áp thấp (380V/220V, 220V/127V) * Điện giật ảnh hưởng đến cơ thể người như thế nào? Dòng điện đi qua cơ thể người gây nên các phản ứng sinh lý phức tạp như: - Điện giật tác động tới hệ thần kinh và cơ bắp : Dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn hển, tim đập nhanh. trường hợp điện giật nặng,trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt. - Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện, (có thể gây bỏng cho người hay gây cháy do bọt kim loại bắn vào vật dễ cháy). Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da, có khi phá hoại cả phần mềm, gân và xương. Các yếu tố gây nguy hiểm khi bị tai nạn điện đối với con người là : * Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể: Mức độ nguy hiểm của dòng điện với cơ thể người tùy thuộc vào trị số cường độ dòng điện và loại nguồn điện một chiều hay xoay chiều. * Đường đi của dòng điện qua cơ thể * Thời gian dòng điện qua cơ thể, độ lớn của điện áp, điện trở môi trường làm việc và tình trạng sức khỏe của người . * Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. TÁC HẠI CỦA DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI Dòng điện (mA) Dòng điện một chiều Dòng điện xoay chiều (50 - 60Hz) 0,6 - 1,5 Bắt đầu có cảm giác ngón tay run nhẹ Không có cảm giác gì 2 - 3 Ngón tay bị giật mạnh Không có cảm giác gì 5 - 10 Bàn tay bị giật mạnh Ngứa ,cảm thấy nóng. 12 - 15 Khó rút tay khỏi điện cực,xương bàn Nóng tăng lên tay,cánh tay cảm thấy đau nhiều . trạng thái này có thể chịu được từ 5 _10 giây. GV: Phạm Thị Thắm – Trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thủy – Thanh Hóa 4
  5. SKKN: Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện môn công nghệ 8 20 - 25 Tay tê liệt ngay không thể rút khỏi điện cực. Rất đau, khó thở .Trạng thái này Càng nóng hơn. Bắp thịt chịu được 5 giây trở lại. tay hơi bị co giật. Tê liệt hô hấp . Bắt đầu rung các tâm 50 - 80 Cảm thấy rất nóng,bắp thất. thịt tay co giật , khó thở.Tê liệt hô hấp. 91- 100 Tê liệt hô hấp. khi kéo dài 3 giây và Tê liệt hô hấp hơn thì tâm thất rung mạnh.Tê liệt tim. Qua bảng trên ta thấy đối với dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có trị số 10mA được coi là dòng điện giới hạn bắt đầu nguy hiểm đối với cơ thể con người. Nhận xét : Mức độ nguy hiểm nhất là khi dòng điện đi vào đầu rồi đi từ đầu qua tay xuống đất. Dòng điện đi từ chân này qua chân kia xuống đất ít nguy hiểm hơn. Trong thực tế , mức độ nguy hiểm của dòng điện sẽ tăng trong tần số từ khoảng 50Hz - 60Hz.Khi tần số lớn hoặc bé hơn mức độ nguy hiểm sẽ lớn hoặc bé hơn. II.2. Thực trạng: Ở địa phương trước đây đã có rất nhiều vụ tại nạn điện xảy ra rất thương tâm, trong đó có cả những phụ huynh và con của họ. Nguyên nhân là do không hiểu mức độ nguy hiểm của dòng điện đến cơ thể người và không thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn điện khi sử dụng và sửa chữa điện tại nhà. Vậy, để mọi người biết rõ hơn về vấn đề này thông qua học sinh, tôi muốn các em là những tuyên truyền viên tích cực, có hiểu biết về vấn đề này. Từ các em đến gia đình các em và cộng đồng xã hội. Sau đây là kết quả khảo sát về ý thức sử dụng điện an toàn của học sinh khối 8, trường THCS Cẩm Tân trước khi áp dụng đề tài này: ( tháng 9/2011) Khối sĩ số Mức độ hiểu biết về an toàn điện Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém SL % SL % SL % SL % 8 68 4 5,9 12 17,6 22 32,4 30 44,1 Vì các em chưa được học phần an toàn điện nên mức độ hiểu biết và nhận thức của các em khá mơ hồ về việc sử dụng điện an toàn. Tuy biết dòng điện ảnh hưởng đến sinh lí con người nhưng mức độ thế nào thì các em chưa rõ ràng và GV: Phạm Thị Thắm – Trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thủy – Thanh Hóa 5
  6. SKKN: Giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn thông qua các bài học an toàn điện môn công nghệ 8 biện pháp xử lí tình huống khi gặp phải tai nạn điện là không biết cách xử lí và chưa có các biện pháp an toàn điện. II.3. Giải pháp thực hiện: * Qua các bài học giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn: Do hiểu rõ tác hại của dòng điện với cơ thể người, nên vấn đề bồi dưỡng kiến thức an toàn điện cho người sử dụng điện nói chung và cho học sinh nói riêng, đồng thời tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho tất cả mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn điện và pháp lệnh bảo hộ lao động với những đối tượng học tập lao động có tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện là hết sức cần thiết. Các bài học dưới đây là những nội dung cơ bản trang bị cho các em những vấn đề mà tôi đã nêu ở trên. Bản thân đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như: hoạt động nhóm, phương pháp trực quan, nêu vấn đề và các câu hỏi mở để học sinh hứng thú và khắc sâu hơn kiến thức đã học. TIẾT: 28. Bài 33: AN TOÀN ĐIỆN I. MỤC TIÊU: Dạy xong bài này, giáo viên cần làm cho học sinh: 1. Về kiến thức: Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người. 2. Về kĩ năng: Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và trong đời sống để áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. 3. Về thái độ: Có ý thức nghiêm túc thực hiện an toàn điện khi sử dụng và sửa chữa điện. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Soạn giáo án đầy đủ và chi tiết, tham khảo một số tài liệu phục vụ cho giảng dạy. - Tranh ảnh về các nguyên nhân gây ra tai nạn điện. - Tranh về một số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa. - Găng tay, ủng cao su, thảm cách điện, kìm Học sinh: - Nghiên cứu bài - Tìm hiểu các biện pháp an toàn điện trong thực tế địa phương GV: Phạm Thị Thắm – Trường THCS Cẩm Tân - Cẩm Thủy – Thanh Hóa 6