Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục Stem theo định hướng nghiên cứu khoa học

docx 40 trang Mịch Hương 27/09/2024 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục Stem theo định hướng nghiên cứu khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_stem_theo_dinh_huong_nghien_c.docx
  • pdfĐẶNG THỊ LOAN - THPT QUỲ HỢP 3 - SINH.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục Stem theo định hướng nghiên cứu khoa học

  1. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Điểm mới trong đề tài 1 1.3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN, THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 3 2.1.1 Cơ sở lý luận 3 2.1.2. Cơ sở thực tiễn, thực trạng của đề tài 6 2.2. NỘI DUNG 9 2.2.1. Cấu trúc, nội dung chủ đề: Dinh dưỡng khoáng 9 2.2.2. Các nội dung trong chủ đề Dinh dưỡng khoáng có thể định hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học 9 2.2.3. Thiết kế các hoạt động để phát triển năng lực NCKH cho học sinh trong dạy học phần dinh dưỡng khoáng 9 2.2.4. Các biện pháp rèn luyện theo định hướng phát triển năng lực NCKH 31 2.3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 33 2.3.1. Mục đích thực nghiệm. 33 2.3.2. Nội dung thực nghiệm. 33 2.3.3. Phương pháp thực nghiệm 34 2.3.4. Kết quả thực nghiệm 34 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 3.1. KẾT LUẬN 38 3.2. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 39 1
  2. NL NCKH, một số sản phẩm nghiên cứu của học sinh để ứng dụng trong trồng và chăm sóc rau tại một số xã thuộc huyện Quỳ Hợp đảm bảo cung cấp nguồn rau vừa rẻ, vừa an toàn cho người sử dụng. Giáo viên đã vận dụng các kỹ thuật dạy học STEM theo định hướng NCKH nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của các em. Trên cơ sở đó, định hướng các em tiếp thu kiến thức của các bài học trong chương trình giáo dục THPT từ đó hình thành một số năng lực chuyên biệt như: Năng lực quan sát, năng lực làm thực hành; Năng lực xác định mối liên hệ; Năng lực xử lý thông tin; Năng lực định nghĩa; Năng lực tiên đoán; Năng lực tư duy, năng lực nghiên cứu khoa học. 1.3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học. - Phân tích nội dung chủ đề: dinh dưỡng khoáng (Sinh học 11 – ban Cơ bản), từ đó lựa chọn nội dung phù hợp với dạy học theo định hướng nghiên cứu khoa học. - Thiết kế bài học giáo dục STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao Năng lực của học sinh đối với môn sinh học. - Thực nghiệm sư phạm để thăm dò hiệu quả của dạy học STEM theo định hướng nghiên cứu khoa học đối với môn sinh học. 2
  3. Các thành phần cấu trúc của năng lực d. Phân loại năng lực Năng lực chung: Trong chương trình giáo dục định hướng năng lực, đã đề ra chuẩn đầu ra bao gồm 9 năng lực chung là: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của những hoạt động nhất định như toán, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao. 2.1.1.2. Năng lực nghiên cứu khoa học. a. Khái niệm về nghiên cứu khoa học Theo Vũ Cao Đàm (2003), nghiên cứu khoa học cũng có thể định nghĩa là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ các thí nghiệm. Nghiên cứu khoa học để phát hiện ra 4
  4. - Kỹ năng: Kỹ năng xây dựng đề tài nghiên cứu, kỹ năng thiết kế nghiên cứu, kỹ năng thu thập dữ liệu, kỹ năng phân tích dữ liệu và sử dụng công cụ phân tích, kỹ năng phê phán, kỹ năng lập luận, kỹ năng viết báo cáo khoa học. 2.1.1.3. Hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học. a. Hoạt động học tập. Theo Trần Bá Hoành (2006), hoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp hướng tới mục tiêu xác định. Mục tiêu đó có thể là hình thành một kiến thức mới, một kỹ năng mới; hay củng cố hoàn thiện kiến thức; có thể là xây dựng một thái độ, một giá trị, góp phần rèn luyện kỹ năng tư duy, năng lực xử lí tình huống có vấn đề. b. Bản chất của hoạt động học tập. Theo Đỗ Văn Thông (2001), bản chất của hoạt động học tập là hoạt động chiếm lĩnh tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo thông qua sự tái tạo của cá nhân người học. Hoạt động học tập là hoạt động hướng vào thay đổi chính mình. Thông thường các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi đối tượng nhưng hoạt động học tập không làm thay đổi đối tượng mà làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động học tập. Hoạt động học tập được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động học tập không chỉ hướng học sinh vào việc lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, mà còn hướng đến việc lĩnh hội phương pháp dành tri thức đó. Nó là công cụ không thể thiếu để đạt mục đích của hoạt động học tập. c. Các dạng hoạt động học tập Theo Trần Bá Hoành (2006), có nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau, từ trình độ thấp đến trình độ cao tùy theo năng lực tư duy của người học như: Tìm lời giải cho một câu hỏi; điền từ, điền bảng, điền tranh câm; lập bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ, bản đồ (đọc, vẽ, phân tích); làm thí nghiệm: Đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm, phân tích nguyên nhân, thông báo kết quả; thảo luận, tranh cãi về một chủ đề nêu ra; giải bài toán nhận thức, bài tập tình huống; nghiên cứu ca điển hình: Điều tra thực trạng, đề xuất giải pháp cải thiện thực trạng, thực nghiệm giải pháp mới; bài tập lớn, đề án, luận văn, luận án. d. Các dạng hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học trong dạy học Sinh học. - Hoạt động giải bài tập phát triển năng lực nghiên cứu khoa học. - Hoạt động thực hành thí nghiệm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn, thực trạng của đề tài. 2.1.2.1. Thực trạng học tập của học sinh đối với môn Sinh học. 6