Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phát triển nhân cách học sinh Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phát triển nhân cách học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_phat_trien_nhan_cach_hoc_sinh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phát triển nhân cách học sinh Tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm “ giáo dục phát triển nhân cách học sinh tiểu học” A - Đặt vấn đề : Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, đem lại sự ấm no hạnh phúc, đạt đến một xã hội công bằng văn minh. Muốn đạt được điều đó chúng ta phải huy động sức mạnh tổng hợp của nguồn lực con người. Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” Giáo dục đào tạo có vai trò rất lớn và có ý nghĩa sâu sắc trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đủ năng lực, phẩm chất để xây dựng đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục là nhằm xây dựng con người, chủ nhân của Đất nước phải có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường yêu cầu hiện thời đại hoá cần có con người tài năng, trí tuệ, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện và hình thành phát triển nhân cách cho học sinh là vô cùng quan trọng. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: Những dấu ấn của nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng có ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời của học sinh. Đối với trường tiểu học có đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em thường dễ bị xao động, bồng bột do vậy những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội đối với các em thường rất nhanh, các em tiếp thu những cái xấu nhanh hơn cái tốt, hiện tượng trẻ em vi phạm, phạm pháp ngày càng gia tăng, trở thành nỗi lo ngại cho gia đình và xã hội . Thực trạng bối cảnh hiện nay đang có nhiều vấn đề ảnh hưởng mạnh mẽ nhanh chóng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Vấn đề phát triẻn nhân cách cho học sinh là vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong đó nhà trường có vị trí đặc biệt cho sự phát triển nhân cách học sinh giáo dục nhân cách không chỉ là vấn đề của một Đất nước mà là vấn đề mang tính chất 1
- toàn diện, tính chất xã hội, tính chất thời đại là điều kiện khách quan để bảo vệ sự sống còn là tương lai của toàn xã hội. Hồ Chí Minh đã nói “ Hiền dữ đâu phải là định sẵn, phần nhiều giáo dục mà nên” Thật vậy, là nguồn quản lý trường tiểu học, nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh là việc làm đầu tiên, thường xuyên, liên tục để đào tạo ra con người vừa có tài vừa có đức xây dựng một đất nước vững mạnh và phát triển. Chính vậy nên tôi chọn “ giáo dục và phát triển nhân cách học sinh tiểu học ở trường tiểu học Hải ThanhB để làm vấn đề nghiên cứu. I. Mở đầu. Như chúng ta đã biết: “ Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu về đức trí, thể mỹ” , để trẻ có hành trang bước vào đời. Những năm đầu của cuộc đời trẻ ở trường tiểu học được chăm sóc dạy dỗ chu đáo để trở thành đứa trẻ khoẻ mạnh, thông minh, ngoan ngoãn đây là cái gốc, cái nền móng đầu tiên là cơ sở quan trọng để học sinh lên lớp trên. Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triể nhân cách của trẻ, song ảnh hưởng đó không hoàn toàn giống nhau về tính chất mức độ. Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách, song ảnh hưởng đó không hoàn toàn giống nhau về tính chất , mức độ. Môi trường mang lại những ảnh hưỏng tích cực đồng thời đem lại những ảnh hưỏng tiêu cực cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhân cách của con người phản ánh chủ yếu những đặc điểm lịch sử của những điều kiện sinh hoạt của nó . Phương pháp đào tạo con người phát triển toàn diện phù hợp với yêu cầu của thời đại, giáo dục mang tính tự giác. Trong sự hình thành nhân cách giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Kết quả của quá trình giáo dục là tác động lẫn nhau của các yếu tố khách quan, trong đó giáo dục đã định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục phát hiện khai thác, khuyến khích phát triển những yếu tố thuận lợi, đồng thời hạn chế những yếu tố thuận lợi, đồng thời có phát triển nhân cách. Đối với học sinh tiểu học do dễ xúc cảm, hay xúc động chưa biết tính kiềm chế sự biểu hiện cảm xúc của người bên ngoài , từ gia đình nay bước vào trường 2
- học các em cần sự chăm sóc , yêu thương, động viên nâng đỡ, bảo ban nhẹ nhàng, có nghĩa là các em có nhu cầu lớn về mặt tình cảm . ở lứa tuổi này các em mang tính hiếu động, hay bắt chước, cơ thể các em đang phát triển nên luôn luôn đòi hỏi sự vận động, các em không chịu ngồi một nơi, thích vui chơi, chạy nhảy, đến lớp học ngồi yên chú ý là một điều vô cùng khó khăn và thử thách đối với các em. Việc giáo dục trẻ em trong giai đoạn này , nếu thầy cô giáo và cha mẹ học sinh biết đi sâu vào thế giới nội tâm của trẻ, hiểu biết thấu đáo những nhu cầu hiện có của trẻ, tìm ra những phương thức đúng đắn để thoả mãn nhu cầu đó thì giai đoạn này là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nhân cách của trẻ. II thực trạng giáo dục và phát triển nhân cách của trẻ ở trưòng tiểu học Hải Bình Giáo dục và phát triển nhân cách là vấn đề quan trọng hiện nay trong nhà trường nói chung và nhà trường tiểu học Hải Bình Đối với trường tiểu học Hải Bình là trường 100% dân số sóng bằng nghề biển và buôn bán chế biến hải sản, với tính chất nghề nghiệp của địa phương nên các gia đình bố mẹ thường xuyên đi xa việc chăm sóc uốn nắn chỉ bảo những điều hay lẽ phải còn nhiều hạn chế, với cuộc sống sinh nhai, nhiều gia đình thưưòng xuyên vắng mặt nhiều ngày nên việc giáo dục thường xuyên phó mặc cho nhà trường, hơn nữa đây là nơi thường xuyên có nhều người đi buôn bán xa, dẫn đến thu nhập nhiều mặt tích cực cũng như tiêu cực của xã hội. Hơn nữa đây là vùng giáo dân toàn tòng nên chi phối nhiều vấn đề khác , đối với phụ huynh học sinh trình độ học vẫn thấp, chủ yếu là học hết hoặc chưa hết tiểu học, nhiều phụ huynh chưa biết đọc. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ, đối với trẻ môi trường là yếu tố hết sức quan trọng đến sự phát triển mọi mặt của trẻ, đặc biệt là nhân cách của trẻ. Với tỷ lệ sinh đẻ cao, số dân đứng nhất nhì trong huyện nên có ảnh hưởng rất lớn đến sự quan tâm học tập cho các em, nhiều gia đình luôn muốn cho con em mình tham gia nghề biển nên các em có ảnh hưỏng rất lớn của bố mẹ. Chính vì thế việc hiếu học chưa được nâng cao, chưa được giáo dục thường xuyên về mặt đạo đức mà đối với trẻ tiếp xúc rất nhanh những vấn đề xấu của xã hội hiện nay, nhiều em chưa thiết tha với việc học tập trong lớp chưa 3
- nghe lời thầy cô giáo. Hơn nữa do điều kiện là vùng giáo dân hơn nữa các em phần nào chịu ảnh hưởng của những vấn đề giáo dục khác nhau. Các em luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào vấn đề tôn giáo Chính vì thế các em phải tham gia nhiều buổi lễ và nhiều em là thành viên trong đội văn nghệ nhà xứ nên các em thường xuyên phải hoạt động dẫn đến tư tưởng học tập cũng bị phân tán. Như chúng ta biết việc phát triển nhân cách của trẻ nó ảnh hưởng nhiều yếu tố : gia đình, nhà trường, xã hội. Những yếu tố này là nguyên nhân vô cùng quan trọng hình thành nên nhân cách của trẻ , chính vì thế việc giáo dục phát triển nhân cách cho trẻ là vấn đề không thể xem nhẹ và là vấn đề luôn phải làm thường xuyên liên tục để cho trẻ hình thành được ý thức trách nhiệm của mình đến lời ăn tiếng nói đến những suy nghĩ của bản thân là trách nhiệm của bản thân đối với xã hội mình đang sống, từ đó thấy được trách nhiệm của mình đối với việc học tập cũng như đối với cha mẹ và mọi người xung quanh. Qua những vấn đề trên tình hình thực tế địa phương thì việc giáo dục về mọi mặt trong đó vấn đề đạo đức được nhà trường chú trọng. Năm học 2005 – 2006 nhà trường có số học sinh 660 em được chia thành 23 lớp. Các giáo viên đã được đào tạo từ trình độ chuẩn trở lên nên nhà trường an tâm đến sự giáo dục của các thầy cô và chú trọng đến mọi mặt hoạt động trong nhà trường. Với những thực trạng trên để việc thực hiện những giải pháp để phát triển nhân cách học sinh tôi đã tiến hành. 4
- b. Giải quyết vấn đề I các giải pháp thực hiện 1.Tác động của người quản lý đối với giáo viên. Giáo viên là người tổ chức, động viên học sinh thực hiện tốt các yêu cầu giáo dục và giảng dạy trong nhà trường , giáo viên phải phát hiện được tiềm ẩn, năng khiếu của học sinh. Nhận thức được mục tiêu trên nhà trường luôn coi trọng công tác bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện giúp giáo viên phát huy tối đa năng lực của họ. Năm học vừa qua việc bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên đã được tiến hành bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng đến nhiều vấn đề tự học, tự bồi dưỡng, dự giờ , thao giảng ở các khối lớp, kết hợp với việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. 2. Tác động tới mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh Để đảm bảo cho sự phát triển nhân cách đó là tự ý thức và hình thành tình cảm của học sinh nhà trường cần thực hiện giáo dục toàn diện đức – trí – thể – mỹ và nâng cao chất lượng văn hoá. Muốn vậy trước hết phải đảm bảo tính mẫu mực của người thầy. Tập thể sư phạm nhà trường luôn là tấm gương sáng cho các em soi vào, tự điều chỉnh bản thân giúp các em thấy rõ mặt mạnh cần phát huy và mặt yêu cầu khắc phục. Học sinh tiểu học dễ xúc cảm, hay xúc động lớn về tình cảm, các em dễ vui dễ buồn, dễ giận các em thường chiụ sự chi phối về tình cảm , các em rất hiếu động hay bắt chước. Tuy vậy các em cũng tự vạch ra cho mình nhân cách tương lai. Vì vậy cần có sự nhận xét của người lớn thật khách quan vô tư, đúng mực. Thầy cô giáo thông qua hoạt động ngoài giừo, sinh hoạt tập thể giúp các em cách nhìn, cách cảm nhận về mọi biểu hiện bên ngoài. Giáo dục cho các em được tình cảm và trách nhiệm lòng tự trọng và danh dự khắc phục những tính cách phi giáo dục. Xác định cho các em thấy được hoạt động học tập và thái độ đối với mọi người là biểu hiện chủ yếu của nhân cách. Mặc dù địa bàn Hải Thanh kinh tế đang ngày càng phát triển song điều kiện kinh tế của mỗi gia đình khác nhau nhưng do tự ý thức đựơc nên học sinh đã gắn bó đoàn kết với nhau giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn nhiều em do gia đình 5
- chưa chú trọng trong học tập còn bắt các em ở nhà trông em. Đầu năm học thông qua cuộc họp phụ huynh, nhà trường đề ra quy chế thi đua cho phụ huynh biết như chỉ tiêu năm học, học sinh nghỉ học phải có lý do chính đáng Qua các tuần, các tháng hoạt động hoặc qua các buổi học, tiết học tổng kết có sự khen chê kịp thời giúp các em nhìn rõ hơn kịp thời uốn nắn những sai lệch. Dù hoạt động ở đâu thì tập thể giáo viên luôn bảo đảm bình đẳng, giúp các em có những thuận lợi để phát triển nhân cách. Tạo điều kiện cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn 3.Công tác tham mưu về tác động của nhà trường đối với phụ huynh học sinh Do yếu tố nhà trừờng là chủ đạo, gia đình là tiền đề xã hội là điều kiện để phát triển nhân cách . Chính vì vậy nhà trường luôn gắn chặt mối quan hệ giữa các yếu tố gia đình – Nhà trường – xã hội. Chúng ta biết việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh là thông qua sự giáo dục của thầy cô và ảnh hưởng của người thân cũng như môi trường xã hội. Xác định được điều đó nhà trường phải có mối quan hệ chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh, tham mưu với hội cha mẹ học sinh để chọn ra ban thường trực hội có lòng nhiệt tình , khả năng hoạt động tốt , động viên các thành viên trong hội cha mẹ học sinh không “ khoán trắng” cho nhà trường. Mà phải thường xuyên liên tục đề ra giải pháp để các em chăm lo việc học tập ở nhà cũng như ý thức được trách nhiệm của mình đối với nhà trường . 4. Chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường hoạt động để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách . Đối với các đoàn thể trong nhà trường : đoàn đội, công đoàn Chỉ đạo chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch thống nhất mục đích giáo dục của nhà trường với tổ chức đoàn đội trong từng giai đoạn, theo các chủ điểm nhất định. Chính vì lẽ đó mà các em liên đội nhà trường điều có ý thức học tập tốt, các em xây dựng được mề nếp học tập ở trường cũng như ở nhà. Đoàn tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ chào mừng những ngày kỷ niệm lớn. Các em được giao lưu học hỏi nhau, được trình diễn văn nghệ, kể chuyện. Thông qua các hoạt động nhiều chi đội đã tự khẳng định được và đạt thành tích cao. 6