Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh qua tiết thực hành đạo đức

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 6982
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh qua tiết thực hành đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_qua_tiet_thuc_hanh_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh qua tiết thực hành đạo đức

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh qua tiết thực hành đạo đức.
  2. Phần I Cơ sở xuất phát và cách đặt vấn đề Bác Hồ đã dạy chúng ta “Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Do vậy việc giáo dục đạo đức là mặt trận hàng đầu, của trường phổ thông. Đặc biệt trường tiểu học lại càng quan trọng, vì người xưa đã dạy: Bé không vin cả gãy cành và “Dạy con từ thủa còn thơ”. Việc giáo dục đạo đức ở trường tiểu học, thông qua việc tiết dạy đạo đức là vô cùng cần thiết. Mỗi bài đạo đức ở trường tiểu học, được thực hiện trong hai tiết dạy: tiết kể chuyện và tiết thực hành. Nhờ tiết kể chuyện học sinh nhận ra được các mẫu hành vi, và chuẩn mực đạo đức cần cung cấp. Nhờ tiết thực hành các em được giải quyết một số tình huống của chuẩn mực đạo đức, và các em đươcj luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Hai tiết này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, tiết kể chuyện chuẩn bị cho tiết thực hành, và tiết thực hành dựa vào tiết kể chuyện, để củng cố tiết kể chuyện. Chính vì để giúp các em hình thành được những thao tác, những hành động phù hợp với mẫu hành vi, chuẩn mực rút ra từ tiết kể chuyện đạo đức, làm cơ sở hình thành thói quen đạo đức hàng ngày, thì bằng những hình thức sinh động, gây hứng thú cho các em trong tiết luyện tập (tiết 2) đóng vai trò quan trọng. Khi chuẩn mực hành vi đạo đức mà các em nhận được ở tiết 1, thông qua tiết luyện tập và trở thành thói quen hành vi đạo đức hàng ngày của các em thì bài dạy có hiệu quả nhất. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài:
  3. Giáo dục học sinh qua tiết dạy đạo đức. Phần II Cơ sở khoa học và thực tiễn Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lúa tuổi tiểu học từ 6- 10, suy nghĩ của các em còn non nớt, kinh nghiệm sống của các em ở trình độ thấp, ở học sinh tiểu học tư duy cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng, có tính bắt chước nên cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách người công dân, người chủ của xã hội tương lai. Mặt khác nó giúp cho các em hình thành cơ sở ban đầu, như một “Sức đề kháng” chống lại sự xâm nhập của những cái xấu từ bên ngoài và gột rửa những cái xấu đã bị tiêm nhiễm, những cái đi ngược với chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã quy định. Để các chuẩn mực hành vi đạo đức trở thành thói quen trong cuộc sống hàng ngày của các em thì đòi hỏi người giáo viên phải cho các em luyện tập tốt trong giờ thực hành. Vì qua tiết thực hành giúp các em hình thành được thao tác, hành động phù hợp với mẫu hành vi rút ra từ tiết kể chuyện đạo đức. Qua giảng dạy thực tế, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hầu hết bố mẹ làm nghề tự do (buôn bán, lái xe ôm) không có điều kiện giáo dục con cái, bố mẹ chưa làm gương cho các con noi theo. Nên các em bị nhiễm nhiều thói hư tật xấu ở ngoài xã hội và gia đình. Các em còn nói tục, nói bậy, nói năng với người lớn chưa lễ phép, cư xử với người xung quanh
  4. chưa đúng mực. Cho nên việc giáo dục đạo đức cho các em là vô cùng quan trọng. Thực tiễn giáo dục sinh động cho thấy rằng, nhiều khi các em vi phạm những chuẩn mức hành vi đạo đức không phải do ý thức thấp kém của các em mà chính là do các em không được dạy và giáo dục. Ví như, do không được chỉ bảo đến nơi đến chốn, có những em không biết cám ơn khi được người khác giúp đỡ, không biết xin lỗi khi làm phiền lòng người khác, các em đưa đồ vật cho người lớn bằng một tay Như vậy tiết thực hành dạy đạo đức được làm tốt, có tổ chức, không những hình thành cho các em thói quen hành vi đạo đức mà còn củng cố mở rộng những tri thức đạo đức tương ứng và phát triển được tình cảm đạo đức ở các em. Cơ sở sinh lý của tiêt luyện tập là ở chỗ củng cố và làm vững chắc những mối liên hệ thần kinh tạm thời đã được hình thành và tạo ra những mối liên hệ thầnh kinh tạm thời mới, đưa những mối liên hệ này vào hệ thống những môi liên hệ đã có. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên tôi nhận thấy rằng, để biến chuẩn mực hành vi đạo đức, thành thói quen hàng ngày của các em, phải có thời gian kiên trì, thường xuyên phải thực hiện đựơc của từng tiết dạy từng bài. Tôi đề ra phương hướng và các biện pháp tiến hành cụ thể sau: Phần III Phương hướng và biện pháp tiến hành 1.Để tiết luyện tập có hiệu quả cần tuân theo phương hướng và mục đích sau: - Tiết luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định phù hợp với mục đích, yêu cầu bài.
  5. - Học sinh phải nắm vững chuẩn mực hành vi đạo đức rồi mới thực hành. - Khi thực hành giáo viên nêu rõ mẫu hành vi, tên hành vi, những yêu cầu cần đạt trong luyện tập. - Giáo viên làm mẫu thật chính xác, đúng thao tác, học sinh quan sát và thực hành theo. - Luyện tập từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. - Học sinh được luyện dưới sự chỉ đạo của giáo viên và tự luyện tập một cách độc lập. - Luyện tập phải kiên trì, tập trung chú ý. 2. Từ mục đích và phương hướng trên tôi tiến hành bằng các biện pháp cụ thể sau: Thông qua các câu chuyện của 15 bài đạo đức, người soạn thảo chương trình đã xuất phát từ đặc điểm khả năng nhận thức của lứa tuổi lớp 4 từ các chuẩn mực ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội ta. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày, muôn hình muôn vẻ, những câu chuyện đó chỉ là một khía cạnh của cuộc sống, mà người giáo viên phải thông qua tiêt dạy bằng các hình thức sinh động và hấp dẫn, khái quát chi học sinh nhận thức để từ đó biến những chuẩn mực hành vi đạo đức trở thành thói quen hàng ngày. Từ những suy nghĩ trên tôi cố gắng biến các tiêt luyện tập thành một hoạt động sinh động của trò, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tuỳ theo nôi dung từng bài mà học sinh được luyện tập các thao tác, các hành động đạo đức bằng nhiều hình thức như: - Trò chới sắm vai. - Làm bài tập tình huống. - Nhận xét đánh giá hanh vi đạo đức.
  6. - Thảo luận. - Rèn luyện Ví dụ: Dạy tiết 2 bài “Lễ phép với người lớn” (Bài 12 - Đạo đức lớp 4 trang 27) Sử dụng hình thức sau: - Làm phiếu bài tập Chơi sắm vai. a. Cả lớp làm bài 5 tình huống (Phiếu học tập cá nhân). 1. Nam và Lan đi học về gặp bác tổ trưởng dân phố đi chợ về. Nam đứng lại mỉm cười chào bác, bác khen Nam. Khi bác đi xa rồi Lan nói với Nam: “Bác ấy có biết mình là ai đâu? Việc gì phải chào?” Bạn nào đúng? Bạn nào sai? Vì sao? 2. Giờ ra chơi Hùng và Tuấn đang chơi bi. thầy hiệu trưởng đi qua, Tuấn đứng nghiêm chào thầy, Hùng vừa bắn bi vừa chào thầy. Phan tích hành động của hai bạn: Ai đúng? Ai sai? Sai ở đâu? 3. Tổng kết năm học cô giáo trao phần thưởng cho hai bạn học sinh giỏi khi cô giáo trao phần thưởng cho Trang, Trang đón nhận bằng hai tay, miệng nói: “con cám ơn cô”. Đến lượt Tùng, Tùng đưa một tay ra nhận rồi chạy về chỗ ngồi. Phân tích hành động của hai bạn. 4. Trong giờ học Lan mượn Hoa bút chì. Hoa ném bút chì cho Lan qua mặt cô giáo. Phân tích hành động của hai bạn. 5. Mai đến rủ Tú đi học. Tú vội lấy cặp và chạy ra cửa. Mai nhắc Tú: “Sao cậu không chào bà?”. Tú đáp: “Bà tớ già rồi, bị lẫn có biết gì mà chào”. Phân tích hành động của Tú? Theo con ở trường hợp như vậy con sẽ làm như thế nào?
  7. Sau mỗi bài tập học sinh tự làm, bạn nhận xét và thống nhất ý kiến. Cuối cùng giáo viên chốt lại cả bài tình huống đó là: Học sinh phải thực hiện tốt những hành vi lễ phép với người lớn ở gia đình, nhà trường và xã hội. Ví dụ: Trong tình hưống 3 giáo viên cho học sinh trả lời: Gọi hai em lên nhận xét. Hành động của bạn Trang là đúng. Hành động của bạn Tùng là sai. Giáo viên hỏi: Vì sao hành động của bạn Trang là đúng? Học sinh trả lời: Hành động của bạn Trang đúng vì khi người lớn trao cho ta vật gì, ta phải đón bằng hai tay và nói lời cảm ơn. b. Trò chơi sắm vai: Giáo viên phân cho 4 tổ mỗi tổ nhận săm vai 1 tình huống trong phiêu học tập. Gọi từng tổ lên trình bày chú ý những động tác đứng nghiêm chào người lớn, nhận vật gì ở tay người lớn phải giơ hai tay và miệng nói: “Cám ơn ” hoặc nói: “ xin”. Động tác chào và xin phép đi học hoặc đi chơi. Qua trò chơi “sắm vai” học sinh đã tự thực hành được một số mẫu hành vi đúng và không mắc những hành vi sai. Qua bài học này học sinh rút ra được lễ phép với người lớn qua các mẫu hành vi đúng và lời nói cách xưng hô giúp các em hình thành được kĩ năng, kĩ xảo trong hành vi đạo đức. Từ đó hình thành thói quen lễ phép với người lớn ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Dạy tiết 2 bài “Tiết kiệm tiền của”. (Đạo đức lớp 4 – bài 8 trang 19)
  8. - Sử dụng hình thức hái hoa dân chủ. - Sắm vai trong tiểu phẩm mẹ và con. a. Trò chơi hái hoa dân chủ - Cây hoa được trang trí đặt ở giữa bục giảng. - Lần lượt mỗi tổ lên hái một bông hoa, về tổ thảo luận rồi lên trả lời. - Cả lớp nhận xét - cả tổ nhận xét cho điểm theo tổ. • Nội dung các bông hoa: 1. Nửa đêm đang ngủ, bỗng nghe thấy tiếng nước chảy tràn bể. Em sẽ làm gì? Vì sao em phải làm như vậy? 2. Hằng rất sợ bóng tối, nên buổi tối khi bố mẹ đi vắng, Hằng bật tất cả đèn ở tất cả các phòng trong nhà, mặc dù Hằng chỉ sử dụng đến đèn ở bàm học. Việc làm của Hằng có đúng không? Theo em thì em sẽ làm như thế nào? 3. Tuấn có rất nhiều đồ chơi, nhưng cái nào cũng hỏng, vứt ở mọi chỗ trong nhà. Theo em, nếu có đuợc nhiều đồ chơi như bạn Tuấn em sẽ làm gì? Nếu không chơi nữa (do lớn rồi) thì em sẽ làm thế nào? 4. Lan đang ăn quà sáng thì trống tập trung, Lan vứt luôn nửa cái bánh mỳ ba tê vào thùng rác rồi vào chỗ xếp hàng. Phân tích hành động của bạn Lan. Theo em thì em làm thế nào? Qua phần trả lời của các tổ. Giáo viên chốt: Hàng ngày chúng ta phải tiết kiệm điện, nước, lương thực, quần áo đồ chơi, giày dép và tiền bạc Trên cơ sở hình thành cho các em có thói quen biết tiết kiệm trong sinh hoạt. b. Sắm vai: Tiểu phẩm: “Mẹ con” Hai học sinh sắm vai mẹ và con đang nói chuyện với nhau:
  9. - Hoa: Mẹ ơi mai mẹ mua cho con chiếc quần bò như bạn Trang đi mẹ! - Mẹ: Quần áo đồng phục của con vẫn mặc được cơ mà? Với lại đến trường không được mặc quần bò. - Hoa: Mẹ mua cho con để con mặc đi chơi. - Mẹ: Bây giờ nhà ta đang phải tiết kiệm tiền để mua thuốc cho bà ốm. - Hoa: Thế mẹ đi vay có được không ạ! - Mẹ: Đi vay thì phải trả nợ người ta, mà mẹ không muốn mắc nợ. Con cố gắng học giỏi cuối năm mẹ sẽ thưởng cho. - Hoa: Thôi mẹ ạ! Con sẽ cố gắng học giỏi để mẹ vui lòng. - Mẹ: Con gái mẹ ngoan lắm, như thế là con đã biết tiết kiệm rồi đấy. Cả lớp nhận xét lời nói và việc làm của các nhân vật. Như vậy qua tiểu phẩm nhỏ, học sinh thấy rõ được hành vi đúng và không đúng. Và một lần nữa củng cố cho các em thói quen biêt tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Dạy tiết 2 bài “Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng” (Đạo đức lớp 4 – bài 13 trang 29) Sử dụng hình thức: - Thảo luận - Chơi trò chơi. a. Thảo luận: Giáo viên đưa ra các bài tập để học sinh thảo luận. • Lớp em tổ chức đi tham quan một di tích lịch sử. Em phải chuẩn bị như thế nào để giữ được vệ sinh trên ô tô và nơi tham quan?