Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học

doc 17 trang sangkien 8220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_boi_duong_xay_dung_doi_ngu_g.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học

  1. GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG, XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC A - ĐẶT VẤN ĐỀ: Tiểu học là một bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, nó có vai trò nền tảng rất quan trọng, có đặc điểm bản sắc riêng, giáo dục Tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em. Cần phải thấy rằng những gì cần thiết mà không tạo cho trẻ khi còn học ở Tiểu học thì sau này khó mà thực hiện được những bậc học tiếp theo. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, thời đại khoa học phát triển như vũ bảo. Thời đại của công nghệ cao của tin học. Toàn bộ nhân loại đang cố gắng chuyển mình để theo kịp những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Mỗi quốc gia phải tự mình tìm một lối đi thích hợp để không bị tụt hậu. Việt Nam chúng ta cũng nằm trong guồng quay ấy. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục ở nước ta. Giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, giáo viên là lực lượng giáo dục chính giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của Nhà trường, chính vì thế mà công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên. Hiện nay chúng ta đang có nhiều đổi mới trong công tác giáo dục, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp 1
  2. bách. Một nhà trường mà các giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như đổi mới phương pháp trong giảng dạy thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dục của thời đại. Quá trình này đòi hỏi đội ngũ phải thể hiện bản lĩnh và năng lực của mình. Viểc rèn luyện nghề nghiệp phải được diễn ra thường xuyên để đáp ứng nhu cầu mà nghành giáo dục cũng như xã hội đặt ra. Trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học cần phải đảm báo đủ ba yếu tố cơ bản: “Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, kiến thức và kỹ năng sư phạm”. Trong Luật Giáo dục có nêu: “Nhà giáo dục không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học”. Vì vậy, đứng trước yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, với vai trò của người quản lý phải làm gì để đội ngũ nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức, nâng cao tay nghề và kịp thời nắm bắt được các yêu cầu đặt ra cho nghành giáo dục hiện nay. Tuy nhiên điều này trong thực tế thì ở một số nhà trường chưa có sự đầu tư đúng mức. Ở trường Tiểu học Thị trấn vẫn còn một vài giáo viên tuổi cao ít quan tâm phấn đấu để nâng cao trình độ, hơn thế họ không mấy hào hứng trong việc học tập nâng cao trình độ. Cũng còn những giáo viên tiếp cận với phương pháp mới còn nhiều hạn chế, khi dạy còn nặng nề truyền thụ kiến thức theo con đường mòn, chưa phát huy sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy mà tay nghề cũng như trình độ của đội ngũ chưa đồng đều. Một số giáo viên trẻ thì chưa có kinh nghiệm, tay nghề còn non trẻ nên rất cần được quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Trong thời gian qua Trường Tiểu học Thị trấn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy - học, tuy nhiên đó chưa phải là cái đích để dừng. Là cán bộ quản lý của nhà trường, bản thân tôi rất băn khoăn với chất lượng giáo dục của nhà trường, nhất là một trường đóng tại trung tâm huyện. Bản thân đã xác định rằng: Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo 2
  3. viên sẽ là vấn đề chủ yếu và quan trọng nhất trong công tác quản lý. Công việc này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thành tích dạy học đã đạt được trong thời gian qua, và phấn đấu phát triển tốt hơn, đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tay nghề vững vàng và phấn đấu để thực hiện tốt việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sớm nhất. Với suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một số giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở nhà trường. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CƠ SỞ LÝ LUẬN. Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc bịêt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải quán triệt về chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”. Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục - Đào tạo phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành giáo dục, đồng thời vai trò người thầy quyết định sự thành bại sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Bàn về vị trí vai trò 3
  4. của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ người thầy. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên”. Có thể nói, năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy giáo, cô giáo là bài học sống, sinh động đối với học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách học sinh. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay, người thầy lại có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Không có thầy giỏi thì khó có học trò giỏi được. Chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị cao, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghịêp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra được một môi trường giáo dục thuận lợi để cho họ có thể phát huy cao nhất năng lực của mỗi giáo viên, để mỗi người không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết của mình, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá của ngành giáo dục hiện nay. II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Trường Tiểu học Thị trấn là trường mới thành lập ngày 27 tháng 08 năm 2006, là một trường Tiểu học non trẻ nhất của bậc Tiểu học thuộc ngành giáo 4
  5. dục huyện Trường được đặt tại trung tâm huyện, là trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Nghi Xuân. Trường có nhiều thuận lợi như: Mặt bằng dân trí cao, đời sống dân sinh kinh tế có nhiều phát triển hơn các vùng trong huyện, học sinh có điều kiện thuận lợi trong học tập, nhà trường được sự quan tâm của cấp trên và địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu giáo viên, 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn. Đội ngũ giáo viên của trường có độ tuổi bình quân trên 30 trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm tâm huyết với nghề nghiệp, phần lớn giáo viên đều có năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Các tổ chuyên môn của trường được hoạt động thường xuyên, hiệu quả cao. Tuy nhiên bên cạnh đó nhà trường gặp không ít những khó khăn như: Cơ sở vật chất của trường nhận bàn giao lại của trường Tiểu học và THCS Nghi Xuân xây dựng đã lâu, vừa thiếu vừa xuống cấp, thiếu về phòng học, các phòng chức năng, bàn ghế học sinh thì không đúng quy cách và hư hỏng nhiều. Đồ dùng thiết bị dạy học khi mới thành lập chưa có, mãi đến năm học 2011 - 2012 mới được Sở GD&ĐT cấp đồ dùng dạy học trị giá trên 26 triệu đồng và huyện hỗ trợ 50 triệu đồng để nhà trường mua đồ dùng, thiết bị dạy học, phần còn lại chủ yếu do nhà trường mua sắm hàng năm bằng việc huy động các nguồn kinh phí khác. Về đội ngũ giáo viên vẫn còn một vài giáo viên tuổi cao, sức khoẻ hạn chế và một vài giáo viên khác không bắt kịp với sự nghiệp giáo dục hiện nay thể hiện như việc vận dụng, đổi mới phương pháp dạy học, cập nhật và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thậm chí không sử dụng được máy vi tính để soạn giáo án chưa nói đến dạy bằng giáo án điện tử. Một số giáo viên dạy tin, ngoại ngữ là giáo viên hợp đồng huyện mang tính thời vụ không công tác lâu dài tại trường cũng tạo nên những hạn chế nhất định trong việc giáo dục toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. 5
  6. Từ những thuận lợi khó khăn và thực tế đội ngũ giáo viên nhà trường, là người cán bộ quản lý bản thân tôi nhận thức được việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm qua trường đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên và duy trì nề nếp, xây dựng hoạt động chuyên môn trong nhà trường từng bước ổn định, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển xứng tầm với một trường ở trung tâm huyện. III - GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Để việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường đạt hiệu quả cao, là người cán bộ quản lý bản thân tôi đã vận dụng một số giải pháp sau: 1- Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong sư phạm lành mạnh trong giáo viên. Cần làm cho mỗi giáo viên phải nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt Đường lối, Chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành giáo dục và đơn vị công tác. Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời kỳ hội nhập Quốc tế. Nâng cao tinh thần yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Giáo viên cần nhận thức sâu sắc: “Bậc tiểu học là bậc nền tảng trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giúp cho học sinh hình thành được nhân cách bước đầu rất cơ bản để các em có điều kiện rèn luyện học tập và phát triển các bậc học tiếp theo”(Luật Giáo dục). 2- Thường xuyên tổ chức cho giáo viên sinh hoạt, học tập nâng cao tư tưởng chính trị, coi trọng công tác thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, đặc biệt khâu xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong nội bộ, mỗi giáo viên thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết thống nhất “đoàn kết là sức mạnh là nguyên nhân 6