Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách kiểm tra đánh giá môn Công nghệ 7

doc 6 trang sangkien 30/08/2022 6020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách kiểm tra đánh giá môn Công nghệ 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_cach_kiem_tra_danh_gia_mon_con.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới cách kiểm tra đánh giá môn Công nghệ 7

  1. A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Lời mở đầu : - Kiểm tra đánh giá là một quá trình được tiến hành một cách có hệ thống , được thực hiện thường xuyên , liên tục trong suốt quá trình giảng dạy . Để đổi mới việc kiểm tra đánh giá trước hết chúng ta cần hiểu rõ khái niệm cơ bản trong kiểm tra đánh giá . + Kiểm tra : Là xác định kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực hiện quá trình giảng dạy và học tập. + đánh giá : Là xác nhận trình độ , khả năng thực hiện và đạt mục tiêu học tập của học sinh ở các mức độ như nhận biết , hiểu , vận dụng - Việc kiểm tra đánh gia có tác dụng kích thích sự cố gắng thi đua học tập giữa các cá nhân của người học trong cùng một lớp , giữa các lớp với nhau . Kiểm tra , đánh giá nghiêm túc , chính xác từ đó giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm , tự giác trong học tập , ý thức vươn lên và cũng cố niềm tin trong học tập . Chính vì vậy mỗi giờ lên lớp giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả hoc tập của học sinh , kiểm tra học sinh xem có đạt được mục tiêu đề ra không . - Từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh cho phù hợp . - Muốn vậy giáo viên nắm vững mục tiêu, kiến thức , biết được thực trạng kiểm tr a đánh giá trong đơn vị trường học hiện nay , để từ đó đưa ra những yêu cầu tiêu chí , quy trình kiểm tra đánh giá cho phù hợp . 2 . Thực trạng của vấn đề : Qua thực tế tìm hiểu của việc kiểm tra đánh giá cho thấy cách kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh trước đây , giáo viên thường đặt câu hỏi , ra đề kiểm tra hay nghiêng về khả năng ghi nhớ , tái tạo kiến thức của học sinh . Qua đó cho thấy cách kiểm tra đánh giá còn bột lộ những hạn chế như : Không thể hiện được tất cả nội dung kiến thức học sinh đã học , bài kiểm tra chỉ kiểm tra được những kiến thức mà học sinh ghi nhớ được ở SGK , chưa kiểm tra được quá trình vận dụng , kĩ năng của học sinh. Từ thực trạng trên , để kiểm tra đánh giá đạt kết quả tốt hơn để đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay , tạo sự công bằng trong quả trình đánh giá học sinh tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : Đổi mới cách kiểm tra đánh giá môn Công Nghệ 7 . B . PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
  2. I. Các giải pháp thực hiện : 1 . Các yêu cầu đối với kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh : Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có hiệu quả thì việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo phản ánh được mục tiêu giảng dạy, tính toàn diện và hệ thống, tính khách quan chính xác. Căn cứ vào mục tiêu của bài, chương, phần. Để đề ra các câu hỏi cho phù hợp với ba mức độ: biết, hiểu và vận dụng. Kết quả đánh giá phải tạo điều kiện phân loại đối tượng học sinh: Giỏi, Khá, TB, Yếu, Kém. Mặt khác trong việc kiểm tra đánh giá phải xem xét cả quá trình học tập để phát hiện và đánh giá được động lực phát triển, sự tiến bộ của học sinh đồng thời công nhận, trân trọng và tạo mọi điều kiện để những nhân tố tích cực có cơ hội phát triển. Việc kiểm tra đánh giá phải được công khai, kết quả phải được công bố kịp thời để học sinh tự đánh giá mình trong quá trình học tập. Để từ đó học sinh hiểu được và quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập. Muốn vậy người dạy phải có những phương pháp đánh giá thích hợp, cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá cho phù hợp với từng nội dung học tập, để học sinh bộc lộ các năng lực của bản thân. 2. Những căn cứ để kiểm tra đánh giá: Để việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả cần phải dựa vào những căn cứ sau: - Nội dung kiểm tra phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể của từng phần, từng chương, từng bài. Trong đó phải đề cập đến kiểm tra kiến thức, kỉ năng, thái độ. - Căn cứ vào những yếu tố đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Ngoài ra dựa vào trình độ của học sinh để lựa chọn nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra cho phù hợp. - Mặt khác để khuyến khích đối tượng học sinh khá, giỏi phát huy được năng lực của bản thân thì trong nội dung kiểm tra phải tăng cường đánh giá việc giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong nội dung học tập và khả năng sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề, giải thích, xử lý thông tin. - Căn cứ vào hình thức kiểm tra, đánh giá phải được xử dụng đa dạng. Ngoài việc kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết thì có thể dùng nhiều hình thức kiểm tra khác cho phù hợp với đặc trưng của môn công nghệ 7 như kiểm tra thực hành, kiểm tra kỉ năng vận dụng qua các hình thức trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên các câu hỏi kiểm tra nên kết hợp giữ tự luận và trắc nghiệm,
  3. nên giảm bớt kiểm tra ghi nhớ tái hiện kiến thức, cần tăng câu hỏi vận dụng kiến thức. 3. Các hình thức kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra sơ bộ: Mục đích của loại kiểm tra này thường áp dụng cho các môn học có liên quan và được xây dựng dựa trên nội dung của các môn học khác mà học sinh đã biết để từ đó xác định trình độ, kiến thức, kỉ năng của học sinh trước khi học môn này. Hình thức kiểm tra này có thể áp dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan. - Kiểm tra thường xuyên: Mục đích của kiểm tra này nhầm xác định mức độ hình thành nhận biết về kiến thức kỉ năng học tập của học sinh giúp học sinh có thói quen làm việc và ý thức học tập thường xuyên. Hình thức này được sử dụng kiểm tra trong suốt quá trình học tập của học sinh. Phương pháp này thường sửd ụng hỏi đáp, viết ở đầu mỗi tiết học, trong quá trình học tập hoặc sau tiết học. - Kiểm tra định kỳ: Mục đích của kiểm tra này nhầm xác định mức độ chính xác kết quả kiểm tra thường xuyên và đánh giá kết quả dạy và học của thày và trò. Hình thức kiểm tra này được sử dụng trong quá trình giảng dạy nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết thúc một chương, một phần hay một học kỳ. Số lần kiểm tra ở phương pháp này sẽ được quy định trong phân phối chương trình của môn học. 4. Các phương pháp kiểm tra đánh giá : - Kiểm tra lý thuyết : Hiện nay phổ biến là kiểm tra vấn đáp và kiểm viết ( Như kiểm tra 15 phút, 1 tiết , học kỳ ) . Trong kiểm tra viết thường kết hợp các câu hỏi trắc nghiẹm với câu hỏi tự luận. Bản chất của kiểm tra trắc nghịêm khách quan là giao cho học sinh những câu hỏi trắc nghiệmkhách quan trong bài kiểm tra đã được in sẵn,học làm ngay vào bài kiểm tra đó.Các dạng câu hỏi thường dùng là : + Câu hỏi nhiều lựa chọn. + Câu hỏi đúng sai. + Câu hỏi điền khuyết. + Câuhỏi ghép tương ứng Cách kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan có ưu điểm :Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều học sinh với nhiều nội dung khác nhau, việc chấm bài chính xác, khách quan.
  4. - Kiểm tra thực hành: Kiểm tra đánh giá bằng phương pháp quan sát, việc đánh giá kết quả thực hànhcủa học sinh là một quá trìnhmang tính hệ thống , nghĩa là phải đánh giá cả phần kiến thức, kỹ năng thao tác, thái độ của học sinh và cuối cùng là sản phẩm. Vì vậy giáo viên phải ghi lại kết quả từng giai đoạn, qui trình thực hành . Vì nội dung thực hành ở môn công nghệ 7 mang tính chất rèn luyện kỹ năng là chính. Ví dụ : Ở phần chăn nuôi: có các bài thực hành là “ Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt “ . Sản phẩm của bài thực hành này phải đảm bảo được trạng thái, màu sắc, mùi Để đảm bảo được các yêu cầu trên thì trong quá trình thực hành học sinh phải thực hiện đúng các bước, thao tác phải đúng kỹ thuật Hay bài “ Chế biến thức ăn giàu glu xit bằng men”. Để sản phẩm đạt chất lượng tốt thì trong quá trình thực hành học sinh phải cân đo đúng, đủ tỉ lệ, gữi sản phẩm trong thời gian quy định phải cẩn thận, đúng qui trình kỹ thuật. 5. Tỉ lệ các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm trong bài kiểm tra: - Tùy từng loại bài kiểm tra mà có thể xếp tỉ lệ cho phù hợp. Cụ thể : + Đối với bài kiểm tra 15 phút: 1 câu tự luận ( 5 điểm) và 2 đến 3 cẩu trắc nghiệm ( 5 điểm). Tỉ lệ 50/50. + Đối với bài kiểm tra 45 phút: 2 câu tự luận ( 4 điểm ); 1 câu điền khuyết( 2 điểm) ; 2 câu đúng, sai ( từ 1 đến 2 điểm); 1 câu ghép đôi ( 2 điểm). Tỉ lệ 40/60. - Nhưng năm học 2008-2009 theo quy định của sở GD vàchuyên môn của trường thì tỉ lệ trắc nghiệm trong bài kiểm rất ít so với tự luận. Do đó chúng ta có thể biên soạn đề theo tỉ lệ 80/20 ( 8điểm tự luận,2 điểm trắc nghiệm). II Biện pháp thực hiện. 1. Quy trình làm đề kiểm tra: - Xác định mục tiêu, yêu cầu của đề kiểm tra: Đây là phương tiện để xác định mức độ đạt được hệ thống mục tiêu môn học, để đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh đã học xong một chương, một phần hây một học kỳ. - Xác định số điểm cho từng mạch kiến thức, được căn cứ vào số tiết quy định trong phân phối chương trình, mức độ quan trọng của từng kiến thức.
  5. - Xác định điểm cho phù hợp từng hình thức câu hỏi, theo tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. - Xây dựng đáp án và biểu điểm chấm, phân phối điểm cho từng phần theo mức độ quan trọng và thời gian làm bài. 2. Một số đề kiểm tra minh họa: * Đề kiểm tra 15 phút (thực hiện năm học 2007 – 2008): Câu 1: Rừng có vai trò gì trong đời sống và xã hội? Rừng bị khai phá có ảnh hưởng gì? nhiệm vụ trồng rừng hiện nay ở nước ta. (5 điểm) Câu 2: Khoanh vào chữ cái đầu câu những câu em cho là đúng: a. Vai trò của chăn nuôi (1 điểm). A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người. B. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu. C. Có vai trò phát triển trong kinh tế gia đình. D. Cả ba câu A, B, C đều đúng. b. Đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi (1 điểm): A. Không đồng đều, theo giai đoạn, theo chu kỳ. B. Xương ống chân của bê dài thêm 5 cm. C. Gà trống biết gáy. D. Cả ba câu A, B, C đều đúng. Câu 3: Chọn từ (cụm từ) thích hợp điền vào chổ trống (3 điểm): Giống vật nuôi là sản phẩm do người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm . giống nhau, có và như nhau, có tính duy truyền ổn định. * Đề kiểm tra một tiết : Câu 1: Hãy nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp (2 điểm) Câu 2: Hãy nêu ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng thuốc hóa học (2,5 điểm). Câu 3: Nêu một số biện pháp bảo quản giống cây trồng (1,5 điểm). Câu 4: Khoanh tròn chữ cái đầu câu những câu em cho là đúng: a. Phân hóa học gồm: A. Phân đạm, than bùn, khô dầu. B. Phân đạm, phân lân, phân Kali. C. Phân đạm, phân lân, phân xanh. D. Cả ba câu A, B, C đều đúng. b. Đất kềm có độ PH: